Người Zhuang (tiếng Zhuang ouчcueŋь/Bouxcuengh phát âm là bou shung, Hán ngữ giản thể 壮族 phồn thể 壯族, phiên âm Zhuàngzú) là một tộc sống phần lớn ở vùng Tự Trị ở Quảng Tây miền Nam Trung Hoa. Một số sống ở Vân Nam, Quảng Đông và HồNam. Dân số hơn 18 triệu người, đứng hàng thứ nhì sau tộc Hán ở Trung Quốc. Đây là sắc tộc lớn nhất ở Trung Quốc (1).

Các học giả Trung Quốc phân định rõ người Tráng Zhuang là người minzu hiện nay, nhưng thích dùng từ xianzu [ancestors] chỉ tổ tiên của Tráng Zhuang.  Đa số xưa và nay đồng thuận cho rằng tổ tiên của ngươi Tráng Zhuang là Bách Việt.

Khác với người Trung Hoa cổ và các học giả theo tài liệu cổ cho rằng Bách Việt là những kẻ man di, các khảo cổ học và các chứng cứ về sử thời ban sơ cho thấy người cổ Việt đã văn minh đầy đủ như người trung nguyên (The early history of the Yue, for example, reveals them to be fully as civilized as were the peoples of the central plain) (2). Các học giả Trung Quốc hiện nay cho rằng người Việt phía nam, tiền nhân, tổ tiên người Tráng Zhuang phải được xem là có nguồn gốc từ một nền văn hóa bản địa thời Tân Thạch ở vùng đông nam Trung Hoa (Zhuang  Chinese mainland scholars now hold that the Yue of the south who are antecedent to the Zhuang should be viewed as originating in a Neolithic era culture native to southeast China).

Từ Yue chỉ tất cả nhóm người ở phía nam nội địa Trung Quốc và ở phía bắc gồm các tỉnh Phúc Kiến (Fujian),Zhejiang,Jiangsuvà Giang Tây (Jiangxi).

Tiến xa hơn các học giả Trung Quốc cho họ thuộc đại tộc Lạc Việt (Loyue) (2).

Lạc Việt Tráng Zhuang ruột thịt với nhánh Lạc Việt ngành Lạc Long Quân, 50 con xuống biển của người Việt.

Do đó tìm hiểu về người Zhuang ta sẽ rút tỉa ra được nhiều điều để bổ túc, để kiểm chứng, để sửa sai nhưng điều chúng ta hiểu về người Việt Namhiện nay.

 Nguồn Gốc

 .Tầm Nguyên nghĩa ngữ từ Zhuang.

Tên Zhuang (Rao) ngày xưa được viết là 獞 có một nghĩa là chó hoang  liên hệ với loài sói lang. Tên này viết với bộ khuyển (chó). Thường được cho đây là một tên phỉ báng của người Trung Hoa cổ gọi các tộc sống chung quanh là man di mọi rợ (tứ di), là bọn khuyển mã. Tới năm 1949 bộ khuyển được thay thế bằng bộ nhân (người). Ngày nay thay bằng tên Tráng 壮, có nghĩa là ‘mạnh’ (hùng tráng). Việt Nam gọi là tộc Choang, Cháng.

Sau đây là lý giải  của anh Đỗ Ngọc Thành qua thư riêng:

Tiếng Bắc Kinh và Quảng Đông và Triều Châu đều đọc Phát âm 獞/Choang và 壮/Choang như nhau, nên người ta đã thay đổi chữ viết và dùng Choang-壮 mới = Xưa, thì là Choang-獞.

獞-Choang ? hay nghĩa là 獞/Chó-Hoang ? (Chó Hoang= 獞/Choang; viết và dùng chữ “Choang” hay “Trang”/”Tráng” …chỉ là dùng chữ mới cho văn nhã và hoàn toàn là áp đặt) Phát âm “Choang” là “Chó+Hoang” thì chỉ có tiếng Việt mới “lý giải” nỗi ý nghĩa của “Choang”! Và chính xác thì xưa kia không có tộc Choang của nghĩa “壮=trang/Tráng” mà chỉ có Tộc Choang của nghĩa là “獞=chó Hoang” và được viết bằng chữ 獞-Đồng => Tôi phải viết là “Đồng/獞” trước đã…vì tự điển và đa số người ta theo tự điển, và đọc chữ đó là “Đồng/獞”, người ta đọc là “Đồng”vì theo bộ chữ “Đồng-童” ( Đồng: Đồng Tử, nghĩa là con nít), theo tôi, thật ra thì chữ nầy phải đọc là “Chồn”/(Con Chồn/ Chồn, Cáo…cùng loài với loài Chó)/ Xét về ý nghĩa của “chó” mà người ta không nuôi trong 6 súc, mà lại có phát âm là Ồng, Ôn, ồn …thì chỉ có con Chồn… Quảng Đông đọc “童-Thùng” và”獞-Chung/Chùng”. Chữ nầy  “” được ghép bởi bộ Khuyển-và Đồng-.

Theo cách lý giải của anh Đỗ Ngọc Thành cho rằng Đồng có một nghĩa liên hệ với loài chồn cáo rất có lý vì đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, như đã biết, chồn cáo là khuôn mặt thái âm của chó, sói lang (có khuôn mặt thiếu âm khí gió). Lạc Long Quân có thú biểu là loài chồn cáo tên là con chồn Lạc có mõm nhọn (chồn Việt), có hồ Tây có tên là “đầm xác cáo”, có con dân sống quanh hồ tên là “Đổng thôn” (Xóm Cáo Chồn). Đổng này chính là Đồng của anh Thành.

Vì có cốt cáo chồn nên  Lạc Long Quân mới diệt được con cáo chín đuôi đã thành tinh. Di thể DNA cáo chồn này truyền xuống cho 50 con nhánh nước Hùng Vương thành di thể sói lang, thiên cẩu, chó (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Trong sử đồng cũng ghi lại rất rõ. Trên một trống đồng Lào còn khắc ghi lại hình ảnh một con thú thuộc loài chồn cáo (weasel) (xem Trống Văn Lang Trống Miếu Môn I).

Hình chồn cáo trên một trống Lào (A.B. Kempers).

Như thế chồn cáo là vật tổ của một tộc ở Lào. Tại sao có tộc người Lào thờ chồn cáo (trong khi chúng ta thờ chó, sói lang? (Trống Văn Lang Trống Miếu Môn I). Xin thưa, lịch sử (xem dưới) của người Tráng Zhuang cho thấy một nhánh Tráng Zhuang di cư xuống phía nam trở thành người Lào, Thái. Điểm này cho thấy rõ người Lạc Việt Tráng Zhuang thờ trống đồng nòng nọc, âm dương như Lạc Việt Việt Nam nên nhánh Tráng Zhuang xuống Lào cũng có trống đồng và trên trống đồng của họ còn ghi khắc lại hình ảnh vật tổ chồn cáo của họ. Suy ra nơi đâu có trống đồng nòng nọc, âm dương là nơi đó có Lạc Việt nói riêng và Bách Việt nói chung.

Bây giờ ta hãy thử tìm hiểu ý nghĩa tên của tộc này dưới lăng kính của văn hóa Việt Nam và Bách Việt xem sao.

