Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Áo dài cổ thuyền ra đời năm 1958 đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà.

Ao dai Viet Nam thay doi the nao trong hon 100 nam qua?

Triển lãm nằm trong khuôn khổ hội thảo khoa học “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, gia trị và bản sắc”. Khoảng năm 1645, do khổ vải dệt chỉ từ 35-40 cm, thân áo trước là 2 tà tách riêng, hai thân áo sau được khâu ghép lại thành một đường dài gọi là sống áo, nên gọi là áo tứ thân.

Ao dai Viet Nam thay doi the nao trong hon 100 nam qua?-Hinh-2

Áo dài 5 thân gồm 2 khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước, có một thân phụ nằm phía dưới về phía bên phải. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, còn thân áo thứ 5 tượng trưng cho người mặc. Áo luôn có 5 cúc (khuy) thể hiện đạo lý làm người nhân – lễ – nghĩa – trí – tín. Có 2 loại áo năm thân tay hẹp và áo năm thân tay rộng.

Ở miền Bắc, từ thập kỷ 1910-1920, phụ nữ thích may áo dài năm thân thêm một cái khuyết phụ khoảng 3 cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ duyên hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ, bên trong cổ áo.

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Năm 1937, để việc đổi mới y phục tân thời có kết quả tốt đẹp, ông Cát Tường mở hiệu may LEMUR, quảng cáo trên báo Ngày nay. Tên tuổi ông Nguyễn Cát Tường được vinh danh trên cuốn Đại từ điển các danh nhân thế giới của Nhật Bản.

Áo dài cổ cao từ 1950. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chit eo, ôm sát vào người. Thân áo sau, rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông. Cổ áo rất cao, trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài đến mắt cá chân.

Kiểu áo cổ cao từ năm 1950 tôn lên rất nhiều vẻ đẹp hình thể và vóc dáng người mặc.

Áo dài cổ thuyền từ năm 1958. Kiểu áo độc đáo này do đạo diễn Thái Thúc Nha vẽ, đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà và vẫn phổ biến đến ngày nay

Áo dài tay Raglan từ năm 1958. Từ 1957, áo dài thời trang rất thịnh hành, đó cũng là thời điểm ông Đỗ Thành – tự Dung (1918-1970) áp dụng lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài để vai áo bớt nhăn. Ý tưởng sáng tạo này đã cho ra đời chiếc áo dài tay Raglan đầu tiên.

Vào cuối thập niên 1960, do ảnh hưởng trào lưu ăn hóa thời trang Hippies bắt nguồn từ Mỹ thể hiện cho triết lý sống “Live fast, die Young – Sống hết mình”, Áo dài Hippies (mini) xuất hiện. Ngay lập tức, nó trở thành mốt thời thượng với chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc sặc sỡ của các họa tiết cỏ cây hoa lá…

Áo dài vẽ từ năm 1989. Là họa sĩ giảng viên mỹ thuật, thiết kế thời trang, Sĩ Hoàng đã đưa ngôn ngữ hội họa vào trong áo dài truyền thống. Nó mở đầu cho trào lưu áo dài được vẽ bằng tay trên vải với những trang trí hình hoa lá, lập thể, hoa văn cổ…

Việc thiện từ tâm

Có lẽ Sài Gòn là nơi việc làm từ thiện phổ biến và đa dạng nhất. Ngay từ cuối những năm 1980, trong khi đang phải gồng mình vượt qua...

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính...

Xe đò xưa ở Sài Gòn và Miền Nam

Tại sao gọi là xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Không yêu nhau mới loạn

Đại ý của bài rút lại một câu là: loạn mà sinh ra là chỉ do cái lòng không yêu nhau hết cả. Cầu lợi cho mình tức là muốn...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Xa quê nhớ nước mắm

Một cô ký giả Mỹ chuyên viết về ẩm thực so  sánh nước mắm Thái Lan và nước mắm Việt Nam thế này: Cả hai đều làm từ cá cơm...

Chuyện mèo, chuyện chó

Mèo đen, mèo trắng Ở khu Tây Đơn, thuộc thành phố Bắc Kinh, có một nhà hàng do Trần Nghị và Chu Đức đề nghị Chu  n Lai sáng lập...

Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt: Nhìn lại một nỗi đau

Sau 1975 tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt bị phá. Các đầu máy bán lại cho Thụy Sĩ rẻ như phế liệu và đau đớn thay....

So sánh nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến với thơ Tú Xương

Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Tú Xương Mỗi một nhà thơ nói chung, nhà thơ trào phúng nói riêng cần phải tạo cho mình một...

Tính cách thực sự qua cách nắm tay

Ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố thể hiện đặc điểm tính cách rõ ràng nhất. Và hãy xem, tính cách thực sự của bạn là gì...

Exit mobile version