Mèo đen, mèo trắng

Ở khu Tây Đơn, thuộc thành phố Bắc Kinh, có một nhà hàng do Trần Nghị và Chu Đức đề nghị Chu  n Lai sáng lập vào năm 1959. Chu Tổng lý (Thủ tướng) tự mình đặt tên là “Tứ Xuyên phạn điếm” và nhờ Quách Mạt Nhược là người văn hay chữ tốt viết chữ đề biển. Lúc bấy giờ, Tứ Xuyên phạn điểm là nhà hàng lớn nhất Bắc Kinh. Tại Tống sảnh của nhà hàng có treo một bức tranh “Mèo đen mèo trắng” (Hắc miêu bạch miêu). Đặng Tiểu Bình có lần đến đây dùng bữa và nhìn thấy bức tranh nên đã “tức cảnh sinh luận” mà nói về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Nhà riêng của Đặng Tiểu Bình cũng có treo một bức tranh “Hai con mèo” (Song miêu đồ). Một con lông trắng như tuyết, mịn như nhung, con kia lông đen nhánh. Phía trên bức tranh có hai dòng chữ cứng cỏi, bay bướm, mà hàng thứ nhất là “Bất quản hắc miêu bạch miêu, hội tróc lão thử tuu thi hão miêu”不管黑貓白貓,會捉老鼠就是好貓, nghĩa là “Không kể mèo đen, mèo trắng, có thể bắt chuột thì là mèo giỏi. Tác giả của bức tranh là danh họa Trần Liên Đào, được ca ngợi là Giang Nam miêu vương (Vua vẽ tranh mèo vùng Giang Nam). Số là năm 1984, khi Đặng Tiểu Bình đang ở Thượng Hải, được biết Giang Nam miêu vương vẫn còn mạnh khỏe, bèn cho người đem thư đến ngỏ ý với danh họa họ Trần. Trần Liên Đào tập trung tinh lực và tài năng vẽ nên bức “Song miêu đổ” rồi nhờ người đem đến tặng Đặng Tiểu Bình. Bức tranh này vẫn được treo tại ngôi nhà cũ của họ Đặng tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên.

Mùa xuân năm 1992, Đặng Tiểu Bình lúc đó 88 tuổi, đi Nam tuần (thị sát phương Nam), đến thăm Vũ Xương, Thâm Quyến và Chu Hải. Cũng trong năm đó, câu “Bất quản hắc miêu bạch miêu, tróc đáo lão thử tựu thị hảo miêu Á 貓白貓,捉到老鼠就是好貓 bắt đầu được phổ biến trong dân chúng. Thực ra, thuyết mèo đen mèo trắng đã có từ thập kỷ 1960. Năm 1962, nông thôn Trung Quốc trải qua thiên tai, mất mùa và đói kém. Ngày 2 tháng 7 năm này, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị tìm biện pháp thích hợp để khắc phục. Chính tại hội nghị này, Đặng Tiểu Bình đã nói: “Bất quản hoàng miêu hắc miêu, chỉ yêu tróc trú lão thù tuu thi hão miêu”不管黄貓黑貓,只 要捉住老鼠就是好貓, nghĩa là “Không kể mèo vàng mèo đen, chỉ cần bắt được chuột thì là mèo giỏi. Ý nói không cần kể đến tính chất (Đảng, giai cấp, v.v..) của biện pháp như thế nào, miễn nó thích hợp và hữu hiệu là được, Trần Vân và một vài người khác tỏ ý tán thành nhưng tất nhiên là ý kiến này bị bài bác và vì đây chỉ là một cuộc họp mang tính nội bộ nên lời nói của Đặng Tiểu Bình đã không được phổ biến ra ngoài. Nhưng đến ngày 7-7-1962, tại một cuộc họp của Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đặng Tiểu Bình lại có dịp nhắc đến quan điểm và câu nói trên đây và đây là lần đầu tiên câu này được đưa ra công khai. Quan điểm này đã bị Mao Trạch Đông phê phán mạnh mẽ, đại ý là không phân biệt mèo vàng, mèo đen là không phân biệt chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa Mác – Lê. Trong Cách mạng văn hóa vô sản (1966 – 1976), thuyết “mèo vàng mèo đen” cũng bị phê phán dữ dội còn Đặng Tiểu Bình thì – vì cả những nguyên nhân khác – đã phải đi cải tạo ba lần. Cho đến đầu thập kỷ 1980, khi được Bạc Nhất Ba hỏi suy nghĩ của mình về thuyết này thì họ Đặng trả lời là chẳng những không rút lại lời nói trước đây mà còn khẳng định thêm đó là lời ông ta nói cho cả giai đoạn hiện tại nữa. Bây giờ thì thuyết “mèo vàng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình đã “phủ sóng” khắp Trung Hoa đại lục.