Thật ra người Trung Hoa cổ gọi tên các tộc ‘tứ di’ thường vẫn dựa vào tên cũ của tộc đó sửa đổi nghĩa đi và cho thêm các bộ thú vật, côn trùng vào để có thêm nghĩa miệt thị. Tên Zhuang cổ với nghĩa là loài ‘chó hoang dã’ sói lang có thể là tộc Zhuang vốn là một tộc ruột thịt với liên bang Văn Lang của Hùng Lang, Hùng Vương. Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt ta đã biết Hùng Vương sinh ra từ bọc trứng thế gian (đội lốt Trứng Vũ Trụ) có một khuôn mặt là Bầu Trời, khí gió nên có thú biểu bốn chân sống trên mặt đất là con chó sói lang mà dân dã Việt Nam gọi là thiên cẩu (có nơi ở Việt Nam còn múa thiên cẩu vào dịp Tết). Con sói, con lang có đặc tính là tru, hú (con chó là con chú, con hú, con hound là con howl, Mã ngữ angin (wind) biến âm với anjing (dog) nên biểu tượng cho gió (giống như chim tu hú biểu tượng cho cho gió). Trong Thủy Kinh Chú cũng gọi vài tộc Bách Việt ở Nam Trung Hoa lúc đó là bọn ‘Sói Lang’. Như thế Zhuang với nghĩa ‘chó hoang’ liên hệ với liên bang Văn Lang của Hùng Vương.

Bằng chứng cụ thể nhất là hình ảnh thiên cẩu sài lang, lang trời còn thấy ghi khắc lại trên trống thú biểu Mang Lang tức trống Văn Lang qua hình ảnh thú biểu của ngành nọc âm thái dương mặt trời Nước Lạc Long Quân Lạc Việt (Trống Văn Lang Trống Miếu Môn I).

Sói Lang là vật tổ cũa Tráng Zhuang Sói Lang còn thấy rõ qua tục múa chó khi trẻ em vừa lọt lòng mẹ (Newborn dog dance) của tộc Jingxi của người Tráng Zhuang.

Tục múa chó lúc trẻ sơ sinh ra đời của Jingxi, một chi tộc Tráng Zhuang (ảnh chụp tại Viện Bảo Tàng Các Sắc Tộc Quảng Tây ở Nam Ninh của tác giả).

Tên Tráng Zhuang hiện nay viết với chữ sĩ 壮. Ta có từ đôi tráng sĩ. Theo qui luật từ đôi của Nguyễn Xuân Quang ta có Tráng = Sĩ (Tiếng Việt Huyền Diệu). Qua bài viết Kẻ Sĩ ta cũng đã biết Sĩ = Kẻ. Kẻ, Sĩ có nguồn cội, gốc gác xa thăm thẳm từ bộ giống của phái nam, từ chữ nọc que trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que, một thứ viết cổ nhất của nhân loại. Như thế tộc Tráng Zhuang với Tráng viết với chữ Sĩ liên hệ với  nọc, cọc, dương, mặt trời, tức thần mặt trời Viêm Đế-Thần Nông (nhất thể). Tráng liên hệ với Kẻ, Kì Dương Vương nằm trong nước Xích Quỉ Người Mặt Trời. Ta cũng thấy rõ qua từ đôi Hùng Tráng thì Tráng = Hùng. Tráng Zhuang là con cháu của Tổ Hùng, là một tộc trong liên bang Văn Lang của Hùng vương.

Việt ngữ Choang có một nghĩa là Sáng như thấy qua từ đôi sáng choang. Vật người Choang, Tráng là người mặt trời sáng choang, hừng rạng.

Ta cũng đã thấy rõ Tráng Zhuang thờ mặt trời qua các hình vẽ trên vách đá ở Hoa Sơn (Huashan) qua bài viết Đạo Mặt Trời của Bách Việt.

Ta cũng đã biết Việt có nguồn gốc từ Việt ngữ Vọt (que), Vớt (con dao dài dùng làm khí giới) nên có nghĩa theo Hán Việt là vượt (dùng vọt đánh cho thú vật vượt qua chướng ngại vật, vọt đi, vọt chạy nhanh), rìu búa (dùng làm khí giới). Hùng (Vương) có một nghĩa là đực, nọc, cọc. Việt, Hùng cũng có gốc gác xa thăm thẳm từ bộ giống của phái nam (với nghĩa sinh tạo), từ chữ nọc que trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.  Nọc, cọc là đực là dương là mặt trời.

Như thế Tráng Zhuang với chữ Sĩ thờ thần mặt trời Viêm Đế-Thần Nông ruột thịt Người Mặt Trời Xích Quỉ của Kì Dương Vương, với Hùng Vương, Vua Mặt Trời, với liên bang Văn Lang Bách Việt nhưng Tráng thuộc ngành nọc âm thái dương Thần Nông đúng như họ tự nhận là Lạc Việt Loyue.

Người Tráng Việt Zhuang và Việt (Yue).

Các học giả Trung Quốc chia Bách Việt ra làm hai nhóm: nhóm Bắc và nhóm Nam. Tộc Zhuang thuộc nhóm Nam khác với nhóm Bắc sống ở vùng duyên hải. Như đã nói ở trên, ngày nay Zhuang phần lớn sống ở Quảng Tây và ở vùng biên giới Bắc Việt Nam và một số nhỏ ở Vân Nam, Quảng Đông và Hồ Nam.

Một vài học giả Trung Quốc còn chia nhóm Bách Việt phía Nam ra làm hai tiểu nhóm: đông nam và tây nam. Nhóm tây nam nội địa ít bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nghĩa là ít bị Hán hóa hơn các tộc Bách Việt thuộc nhánh phía nam nhưng sống ở duyên hải kể cả vùng Quảng Đông (nhánh đông nam). Nhóm tây nam nội địa tiêu biểu cho văn hóa Zhuang thuần túy nhất, nguồn gốc nhất. Nhánh tây nam còn có nhiều tộc Việt như người Miao, Yao, Động (Dong), Buyi, Shuiji và Li.

Cũng nên biết là dọc theo dòng lịch sử hàng nghìn năm, người cổ Việt luôn luôn chống lại ách đô hộ của người Hán ‘ those who wished to cast off the Han Chinese yoke often identified with ancient Yue’ (Chapter 1: Origins Of The Zhuang: The Bai Yue http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuang1.htm#anchor_chapter_47857).

Thời Tiền Sử

Địa khai hay vật hóa thạch sọ Homo sapiens Liujiang cho thấy người Rao (Zhuang, Tai) đã sống ở Quảng Tây lâu hơn bất cứ nền văn minh nào. Tráng Zhuang có gốc Tai (Thái). Họ có một hệ thống dẫn nước độc đáo để trồng lúa nước. Chống lại sự tàn phá của người Trung Hoa một nhóm Tai di cư xuống phía Nam vào khoảng 1.100 Sau Tây Lịch trở thành người Thái Lan, Lào (dĩ nhiên một số cũng có mặt ở Đông Dương Indochina) và người Shan ở vùng cực tây Vân Nam đến tận Assam, Ấn-Độ (1).

