Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm Pa có tên gọi là Simhapura cách đây 1000 năm.

Lưu bản nháp tự động

Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Trà Kiệu là một cổ vật đặc sắc của vương quốc Chăm Pa cổ, được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Đài thờ này có niên đại từ thế kỷ 7-8, được làm từ đá sa thạch, chiều cao 128 cm; dài 190 cm; rộng 190cm. Các bộ phận của hiện vật được thu thập từ làng Trà Kiệu (Quảng Nam) vào các năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong tình trạng rời rạc và được ghép lại sau này.

Lưu bản nháp tự động

Kết cấu đài thờ Trà Kiệu có ba phần. Phần thứ nhất là bệ hình vuông (kích thước 190cm x 190cm x 52cm) có chạm khắc chi tiết trên bốn mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ cho chiếc linga phía trên.

Lưu bản nháp tự động

Phần thứ hai là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên, ở giữa có ô rỗng hình vuông. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, có thể là bệ hứng nước hoặc yoni, mặt dưới chạm cánh sen, ở giữa có ô rỗng hình bát giác.

Lưu bản nháp tự động

Phần thứ ba là chiếc linga cao 127cm, phần dưới cùng hình vuông cao 42 cm, phần giữa hình bát giác cao 42 cm và phần trên cùng hình tròn cao 43cm, đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.

Lưu bản nháp tự động

Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo.

Lưu bản nháp tự động

Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.

Lưu bản nháp tự động

Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần…

Lưu bản nháp tự động

Đã có nhiều ý kiến xoay quanh ý nghĩa của các mảng trang trí ở bốn mặt bệ đài thờ. Năm 1930, nhà nghiên cứu Jean Przyluski cho rằng những trang trí này minh họa cho truyền thuyết về việc thành lập nước Phù Nam.

Lưu bản nháp tự động

Một năm sau đó, nhà nghiên cứu George Coedes đã bác bỏ giả thuyết này và cho rằng các cảnh của đài thờ thể hiện những giai đoạn khác nhau của cuộc đời thần Krishna như được kể trong tác phẩm Bhagavata Puruna.

Lưu bản nháp tự động

Đến năm năm 1983, nhà nghiên cứu lại đưa ra cách đọc các chạm khắc trên đài thờ theo một câu chuyện kể về Rama và Sita trong trường ca Ramayana…

Lưu bản nháp tự động

Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm Pa có tên gọi là Simhapura cách đây 1.000 năm (ngày nay thường được gọi là thành cổ Trà Kiệu).

Lưu bản nháp tự động

Các chạm khắc hình người trên đài thờ tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chăm Pa đặc trưng – phong cách Trà Kiệu, với bốn mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Lưu bản nháp tự động

Đặc biệt, các chi tiết nghệ thuật trên búi tóc, trang sức, y phục và dáng điệu của các vũ nữ trên đài thờ Trà Kiệu đạt tính chất điển hình để khái quát, khi nghiên cứu so sánh các phong cách nghệ thuật Chăm Pa và các nước Đông Nam Á…