Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tự làm bún tại nhà, vừa đơn giản lại an toàn vệ sinh thực phẩm

Bún mua ở chợ thường có nhiều hoá chất độc hại, hôm nay Bếp ĐKN sẽ hướng dẫn bạn cách làm bún tại nhà vừa đơn giản lại vừa ngon và an toàn, ai cũng có thể làm được.

Nguyên liệu:

– Bột gạo: 200 gr

– Bột năng: 35 gr

– Bột bắp: 15 gr

– Dầu ăn: 2 muỗng cà phê

Cách làm

Bước 1: Hòa tan 200gr bột gạo với 225ml nước, khuấy đều, bảo quản trong ngăn mát khoảng 1 ngày cho bột nở. Sau đó lấy bột ra, khuấy bột lại lần nữa, đổ vào chảo không dính, bật mức lửa trung bình, vừa đun vừa quấy đều tay. Khi bột hơi sệt, đảo cảm thấy nặng tay thì tắt bếp.

Bước 2: Cho 35gr bột năng và 15gr bột bắp vào, dùng phới trộn đều, ta được hỗn hợp bột dẻo mịn.

Bước 3: Thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, nhồi bằng tay cho bột có độ dẻo. Nếu dùng khuôn ép thì chia bột thành các phần vừa với thể tích khuôn. Nếu không có khuôn ép cho bột vào túi bóp kem có gắn đui tròn (cỡ đui tùy thuộc vào ý muốn độ to nhỏ của sợi bún). Phần bột chưa dùng đến phải bọc lại để tránh bị khô.

Bước 4: Đun nồi nước sôi, hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn. Đưa khuôn gần miệng nồi, ép lại để bột có dạng sợi dài, rơi xuống nồi. Nếu dùng túi bóp kem thì bóp liên tục để bột không bị đứt.

Bước 5: Sợi bún khi chín sẽ nổi lên, dùng rây vớt bún ra. Lần lượt làm như vậy đến khi hết số bột.

Bước 6: Sợi bún ăn ngon, có độ mềm, dẻo dai, màu trắng muốt như bún bán ở ngoài hàng, không có mầu trắng trong giống sợi bánh canh. Để vài tiếng, bún khô ráo hoàn toàn càng có độ trắng và dẻo ngon hơn nữa, chất lượng lại hoàn toàn đảm bảo.

Khảo sát tên gọi Văn Lang trên cơ sở ngữ âm lịch sử

1. Giới thiệu chung Đại Việt Sử Lược hay Việt Sử Lược, một cuốn sử thời Trần chưa rõ tác giả có đoạn viết: “Đến đời Trang Vương nhà Chu, ở...

Người Việt ăn bằng đũa tự bao giờ?

Tục ăn bằng đũa của người Việt có từ bao giờ? Việt Nam không phải quốc gia duy nhất trên thế giới có văn hóa dùng đũa. Các nước châu...

Không có “Chiếu cần vương” nào cả!

Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 7/25 – Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai

Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một...

Nguồn gốc của món Bò Bía

Hồi nhỏ, nghe người ta rao món bò bía, tui thèm chảy nước miếng. Ngày đó khoái ăn thịt bò nhưng thịt bò mắc mỏ lại nghe rao bò bía...

Món ăn dĩ vãng

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Nghiên cứu khoa học về Cội nguồn Văn minh Trung Quốc

Tóm tắt: Dự án nghiên cứu này dựa trên cách nhìn hoàn toàn mới về tiền sử châu thổ Hoàng Hà với những nhân tố chứng tỏ rằng: văn minh...

Những hình ảnh quý giá về Chợ Lớn năm 1950

Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình....

Âm gian cai quản nhân gian, làm việc gì cũng nên thận trọng

Mọi việc chúng ta làm đều có trời đất chứng giám. Cho dù bạn không thấy được hậu quả của những việc mình làm, thì vẫn có Thần đang giám...

Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua khảo cổ, qua hệ thống đền thờ ở Trung Quốc… Trong bài này xin được...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Exit mobile version