Ở đây so sánh với bộ sử đồng Đông Sơn do tôi khám phá ra cũng thấy rất ăn khớp. Trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á ta đã biết trống của tộc Tráng Zhuang thường là trống trệt Nước thái âm hình cái âu, cái nồi úp Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV) và trống Shan thường có hình lọng Gió thiếu âm Nguyễn Xuân Quang III (Heger III). Như thế trống Tráng Zhuang Nước thái âm (âm của âm, Khôn âm) và trống Shan Gió thiếu âm (dương của âm, Khôn dương) thuộc ngành Khôn Thần Nông-Lạc Long Quân (người Shan nhận họ là con cháu của Rồng). Tráng Zhuang (Lạc Việt Nước) và Shan (Lang Việt Gió) ruột thịt với nhau, có cùng dòng máu Khôn mà các nhà khảo cổ học và nhân chủng học cho họ cùng gốc Zhuang, Tai như đã nói ở trên.

Xin nhắc lại là hình dáng của trống đồng nòng nọc, âm dương cho biết bản sắc của từng tộc của đại tộc Bách Việt và ghi lại biên giới tổng quát của liên bang Văn Lang. Trống loại III, IV đã nói ở trên. Trống Đất Nguyễn Xuân Quang V (Heger II) tượng Lửa thế gian, đất dương Li hình trụ nón cụt đầu thấy nhiều ở vùng núi cao ở Việt Nam là trống của các tộc người núi tức đại tộc Kẻ, Kì của Kì Dương Vương thuộc ngành lửa Viêm Đế như người Mường chẳng hạn (văn hóa người Mường ngả về phía ngành Lửa Âu Cơ-Kì Dương Vương-Viêm Đế). Trống Đông Sơn hình Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang IV (Heger l) thấy rất nhiều ở Việt Nam (nên các nhà khảo cổ Việt Nam gọi là trống Đông Sơn) do bốn loại trống ứng với  tứ tượng là Trống tượng Lửa hình trụ ống Nguyễn Xuân Quang II (trống moko của Nam Dương là một dạng trống loại II); trống hình lọng tượng Gió Nguyễn Xuân Quang III (Heger III) (phần lớn trống Shan thuộc loại này); trống trệt hình nồi úp tượng Nước Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV, Heger gọi loại này là trống Nam Trung Hoa) thấy nhiều ở tộc Tráng Zhuang; trống hình nón trụ tròn cụt đầu tượng Đất Nguyễn Xuân Quang V (Heger II), phần lớn trống ở vùng núi cao ở Việt Nam. Bốn loại trống ứng với tứ tượng này tạo thành trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I tức trống Đông Sơn (tứ tượng dương và tứ tượng âm liên tác sinh ra Vũ Trụ, Tam Thế, muôn sinh được biểu tượng bằng Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Ta thấy rõ như ban ngày trống Đông Sơn Nguyễn Xuân Quang VI Cây Vũ Trụ là trống biểu của liên bang Văn Lang bao gồm bốn đại tộc của hai ngành Chim, Tiên, Viêm Đế (Viêm Đế có trống Viêm Lửa vũ trụ Càn là trống tượng Lửa vũ trụ Nguyễn Xuân Quang II và trống Đế Lửa thế gian Li trống Lửa thế gian Đất Nguyễn Xuân Quang V) và ngành nọc âm thái dương Rắn, Rồng, Thần Nông (Thần Nông có trống Thần Nước là trống Nước Nguyễn Xuân Quang IV có trống Tráng Zhuang làm đại diện và trống Nông Gió là trống Nguyễn Xuân Quang III, trống Shan làm đại diện).

Lưu Ý

Xin nhắc lại vì trống có một nghĩa là  đực dương, mặt trời biểu tượng cho ngành mặt trờ thái dương nên Thần Nông ở đây thuộc phía nọc âm thái dương mặt trời êm dịu chứ không phải là Thần Nông thái âm không gian.

Sử đồng Đông Sơn cho thấy rõ và sờ thấy được là người Tráng Zhuang là chi nhánh Lạc Việt thuộc Đại Tộc Việt và vì thế mà họ thờ trống đồng, là tộc có nhiều trống đồng nhất ở Nam Trung Hoa.

Ở đây một lần nữa cho thấy rõ trống đồng nòng nọc, âm dương là của đại tộc Đông Sơn, của Bách Việt mà Việt Nam hiện nay là di duệ duy nhất còn tồn tại.

Dù cho người Trung Quốc hiện nay cho rằng trống Vạn Gia Bá ở Chử Hùng Vân Nam là trống cổ nhất (biết đâu một ngày nào cũng có thể tìm thấy một trống trong lãnh thổ Việt Nam còn cổ hơn nữa) thì trống đó cũng là trống của Bách Việt.

Thời (Có) Lịch Sử

Nhà ĐôngChu(475-221 BC) gọi các tộc nam Trung Hoa là Bách Việt (Bai-Yue 百越/百粵). Nhà Tần chiếm Đông Quảng Tây vào năm 214 Trước Tây Lịch. Nhà Hán để củng cố sự cai trị cho được vững chắc miền này đã cho đào kênh Ling nối liền Xiang với sông Lijiang (Lệ Giang), là trục thủy đạo nối liền Bắc-Nam. Khi nhà Tần sụp đổ, tướng Triệu Đà (Zhao Tuo) lập nên nước Nam Việt. Nước này được người Tráng Zhuang hỗ trợ cho tới khi Nam Việt suy tàn vào năm 111 Trước Tây Lịch.

Năm 42 Sau Tây Lịch, Hai Bà Trưng nổi dậy trong đó có sự hỗ trợ của các tộc Bách Việt ở nam Trung Hoa. Khi Mã Viện dẹp được Hai Bà Trưng, Mã Viện tìm cách‘ve vãn’ người Tráng Zhuang (là sắc tộc địa phương lớn nhất). Ông ta cải cách giới chức cầm quyền Tráng Zhuang địa phương, hoàn thiện tiện ích công cộng như cho đào kênh dẫn nước làm ruộng. Những việc này giúp đời sống Tráng Zhuang khá hơn. Một số tộc Tráng Zhuang đã bị Hán hóa. Nhiều đền miếu tôn vinh Mã Viện được xây dựng còn thấy ngày nay. Xin mở một dấu ngoặc ở đây. Điểm này giải thích một số người  Lạc Việt Tráng Zhuang bị Hán hóa tôn vinh, tưởng niệm Mã Viện trong khi đó Mã Viện là kẻ thù người Việt Nam phía Hai Ba Trưng. Ngày nay Trung Quốc lại dùng bài bản Hán hóa Việt Nam. Thay vì dùng các người Lạc Việt Tráng Zhuang đã bị Hán hóa (gần như các người Tráng Zhuang nhánh phía đông nam đã bị Hán hóa hoàn toàn) làm lễ tưởng niệm Mã Viện, họ lại dùng các người jing (Kinh) làm lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng.

