Chính vì không được nhắc nhiều trên các tác phẩm văn học nên tên tuổi của đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc này mới trở nên mờ nhạt trong suy nghĩ của độc giả.
Đông Hán vào những năm cuối bị chia làm ba nước, Tam Quốc là một giai đoạn lịch sử nằm giữa nhà Hán và nhà Tấn, kéo dài tới 60 năm. Trong tình thế chân vạc, mỗi một quốc gia đều có thể nói là nhân tài lớp lớp xuất hiện.
So sánh văn thần, võ tướng của thời kỳ Tam Quốc với nhau là một đề tài thú vị. Qua các tác phẩm văn học, phim ảnh hay tài liệu ghi chép lại, những nhân vật xuất sắc mà chúng ta biết rõ không hề ít, ví dụ như Lã Bố, Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Điển Vi, Mã Siêu…
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một người mà theo chính sử, có năng lực vượt xa những người như Lã Bố, Quan Vũ. Người ấy chính là Nhạc Tiến.
Nhạc Tiến sinh ra tại quận Dương Bình, huyện Vệ Quốc, là một đại tướng dưới trướng Tào Tháo, có vẻ ngoài thấp bé.
Trong tiểu thuyết, mô tả về Nhạc Tiến không tới trăm chữ, thế nhưng trong lịch sử, Nhạc Tiến đi theo Tào Tháo đánh Nam dẹp Bắc, chiến tích của ông vô cùng đáng kể.
Trong “Tam quốc chí” có mô tả về chiến tích của Nhạc Tiến như sau: “theo đánh Trương Tú ở An Chúng”, “vây Lã Bố ở Hạ Bì”, “tấn công và hạ gục được Lưu Bị ở Tiểu Bái”, “theo đánh Viên Thiệu ở Quan Độ”, “tấn công và đánh thắng quân Khăn Vàng”, “theo đánh Viên Đàm ở Nam Bì, vào được thành sớm nhất”…
Hình ảnh nhân vật Nhạc Tiến trên phim.
Từ những ghi chép này có thể thấy, bất kể nhìn từ chiến dịch nào, gần như đều không thua trận. Lã Bố, Lưu Bị, Viên Thiệu đều nằm trong số những người thua trận trước Nhạc Tiến.
Nhạc Tiến giống như những người bình thường khác, ông không có xuất thân hiển hách, công trạng của ông đều có được nhờ chiến đấu thực tế, có thể nói là thần tượng của rất nhiều binh sĩ cấp thấp.
Nhạc Tiến là một người có kinh nghiệm chinh chiến phong phú và tư duy quân sự. Nếu phải kể tới chiến thần bất bại duy nhất trong Tam Quốc, vậy thì Lã Bố, Triệu Vân đều phải đứng sang một bên.
Chắc hẳn các bạn biết tới Ngũ tử lương tướng thời Tam Quốc. Nhạc Tiến cũng là một trong số đó, hơn nữa còn đứng đầu năm người. Liên quan đến việc này, trong “Tam quốc chí” có ghi chép như sau: “Thái tổ (Tào Tháo) lập nên chiến công này, là nhờ có những lương tướng, đứng đầu là năm người”, có thể thấy, trong số năm lương tướng được Tào Tháo khen thưởng khi ấy, xếp hạng của Nhạc Tiến trong quân đội đứng trước những người như Trương Liêu, Từ Hoảng.
Danh tiếng của Nhạc Tiến kém xa Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân. Thật ra sự anh hũng của nhóm Lã Bố phần lớn được “Tam quốc diễn nghĩa” thổi phồng, suy cho cùng chỉ là tiểu thuyết, sẽ có chênh lệch nhất định với chính sử.
Ngũ Hổ tướng dưới trướng Lưu Bị được nhiều người biết đến thông qua tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Trải qua những biến động của lịch sử, câu chuyện truyền từ người này sang người khác cho tới ngày nay, thậm chí Nhạc Tiến đã bị đẩy xuống hàng chiến tướng hạng hai, hạng ba. Đây quả là một điều đáng buồn. Sự mờ nhạt của Nhạc Tiến có lẽ không khỏi liên quan tới tướng mạo, dáng người và xuất thân của Nhạc Tiến.
Về tướng mạo của Nhạc Tiến, trong ghi chép chỉ có bốn chữ đơn giản: Vẻ ngoài thấp bé. Không khó để tưởng tượng, tướng mạo của Nhạc Tiến không hề xuất chúng.
Theo cách nói của ngày nay, thật ra là người lùn nghèo xấu. Suy cho cùng xuất thân của Nhạc Tiến cũng rất tầm thường, mà thời đó, để câu chuyện càng có sức hấp dẫn, đa số những người làm nghề kể chuyện đều sẽ không lựa chọn Nhạc Tiến.
Có lẽ hình tượng của Nhạc Tiến cũng không lọt vào mắt La Quán Trung, vậy nên chiến công của ông chỉ được nhắc đến sơ lược.
Cũng từ việc này, chúng ta có thể một lần nữa nhấn mạnh quan điểm, dù đứng trước bất cứ sự việc nào cũng đều cần mọi người giữ thái độ trung lập. Tiểu thuyết và chính sử hoàn toàn không thể nhập làm một để nói. Hiểu rõ lịch sử chính thống, không tuỳ tiện phán xét mỗi một nhân vật lịch sử mới là sự tôn trọng đối với mỗi một nhân vật lịch sử.