Câu của Đặng Tiểu Bình sau đó đã bị nói sai một chữ chỉ màu sắc mà thành “Bất quản hắc miêu bạch miêu, tróc đáo lão thù tuu thi hão miêu”不管黑貓白貓,捉到老鼠就是好貓, nghĩa là “Không kể mèo đen, mèo trắng, bắt được chuột thì là mèo giỏi.” Thực ra thì chỉ là sự thay đổi ngôn từ từ “mèo vàng, mèo đen” thành “mèo đen, mèo trắng” mà thôi.

Cái câu trên đây, chính Đặng Tiểu Bình đã nghe một người đồng hương và chiến hữu là Lưu Bá Thừa nói nhiều lần và đó là một câu ngạn ngữ vùng Tứ Xuyên, quê hương của chính ông. Nhưng, xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương mình – mà ở những vùng nông thôn khác thì cũng thế! -, dân Tứ Xuyên chỉ dùng danh từ miêu (mèo) trong câu ngạn ngữ theo nghĩa đen mà thôi. Ở đây, mèo của họ là mèo thật, đúng với tên khoa học là Felis silvestris catus, Cũng chính dân gian Tứ Xuyên đã giảng câu này một cách rất đơn giản. Họ nuôi mèo để trừ chuột, kẻ thù 1 nguy hiểm và đông đúc của mùa màng. Họ lập luận rất đơn giản. Tứ Xuyên ruộng đất nhiều, lương thực nhiều; chuột nhiều, mèo cũng nhiều. Nhà nông nuôi mèo là để diệt chuột, bảo vệ mùa màng; cho nên mèo vàng cũng tốt, mèo đen cũng tốt, chỉ cần bắt được chuột thì là mèo giỏi.

Đặng Tiểu Bình thì nhảy từ nghĩa đen sang nghĩa bóng, ngụ ý rằng chẳng cần phân biệt tư bản hay cộng sản, miễn là thích hợp và hữu hiệu thì đều được. Đặng Tiểu Bình có lẽ không chỉ nói như thế cho riêng những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, v.v.., của Trung Quốc thôi đâu. Ông ta còn muốn nhòm ra ngoài biên giới của Trung Quốc nữa. Cho nên, đối với ta thì, bất kể đen hay trắng, hễ đối thủ/đối tác là “mèo” thì ta phải luôn luôn cảnh giác.

Mèo đàng, chó điếm

Trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm (Nxb. Văn nghệ, 2009), phủ nhận cách hiểu quen thuộc và phổ biến về thành ngữ “Mèo đàng, chó điếm”, tác giả Lê Gia cho biết cách hiểu của ông như sau:

“Chó mèo: Chỉ kẻ hèn hạ. Đàng điểm: Lầm lỗi đáng trách phạt, đáng sỉ nhục. Chữ đàn là lỗi lầm đáng trách (đàn hặc hạch hỏi điều lầm lỗi), chữ điểm là lỗi lầm, sỉ nhục, vết xấu trên hòn ngọc (làm điểm: làm điều lầm lỗi sỉ nhục). Mèo đàng chó điểm: Bọn hèn hạ làm điều lầm lỗi đáng xấu hổ đáng trách phạt”