Những người này vốn là những người Việt, vào khoảng thế kỷ 16, di cư lên lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long, bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 thì Trường Bình bị sáp nhập vào Trung Hoa (vi. Wikipedia). Họ sinh sống chủ yếu trên 3 đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), nay gọi chung là Kinh Đảo hay Kinh tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng, khu tự trị người Tráng hay Choang Quảng Tây (xem Lạc Việt Tráng Zhuang ở mục Hình Tiêu Biểu Của Tháng Bẩy 2011, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Đây là dã tâm của họ.

Sau khi nhà Hán sụp đổ, người Yao (một tộc Bách Việt) từ Hồ Nam vùng phía nam hồ Động Đình di cư xuống ở Guiping Quảng Tây, họ vốn chống nhà Hán mãnh liệt làm cho người Tráng Zhuang nhiều khó khăn vì người Tráng Zhuang đã bị Hán hóa ít nhiều dù là thụ động. Dưới thời nhà Đường, Quảng Tây trở thành một phần của Đạo Lĩnh Nam (Ling-nan Tao) với cả Hải Nam và Quảng Đông hiện nay. Người Tráng Zhuang về sau lại chuyển hướng hỗ trợ vương quốc gốc Thái là Nam Chiếu (Nanchao) ở Vân Nam. Quảng Tây lúc đó chia ra làm hai vùng: vùng thuộc chủ quyền người Tráng Zhuang ở tây Nam Ninh và vùng chủ quyền nhà Hán ở phía đông Nam Ninh. Sau khi nhà Đường suy tàn, một vương quốc tên là Nam Hán (Southern Han) thành hình ở Quảng Đông nhưng vương quốc này cũng không kiểm soát được người Tráng Zhuang. Về sau Nam Hán về tay nhà Tống vào năm 971. Nhà Tống dùng chính sách vừa dùng vũ lực vừa dùng bàn tay bọc nhung xoa dịu người Tráng Zhuang. Tuy nhiên năm 1052, một lãnh tụ người Tráng Zhuang tên là Nồng Chí Cao (Nong Zhigao) nổi dậy và lập lên vương quốc độc lập ở vùng Tây Nam. Nhà Tống thẳng tay trừ khử người Tráng Zhuang một cách tàn bạo. Thời Tống là một điểm rẽ quan trọng trong lịch sử người Tráng Zhuang. Từ đó người Tráng Zhuang coi như một nhóm chùng tộc có một văn hóa và lịch sử cá biệt.

Nhà Nguyên diệt nhà Tống và quyết định biến phía nam Trung Hoa thành một tỉnh của Trung Quốc. Việc này gây căm phẫn không những chi người Tráng Zhuang mà cả các sắc tộc khác. Các tộc Miao rời bỏ HồNamxuống vùng đất Tráng Zhuang. Lúc này miền nam Trung Hoa đầy bạo loạn. Nhà Minh (1368-1644) dùng người Tráng Zhuang đánh ngườiYaovốn chống đối người Hán rất mãnh liệt nhưng ngườiYaolúc này lại là kẻ thù nghịch với người Tráng Zhuang vì chiếm đất của người Tráng Zhuang. Sau khi lực lượng người Yao chống lại người Trung Hoa bị tàn lụi, nhà Minh dùng lực lượng quân sự đã giúp nguời Tráng Zhuang quay qua giết các lãnh tụ người Tráng Zhuang. Đây là giai đoạn đẫm máu nhất. Trận chiến ở Họng Sông Rattan (Rattan Gorge) vào năm 1465, cho biết có tới 20.000 người chết.

Đến thời nhà Thanh (1644-19120, miền nam Trung Hoa vẫn hỗn độn. Người Yao nổi loạn vào năm 1831. Hai 20 năm sau, tại vùng này có cuộc Nổi Dậy Thái Bình (taiping Rebellion). Vụ sử tử giáo sĩ Pháp đưa đến trận chiến tranh Á phiện Thứ Nhì năm 1858.

Trận chiến Pháp-Hoa năm 1885 đặt Việt Namdưới quyên đô hộ của Pháp và mở ra một giai đoạn xâm lấn của ngoại quốc vào đất Trung Quốc.

Thời Hiện Đại

Cùng với Quảng Đông, Quảng Tây trở thành vùng Cách Mạng Quốc Gia của Tôn Dật Tiên. Khi nhà Thanh sụp đổ, nguời Tráng Zhuang gởi đại diện tới chính quyền trung ương để xin cho Quảng Tây tự trị nhưng thất bại. Sự không chấp thuận này đưa đến sự nổi dậy của “Quảng Tây Clique’. Giữ được tự cai trị  trong hai năm, hai nhà lãnh đạo Tráng Zhuang Li-Tsung-jen và Li Chi-shen đã hiện đại hóa Quảng Tây nhưng Tưởng Giới Thạch đã nghiền nát một cách tàn bạo của nổi dậy vào năm 1929. Mặc dù “Clique” thất bại, Tưởng Giới Thạch cũng không thể đặt Quảng Tây dưới quyền cai trị của trung ương cho mãi tới năm 1950. Sự đàn áp Quảng Tây của Quốc Dân Đảng (Kuominhtang) đưa tới sự hỗ trợ lan rộng cho chủ nghĩa Cộng Sản.

Trong Trận Chiến Thế Giới Thứ Hai, Quảng Tây là mục tiêu chính của Nhật Bản. Năm 1944, người Nhật chiếm một nửa phía tây Quảng Tây nhưng với sự kháng cự kiên cường của du kích Tráng Zhuang  người Nhật phải tháo chậy (Chapter 1: Origins Of The Zhuang:  The Bai Yue)

http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuang1.htm#anchor_chapter_47857).

VĂN HÓA

Ngôn Ngữ

Người Tráng Zhuang có một thứ ngôn ngữ bản địa và có một thứ chữ tượng hình cổ một ngàn năm dựa trên Hán ngữ (một thứ chữ ‘nôm’ Tráng Zhuang) và hiện nay chính thức được viết vằng chữ La Mã (giống như Việt Nam ngày nay dùng chữ Quốc ngữ).

Tên Bảo Tàng Viện Sắc Tộc Quảng Tây, Nam Ninh được viết bằng chữ ‘quốc ngữ’ Tráng Zhuang ở trên hàng chữ Hán.

Ta đã biết Tráng Zhuang có gốc hay ruột thịt với Tai (thái) vì thế ngôn ngữ Tráng Zhuang ruột thịt với Tầy Thái. Tráng và Nùng có liên hệ mật thiết huyết thống và ngôn ngữ (như đã thấy Nùng Chí Cao là người thuộc một chi tộc Tráng Zhuang). Như thế ngôn ngữ Tráng Zhuang dĩ nhiên liên hệ với Việt ngữ. Đây là lý do H. Maspero trước đây cho rằng Việt ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tầy Thái (ViệtNamcó một rễ Lạc Việt ruột thịt với Lạc Việt Tráng Zhuang).

.Vũ Trụ Quan, Nhân Sinh Quan

Tín ngưỡng

Các nhà khảo cứu hiện nay cho rằng người Tráng Zhuang cổ theo tôn giáo bái vật (animist) và thờ phượng tổ tiên. Theo tôi, cái gọi là thờ phượng bái vật của người Tráng Zhuang cũng như của Bách Việt cổ là nhìn theo con mắt cho đó là một thứ tà giáo (pagan), thật ra sự tôn thờ ‘bái vật’ này nằm trong  Vũ Trụ giáo. Ví dụ thờ cây cổ thụ không hẳn là coi là cây có tà ma mà coi cây là biểu tượng cho Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống), cây là thần tổ sinh ra của loài người (như theo truyền thuyết Mường Việt,  Cây Si sinh ra Dạ Dần, người đàn bà nguyên khởi, Mẹ Đời sinh ra loài người và Mường Việt, văn hóa Thung Lũng Indus cũng cho rằng Cây Đa sinh ra Mẹ Đời) . Tôn giáo bái vật và thờ phượng tổ tiên nằm trong Vũ Trụ giáo của Bách Việt. Người Tráng Zhuang thờ Vũ Trụ giáo và Mặt Trời giáo như nguời Bách Việt cổ.

Thờ phượng tổ tiên nằm trong Vũ Trụ giáo, bằng chứng là chữ Tổ   nguyên thủy có nguồn gốc viết theo Trục Thế Giới nối Tam Thế trong Vũ Trụ giáo. Chữ Tổ

gồm chữ thần và chữ qié.

Qié là thảcó nghĩa là tạm thời, một láthãy còn… Qié trên giáp cốt vẽ hình bàn thờ tổ tiên hình dương vật. Dương vật là cọc, nọc, trụ. Đây chính là trụ chống trời, Trục Thế Giới thấy rõ qua hình thần Đất Keb của Ai Cập cổ có dương vật chống nữ thần bầu trời Nut (Sự Tương Đồng Giữa Cổ Sử Việt và Ai Cập cổ). Ta thấy rất rõ trụ thờ tổ tiên chia ra làm ba tầng ứng với Tam Thế. Qié biến âm với Việt ngữ Kẻ là cọc (thước kẻ), với Kì núi trụ thế gian), với Kẻ là Người (Kẻ Sặt). Âm thả biến âm với thổ  là đấtThổ, đất thế gian liên hệ với Trụ Chống Trời được biểu tượng bằng Núi Trụ Thế Gian (núi Kì), trong ngũ hành của Trung Hoa khi diễn tả theo hình vuông thì hành Thổ ở giữa tâm hình vuông, tức là hành trục, cột trụ. Trong giáp cốt văn Thổ  được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh  núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời. Ông Bàn Cổ [Bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình)]. Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian.

Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá.

Ông Bàn Cổ được coi là ông bành tổ, ông tổ của con người trên trái đất.

Tại sao ngày nay hiểu thả theo nghĩa là tạm thờichốc lát? Là vì thả biến âm với thổ nên ngày nay mới có nghĩa như vậy. Thổ có một nghĩa bóng là tạm thời, thoáng qua còn thấy qua chứng tích câu “tiền tài như phấn thổ” (tiền tài như bụi đất).

Trong bài Kẻ Sĩ ta cũng thấy chữ thổ viết tương tự như chữ  , chỉ khác nét ngang ở đáyTheo qui luật từ đôi ta có Kẻ = Sĩ. Sĩ có một nghĩa là Kẻ, Người trụ cột của xã hội loài người. Ta đã biết chữ viết trên mai rùa, xương, cho thấy nguồn gốc của từ sĩ cũng giống như từ kẻ có nghĩa là cọc, cược, bộ phận sinh dục nam.

Chữ sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ (Wang Hongyuan,The Origins of Chinese Characters, Sinolingua, Beijing, 2004).

Bộ phận sinh dục nam được biểu tượng bằng cọc, nọc vật nhọn, giống như khí giới cổ đơn giản cũng chỉ là một vật nhọn.

Rõ như ban ngày ta có  Qié = Kẻ = Kì = Sĩ có gốc từ cọc, cược, nọc, trụ, cột, thạch trụ biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian. Như thế Qié trong từ Tổ trên giáp cốt vẽ hình bàn thờ tổ tiên hình dương vật đúng với Kẻ, Sĩ trăm phần trăm.

Vậy từ Tổ trên giáp cốt có chữ qié diễn tả Trục Thế Giới thông thương Tam Thế. Thờ tổ tiên bao gồm sự thờ phương tất cả các vị thần tổ của cả Tam Thế.

Hiển nhiên sự thờ phượng Tổ Tiên của Lạc Việt nói riêng và của Bách Việt nói chung nằm trong Vũ Trụ giáo.

 -Vũ Trụ giáo.

 Cốt lõi văn hóa của người Tráng Zhuang cũng như Việt Nam là Vũ Trụ Tạo Sinh có tôn giáo là Vũ Trụ giáo dựa trên lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng.

Thật vậy hai vị tổ tối thượng của họ cũng đội lốt Chim-Rắn, Tiên Rồng. Họ cũng có hai ngành Chim-Rắn.

.Ngành chim, lửa, mặt trời ứng với Viêm Đế thấy rõ qua vị thần tổ đầu chim:

Thần tổ đầu chim (ảnh của tác giả chụp tại Làng Tráng Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh).

Lưu ý

Thần tổ chim đầu có hai sừng lửa, thái dương. Đây là một biến thể mang hình bóng chim sừng (hornbill) mỏ cắt, chim Việt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng), thần tổ của ngành Nọc mặt trời Viêm Việt.

Xin nhắc lại thần mặt trời Viêm Đế là khuôn mặt Tổ Hùng tối cao tối thượng của Đại Tộc Việt, của Việt Nam (Viêm là Nóng liên hệ với Lửa, Đế là nọc, que, trụ chống ; Viêm Đế là que lửa, que diêm, nọc dương, nọc mặt trời ; Hùng là đực, là Nọc, là dương, mặt trời).

Quanh cồ thần có vành sóng nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang nghĩa dương, lửa, mặt trời. Tấm che ‘hạ bộ’ hình cờ nọc mũi tên với các tua viền hình sóng lưỡi lửa. Tay cầm kiếm nhọn, thẳng biểu tượng cho nọc, dương, mặt trời nọc thái dương. Bao quanh người có những ngọn lửa…

.Ngành rắn, nước, mặt trời âm (theo duy dương) hay không gian (theo duy âm) ứng với Thần Nông  thấy rõ qua vị thần tổ đầu rồng:

Thần tổ đầu rồng (ảnh của tác giả chụp tại Làng Tráng Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh).

Lưu ý thần tổ rồng có sừng, thần tổ của ngành Nòng Thần Việt. Rồng là dạng thần thoại hóa của rắn sừng (Rắn Việt ), theo duy âm là biểu tượng cho Thần Nông không gian và theo duy dương là biểu tượng cho thần mặt trời âm thái dương Thần Nông.

 Xin nhắc lại Thần Nông là khuôn mặt Tổ Bộc tối cao tối thượng của  ngành Nòng của Bách Việt (Bộc hiểu theo nghĩa Bọc tức Bọc không gian. Theo duy dương ngành Viêm Việt là Bộc Việt mặt trời âm thái dương, theo thuần âm là Bộc Nòng không gian).

Viền trên áo có hình sóng nước. Tấm che ‘hạ bộ’ cũng có viền tua sóng nước. Tay cầm kiếm đầu cong vòng cung mang âm tính. Dưới chân có hình sóng cuộn bạc đầu…

Với khuôn mặt nam, đây là hình bóng Lạc Long Quân thế gian đội lốt Thần Nông vũ trụ của ngành Rắn, Rồng.