Như chúng tôi đã nói trên Đương thời số 20 (7-2010) &21 (8-2010), tác giả Lê Gia chỉ làm theo cảm thức và cảm hứng riêng chứ hoàn toàn không có phương pháp gì khi biện luận, ở đây cũng thế, ông hoàn toàn không cần đến phương pháp. Cái lỗi sơ đẳng nhất của ông mà người bình thường không chuyên môn cũng có thể thấy được một cách hoàn toàn dễ dàng là ông đã đánh đồng chữ “đàn” trong “đàn hặc” với chữ “đàng” trong “đàng điểm”, một đằng có phụ âm cuối N [n] (không “g” cuối), một đằng có phụ âm cuối NG [n] (có “g” cuối). Vậy, với người có một chút xíu kiến thức về ngữ học thì chữ “đàn” của ông Lê Gia là một chữ phải bị loại ngay từ đầu. Còn chữ “điểm” của ông thì sao? Cũng không ổn tí ti nào. Ông giảng rằng “làm điểm” là “làm điều lầm lỗi sỉ nhục”. Thưa ông, không phải như thế vì “làm điều lầm lỗi sỉ nhục” là một khái niệm có ngoại diễn rất rộng. Gây ra vụ Vinashin cũng là “làm điều lầm lỗi sỉ nhục”; nhưng nó còn tồi tệ hơn việc “làm điểm” gấp triệu lần vì “làm điểm, suy đến cùng, chỉ là bán trốn nuôi miệng, nói toạc ra là làm đĩ, nói theo ngôn ngữ văn minh hiện đại là mại dâm. Chứ còn Vinashin thì… Vậy lời giảng của ông Lê Gia về chữ “đàng” và chữ “điểm” ở đây đều không dùng được. Do đó chúng tôi phải mạn phép loại nó ra khỏi bộ nhớ về chữ nghĩa để tải xuống lời giảng thực sự chính xác.

nb 13id

Đàng” là gì? Thưa rằng đàng là đường, như trong đường cái, đường hẻm, đường sá, đường đi nước bước, v.v… Nhưng đàng là một âm xưa hơn, như có thể thấy ghi nhận trong Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt – Bồ – La) của A. de Rhodes (Roma, 1651) và trong Dictionarium Anamitico Latinum của Pigneaux de Béhaine (1772 – 1773), cũng như trong một số từ điển khác. Ta có bài hát Lên đàng. Lên đàng chính là “Lên đường. Mèo đàng là “mèo đường”. Đây là một danh ngữ tương ứng với street cat trong tiếng Anh, chat des rues trong tiếng Pháp và nhai miêu 街貓 trong tiếng Hán, Mèo đàng là mèo vô chủ hoặc tuy có chủ nhưng đã bỏ nhà chủ mà đi lang thang ngoài đường để kiếm cái ăn. Ta có câu ca dao:

Mèo đàng lại gặp chó hoang;

Anh đi ăn trộm gặp nàng xoi khoai.

(Xoi, chứ không phải “xơi” hay “xới”)

Còn “điểm” là gì? Thì đây, trong Đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Paulus Của đã giảng cho ta rằng điểm là quán, tiệm. Còn trong Dictionnaire annamite-français thì JEM. Génibrel đã đối dịch là “auberge” (quán trọ, quán ăn), “taverne” (quán cà-phê, quán rượu). Quán, tiệm, nhất là tiệm ăn, là những nơi thường có thể tìm thấy thức ăn dự thừa hoặc rơi vãi, ít nhất cũng là những nơi mà với cái khứu giác rất thính của nó, chó đói có thể đánh hơi được mùi thức ăn mà lân la đến rồi quanh quẩn ở đấy mà chờ chực. Đó là những con chó điếm. Phần lớn chúng là những con chó hoang, quanh quẩn ở hàng, quán để kiếm ăn. Nhưng cũng có những con chó của những nhà lân cận, vì không được chủ nhà cho ăn đầy đủ, nên cũng đến để “bổ sung” cho hàng ngũ chó điếm. Ai đã từng đi ăn ở hàng, quán bình dân mà chẳng biết đến cái cảnh những con chó la cà, chui lủi dưới chân mình để tìm miếng thức ăn rơi hay mẩu xương do khách hàng vứt xuống. Trừ những tay nhậu quá say xỉn, chứ những thực khách bình thường, tỉnh táo còn phải lo cả chuyện chó tranh ăn với nhau mà “phập” vào chân mình nữa ấy chứ. Đấy, chó điếm là như thế, chứ không phải là chó gian xảo, quỷ quyệt, mách qué, v.v.., như có thể có người sẽ giải thích vì không tìm hiểu cho chính xác nguồn gốc của hiện tượng

Vậy mèo đàng, chó điếm là một thành ngữ có nghĩa đen là mèo hoang, chó lang và nghĩa bóng thông dụng là “tiếng mắng đứa hay ở đàng, ở quán, không lo việc làm ăn”, như Huỳnh-Tịnh Paulus Của đã giảng trong Đại Nam quốc âm tự vị một cách hoàn toàn xác đáng.

Đương thời số 26 – 27 (50-51) – 2011