Rõ như ban ngày Tráng Zhuang có hai vị thần tổ chim-rắn, Tiên-Rồng giống hệt Việt Nam chúng ta. Việt Nam có một gốc Lạc Việt. Lạc Việt Tráng Zhuang ruột thịt với gốc Lạc Việt Việt Nam. Như đã nói ở trên, lịch sử Tráng Zhuang cũng đã ghi lại là người Tráng Zhuang đã giúp Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Hiển nhiên văn hóa Tráng Zhuang có cốt lõi là Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng như văn hóa Việt Nam.

 Xin nhắc lại:

 Các nhà làm văn hóa Việt Nam thường cho Việt Nam là Lạc Việt. Nói như thế chưa trọn vẹn. Chúng ta không phải chỉ riêng một ngành Lạc Việt Rắn Lạc Long Quân Thần Nông mà chúng ta là con cháu Tiên-Rồng gồm cả Âu Việt (khuôn mặt âm của Kì Việt), Tiên Việt, Chim Âu Cơ  Viêm Đế (bằng chứng là người Mường thờ phượng Ngu Cơ Con Nai Sao nhiều hơn là thờ Lạc Long Quân Con Cá Chép). Sở dĩ chúng ta tưởng chỉ là Lạc Việt thôi là vì các đời sau này cho tới ngày nay chúng ta tưởng chỉ là con cháu An Dương Vương ngành Lạc Long Quân còn lại chứng tích thành Cổ Loa. Thật ra An Dương Vương đã diệt Hùng Vương ngành Lửa Âu Việt. Đúng ra ta phải nói là Âu-Lạc Việt mới trọn vẹn. Người Việt hiện nay không phải chỉ là con cháu của Lạc Long Quân mà phải hiểu là của toàn thể Bách Việt. Việt Nam là dân tộc duy nhất sống còn của Bách Việt. Văn hóa Việt Nam là văn hóa của Bách Việt không phải chỉ là của Lạc Việt. Bằng chứng còn thấy rõ trong bộ sử đồng Đông Sơn. Trống Đông Sơn Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (HegerI) tìm thấy nhiều nhất ở lãnh địa Việt Nam là trống biểu của liên bang Văn Lang của cả Bách Việt còn các trống tìm thấy ở các quốc gia khác chỉ là trống biểu tượng cho một tượng, một tộc.

Lãnh thổ Việt Nam ngày nay là linh địa của Bách Việt. Cứ mỗi khi người Hán bành trướng xuống phương nam, những người, các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo tinh thần… bất khuất, kiên cường không chịu thần phục người Hán của các tộc Việt trong Bách Việt đều tìm đến phần đất Việt Nam để nương thân. Họ mang theo mọi sắc thái văn hóa của Bách Việt đến đóng góp, tô điểm thêm vào văn hóa Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam là văn hóa Bách Việt. Ngôn ngữ Việt Nam là ngôn ngữ Bách Việt.

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Lạc Việt Tráng Zhuang cũng có truyền thuyết chim-rắn Tiên-Rồng như Việt Nam. Họ tự nhận là con cháu của Rồng tức thuộc ngành Rắn Rồng Lạc Long Quân Thần Nông.

Một vài nét văn hóa đặc thù khác ruột thịt với văn hóa Việt Nam.

Họ cũng có tín ngưỡng lên đồng như Việt Nam. Người Tráng Zhuang cũng có tộc nhuộm nhuộm răng đen. Đây là một nét đặc thù của người Lạc Việt con cháu mặt trời Nước, thần rồng Lạc Long Quân vì mầu đen là mầu nước thái âm. Người Việt Nam có một gốc Lạc Việt cũng nhuộm răng đen và trước đây bị các tộc thù nghịch nhận diện ra qua hàm răng đen và bị phỉ báng là bọn «răng đen mã tấu». Sau này «răng đen mã tấu” cũng dùng chỉ những người quê mùa thô bạo. Mã tấu là một thứ vật nhọn nhưng cong là khí biểu của ngành nọc thái dương của Bách Việt. Răng đen mã tấu là hai thứ tiêu biểu đặc thù của Lạc Việt.

Trong xã hội Tráng Zhuang đàn bà cũng giữ một vài trò rất quan trọng như người Việt Nam.

Họ là một thứ Lạc Việt Loyue.

Bước vào làng Tráng Zhuang được tạo dựng lại làm kiểu mẫu trong Làng Văn Hóa Các Sắc Tộc ở Nam Ninh, Quảng Tây,  trước hết ta thấy cổng làng có hai cột trụ thờ thần Rồng, thần tổ của người Tráng Zhuang.

 Kế đến một bên vách đá vẽ lại những hình ảnh các Thiên Vương (Heaven King), Thần Tổ mà tổ tiên người Tráng Zhuang vẽ trên các vách đá từ thời Tân Thạch và một bên là ngôi nhà Đá Calabash tưởng niệm các vị thần truyền thuyết đã giúp tổ tiên người Tráng Zhuang trị yên được hồng thủy.

 Trụ cổng làng thờ thần Rồng, thần tổ của người Tráng Zhuang (ảnh của tác giả chụp tại Làng Tráng Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh) 

Kế đến một bên vách đá vẽ lại những hình ảnh các Thiên Vương (Heaven King), Thần Tổ mà tổ tiên người Tráng Zhuang vẽ trên các vách đá từ thời Tân Thạch và một bên là ngôi nhà Đá Calabash tưởng niệm các vị thần truyền thuyết đã giúp tổ tiên người Tráng Zhuang trị yên được hồng thủy.

Vượt lên cao là tháp lầu Haotian (Heaven) thờ Ngọc Hoàng,

Lầu Haotian (Heaven) thờ Ngọc Hoàng,

Thờ Ngọc Hoàng cho thấy Tráng Zhuang có một gốc đạo Lão, một thứ tín ngưỡng của Bách Việt.

Người Lạc Việt Tráng Zhuang ruột thịt với nhánh Lạc Việt Việt Nam nên họ cũng thờ trống đồng thuộc đại tộc trống đồng nòng nọc, âm dương  Đông Sơn. Trong ngôi làng này có một điêu khắc trống đồng vĩ đại. Ngày nay người Tráng Zhuang cho rằng theo truyền thuyết, thần trống đồng có ma lực có thể xua đuổi đi tà ma và đem lại an vui cho họ.

Thật ra ngày nay người Tráng Zhuang đã hiểu trống đồng theo nghĩa duy tục không còn hiểu theo nghĩa nguyên thủy của trống đồng nòng nọc, âm dương. Người Tráng Zhuang ngày nay dùng trống đồng nòng nọc, âm dương như một nhạc cụ bộ gõ.

Hình trống đồng còn thấy vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây có tuổi cùng thời với trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Hình trống đồng vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây (Đạo Thờ Mặt Trời Của Bách Việt, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Trống đồng Tráng Zhuang phần lớn thuộc loại trống đồng tượng Nước Nguyễn Xuân Quang IV tức trống trệt Heger IV hình cái âu hay nồi úp thuộc đại tộc mặt trời Nước Lạc Long Quân.

Trống đồng Tráng Zhuang thuộc loại trống đồng tượng Nước Nguyễn Xuân Quang IV tức trống trệt Heger IV hình cái âu hay nồi úp thuộc đại tộc mặt trời Nước Lạc Long Quân.

Trống đồng tượng Nước Tráng Zhuang chỉ là một tộc trong đại tộc trống đồng nòng nọc, âm dương Đông Sơn có trống biểu là trống Đông Sơn hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I (xem Cơ Thể Trống Đồng).

Người Tráng Zhuang có vũ trụ quan theo Vũ Trụ giáo dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương. Khi còn nòng nọc, âm dương quyện vào nhau là Trứng Vũ Trụ gọi là đĩa Thái Cực. Đĩa thái cực được cho là của Đạo giáo, Lão giáo.

Ta cũng thấy người Tráng Zhuang cho rằng Thần Trống Đồng trị được tà ma đúng như ta đã thấy trống đồng nòng nọc, âm dương loại cóc/ếch có một khuôn mặt là trống sấm. Ông thần sấm có búa thiên lôi, lưỡi tầm sét có đánh đuổi trị được ta mà. Như đã biết lá bùa trừ tà của dân dã Việt Nam có một loại Dịch trong đó Chấn sấm hôn phối với Cấn non ứng với Sấm Lạc Long Quân có nhà ở đầu Non Cấn Âu Cơ. Lá bùa Chấn/Cấn này hiển nhiên trừ được tà ma (Giải Đọc Nhóm Trống Đồng Cóc/Ếch).

Còn Thần Trống đồng mang lại an vui, hạnh phúc cũng nằm trong ý nghĩa sinh sản, sản xuất, mắn sinh, được mùa của trống đồng nòng nọc, âm dương là trống biểu của Vũ Trụ giáo.

Ta đã biết trống đồng nguyên khởi là trống biểu của Vũ Trụ giáo là họ biễu, quốc biểu, tộc biểu (như thấy qua các trống Quảng Xương, Hòa Bình, Phú Xuyên, Trống Miếu Môn I…)  về sau ở các trống muộn thường có tượng cóc/ếch gọi là trống ếch trống mưa, mang khuôn mặt thờ sấm mưa nổi trội lên làm lu mờ đi ý nghĩa biểu tượng nguyên thủy của trống. Các trống Nam Trung Hoa và các quốc gia khác như Lào, Campuchia, Thái Lan… gọi trống đồng là trống ếch trống mưa. Ở tộc Tráng Zhuang cũng vậy, họ coi trống đồng là trống biểu tượng cho sấm, mưa. Trống tiêu biểu mà họ hãnh diện nhất là Trống Đại Lôi (Great Thunder Drum). Thờ trống sấm mưa nên họ thờ thần sấm mưa:

Thờ Thần Sấm qua biểu tượng ‘đĩa sấm’ Lửa-Nước Càn-Khôn vũ trụ (ảnh của tác giả chụp tại Làng Tráng Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh).

Họ cũng có ngôi nhà thờ phượng ngày nay gọi là nhà cộng đồng nhà hội dùng làm nơi hội họp, gặp gỡ của giới trẻ giống như nhà Lang Mường, nhà đình Việt Nam.

Nhà cộng đồng kiểu nhà sàn Tam Thế (ảnh của tác giả chụp tại Làng Tráng Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh).

Lưu ý mái cũng có đầu đao nhưng ở giữa nóc nhà có một kiến trúc hình thuyền cho thấy rõ họ thuộc đại tộc nước Rồng Lạc Long Quân. Họ còn giữ được truyền thống cổ không như các đình làng dòng Lạc Long Quân của chúng ta hiện nay trên nóc bây giờ toàn thấy hình rồng kiểu rồng long Trung Hoa.

 Ngoại cảnh ở khu làng này có cầu Phong Vũ, guồng nước, vườn cây có trồng cây rồng… Tất cả phong cảnh đều theo chủ điểm của ngành rồng, nước, làm ruộng nước Lạc Việt.

 Nhà thường dân làm theo kiểu nhà sàn ruột thịt với các kiến trúc nhà sàn thờ tự theo Tam Thế trong Vũ Trụ giáo.

 Một ngôi nhà sàn thường dân ngày nay (ảnh của tác giả chụp tại Viện Bảo Tàng Sắc Tộc Thiểu Số Quảng Tây, Nam Ning).

 Ngày xưa tầng trên chỗ gia đình ở là Trung Thế có gác lửng dùng thờ phượng thần tổ, tổ tiên ứng với Thượng Thế và tầng dưới sàn là Hạ Thế nơi nuôi thú vật…

Trang Phục

 Hình nộm một cặp nam nữ Tráng Zhuang mặc trang phục cổ truyền (ảnh của tác giả chụp tại Viện Bảo Tàng Sắc Tộc Thiểu Số Quảng Tây, Nam Ning).

Đa số các chi tộc Tráng Zhuang mặc trang phục mầu đen (rõ nhất là chi tộc Napo). Mầu đen là mầu của nước thái âm của tộc Nước, mặt trời Nước ứng với Rắn (Rồng) Lạc Long Quân.

Lưu ý khăn đội đầu của người nam mang hình ảnh khăn đóng của Việt  Nam và khăn trùm đầu của người nữ mang hình ảnh chiếc khăn vuông đen cổ truyền của phụ nữ Việt  Nam.

Trang phục của người Tráng Zhuang thay đổi theo từng chi tộc như về mầu sắc chẳng hạn ví dụ tộc Napo mặc trang phục đen.

 Một tộc Tráng Zhuang mặc trang phục mầu đen.

 Mầu đen là mầu nước thái âm. Tộc Lạc Việt dòng mặt trời Nước Lạc Long Quân có tục nhuộm răng đen là vậy. như đã nói ở trên chúng ta có nhóm từ ‘răng đen mã tấu’. Mã tấu là khí biểu của tộc mặt trời Nước Lạc Việt. “Răng đen mã tấu” là hai nét đặc thù của Lạc Việt.

Phụ nữ Tráng Zhuang thích đồ thêu thùa và nữ trang bằng bạc như phụ nữ Việt Nam cổ (như đeo kiềng, dây xà tích bạc).

.Ẩm thực

Có tộc Tráng Zhuang cũng ăn trầu và nhuộm răng đen như người Việt Nam.

Họ cũng dùng xôi làm tế thực. Họ có món xôi đặc thù là xôi ngũ sắc dùng để dâng cúng trong khi chúng ta dùng xôi gấc tế mặt trời, các vị thần tổ mặt trời.

Đối với các tộc Việt cổ ngũ sắc có liên hệ với ánh sáng mặt trời (đúng ra theo quang học áng sáng trắng có 7 mầu cầu vồng) nên dùng trừ tà, sâu bọ (ngày lễ Đoan Ngọ 5-5  đeo chỉ ngũ sắc để giết sâu bọ), Phật giáo Tây Tạng dùng các bùa ngũ sắc để xua đuổi tà mà.

Chõ đồ xôi của người Tráng Zhuang, Bảo Tàng Viện Sắc Tộc (ảnh của tác giả).

Các nhà khảo cổ Việt Nam cũng cho biết chõ nấu xôi của chúng  đã tìm thấy từ đời Hùng Vương.

Kho lúa của người Tráng Zhuang giống hệt kho lúa của Mường Việt là làm theo kiến trúc Tam Thế (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Kho lúa Tam Thế của người Tráng Zhuang giống hệt kho lúa của người Mường (ảnh của tác giả chụp tại Viện Bảo Tàng Sắc Tộc Thiểu Số Quảng Tây, Nam Ning).

Kho lúa Tam Thế của người Mường (J. Cuisinier, Les Mường).

 .Giải trí Múa hát, Giỏi về đàn ca múa hát.

Người Tráng Zhuang đàn ca múa hát rất điệu nghệ. Người Tráng Zhuang đen Napo có nhiều điệu hát giao duyên. Người hướng dẫn viên của chúng tôi là một người Tráng Zhuang đã hát cho chúng tôi vài làn điệu nghe rất có âm hưởng của những bài hát giao duyên ViệtNam.

Đặc biệt nhất là họ có trò chơi tung còn giống như người Mường và các sắc tộc khác ở miền Bắc ViệtNam.

Tục ném trái cầu cho lọt vào vòng tròn trên đầu trụ.

Ném còn, tung còn là trò chơi nòng nọc, âm dương. Quả cầu tròn và đĩa tròn mang hình ảnh chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là chữ chấm nọc nguyên tạo (.) và chữ nòng vòng tròn (O). Chữ chấm nọc dương biểu tượng cho nọc, dương sinh tạo, bộ phận sinh dục nam nguyên tạo. Vòng tròn có lỗ là chữ nòng O có một nghĩa là bột phận sinh dục nữ nguyên tạo. Ném trái còn lọt vào vòng tròn để cho nòng nọc, âm dương giao hòa. Trong lễ cưới một vài sắc tộc ở miền Bắc Việt Nam (trong đó có người Mường?), chú rể cầm quả cầu, cô dâu cầm một cái vòng tròn có dán giấy kín biểu tượng cho màng trinh, họ đứng cách nhau một khoảng xa về phía hai họ. Chú rể phải ném cho tới khi quả cầu lọt vào được vòng tròn chọc thủng tờ giấy màng trinh mới chính thức trở thành người chồng. Tục ném còn nòng nọc, âm dương giao hòa này là một nét của cốt lỗi văn hóa lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng.

 Thờ mặt trời.

Lạc Việt Tráng Zhuang nằm trong Bách Việt Người Mặt Trời, có thần tổ là thần Mặt Trời Viêm Đế tức Tồ Hùng Viêm Đế của các Hùng Vương Mặt Trời thế gian.

Như chúng ta, Tráng Việt  Zhuang là một thứ Lạc Việt trong Bách Việt, Người Mặt Trời, như đã thấy họ thờ Mặt Trời còn vẽ lại trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây cách đây trên dưới 2.700 năm (Đạo Mặt Trời Của Bách Việt, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Cảnh Tế Lễ mặt trời, thờ mặt thời của Lạc Việt Tráng Zhuang vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây (ảnh của tác giả).

Thờ mặt trời cũng thấy qua sự thờ phượng trống đồng nòng nọc, âm dương.  Trống đồng Tráng Zhuang thuộc loại trống đồng tượng Nước Nguyễn Xuân Quang IV tức trống chệt Heger IV hình cái âu hay nồi úp thuộc đại tộc mặt trời Nước Lạc Long Quân.

Và còn nhiều nữa.

Kết Luận

Tóm lại người Choang, Tráng Zhuang là một nhánh Lạc Việt ruột thịt với Lạc Việt Việt Nam. Họ đã từng là một thành phần của nước Âu-Lạc, Tây Âu, Đông Âu (Đông Việt)… Nhánh đi xuống đất Lào, Thái trở thành các tộc Lào, Thái…

Ta có thể dựa vào những nét văn hóa thuần Việt của họ để điều chỉnh, sửa đổi lại những sai lệch của văn hóa Việt hiện nay, loại trừ hay gạt qua bên những gì đã bị Hán hóa hay những gì trùng hợp với văn hóa Hán tộc (dù cho họ có lấy của chúng ta và Hoa hóa đi) để tránh cho những thế hệ Việt trẻ và người ngoại quốc nhầm lẫn và ngộ nhận. Ví dụ ta có thể tìm lại vật tổ Lang Trời qua văn hóa Tráng Zhuang. Như đã nói ở trên, tên Zhuang (Rao) thường được viết là 獞 có một nghĩa là chó hoang  tức loài sói lang. Tên này viết với bộ khuyển (chó) cho thấy vững chắc là họ có vật tổ Lang Trời, Thiên Cẩu, vật tổ bốn chân sống trên đất của Lang Việt, khuôn mặt thiếu âm của Lạc Việt. Họ vẫn còn giữ tục Múa Chó Lúc Trẻ Em Chào Đời. Vật tổ Lang Trời này còn thấy trên trống thú biểu Mang Lang của liên bang Văn Lang là Trống Miếu Môn I. Chúng ta còn múa Lang Trời ở một vài vùng quê. Như vậy chúng ta phải làm sống lại tục múa Lang Trời Thiên Cẩu này. Vào dịp giỗ tết, nhất là giỗ Tổ Hùng Vương (từ TỔ bao gồm cả Hùng Vương truyền thuyết cõi tạo hóa và Hùng Vương lịch sử thế gian) ta phải múa cả ba linh thú biểu tượng cho ba cõi Đất, Nước, Trời. Ta phải múa Lì Hươu Sủa Mang Gạc có hai sừng hai mấu nhọn biểu tượng cho đại độc Đất dương Kì Dương Vương và múa Lân-Nai cái không có sừng biểu tượng cho Lửa đất âm (Âu Cơ nhánh Kì Dương Vương), múa Rồng giảo long (thật ra là giao long) biểu tượng cho đại tộc Nước Lạc Long Quân và múa Lang Trời Thiên Cẩu biểu tượng cho đại tộc Gió bầu trời Hùng Vương.

Khác với người Trung Hoa cổ cho rằng Bách Việt là những kẻ man di, mọi rợ, các khảo cổ học và các chứng cứ về cổ sử thời ban sơ cho thấy người cổ Việt đã văn minh đầy đủ như người trung nguyên. Các học giả Trung Quốc hiện nay cho rằng người Bách Việt  phía nam, tiền nhân, tổ tiên người Tráng Zhuang phải được xem là có nguồn gốc từ một nền văn hóa bản địa thời Tân Thạch ở vùng đông nam Trung Hoa.

Địa khai hay vật hóa thạch sọ Homo sapiens Liujiang cho thấy người Rao (Zhuang, Tai) đã sống ở Quảng Tây lâu hơn bất cứ nền văn minh nào.

Như thế xác thực là Bách Việt có một nền văn minh cổ đại bản  địa huy hoàng không thua kém gì nền văn minh trung nguyên. Nền văn minh Bách Việt đã đóng góp và ảnh hưởng rất nhiều lên nền văn hóa Hoa Hạ (Đạo Thời Mặt Trời Của Bách Việt).