Đồ đồng Đông Sơn

2021-09-23T09:53:04-05:00

Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi đá vôi và phiến thạch, phát hiện một số công cụ và vũ khí cổ bằng đồng.

Lưu bản nháp tự động

Ðịa điểm này thuộc làng Ðông Sơn huyện Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã Thanh Hóa 4,650m về phía Bắc – Ðông bắc. Sau đó các nhà nghiên cứu đã khai quật và sưu tầm hàng trăm cổ vật thuộc nhiều loại hình hiện vật khác nhau: công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang trí và tượng mỹ thuật. Thuật ngữ Văn hóa Ðông Sơn xuất hiện và nổi tiếng từ giai đoạn này.

Lưu bản nháp tự động

Tuy nhiên, hai mươi năm phát hiện văn hóa Ðông Sơn, các nhà nghiên cứu người Pháp và nước ngoài chỉ mới khai quật được vài địa điểm quanh khu vực Thanh Hóa và Quảng Bình. Do tư liệu lúc đó còn hạn chế, cộng với quan điểm thiên di và vay mượn chi phối nên các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu thường cho rằng chủ nhân của văn hóa Ðông Sơn không phải là cư dân bản địa mà là từ phương Bắc xuống hoặc từ phương Tây sang.

Lưu bản nháp tự động

Những thập kỷ tiếp theo, hàng trăm địa điểm thuộc văn hóa này đã được khai quật nghiên cứu; qua đó giúp ta hiểu được một quá trình phát triển liên tục, nội sinh qua bốn giai đoạn phát triển:

Sơ kỳ đồ đồng – giai đoạn Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

Lưu bản nháp tự động

Trung kỳ đồ đồng: giai đoạn Ðồng Ðậu, cách ngày nay khoảng 3300 năm đến 3500 năm.

Lưu bản nháp tự động

Hậu kỳ đồ đồng: giai đoạn Gò Mun, cách ngày nay khoảng trên dưới 3000 năm.

Cuối cùng là giai đoạn Ðông Sơn thuộc sơ kỳ đồ sắt, cách ngày nay khoảng từ trên dưới 2000 năm đến 2800 năm.

Lưu bản nháp tự động

Ðông Sơn là một nền nghệ thuật tạo hình đạt đến đỉnh cao về tạo dáng. Người cổ Ðông Sơn đã tạo ra nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng từ công cụ, vũ khí, đồ gia dụng, đến nhạc khí, đồ trang sức và tượng nghệ thuật.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Ấm nước bằng đồng
Lưu bản nháp tự động
Tẩu hút thuốc bằng đồng
Lưu bản nháp tự động
Muỗng và muôi bằng đồng
Lưu bản nháp tự động
Đèn đồng Đông Sơn

Lưu bản nháp tự động

Tính đa dạng này không phải chỉ mang ý nghĩa thực dụng gắn với từng loại công việc khác nhau như lưỡi cày để xới đất, lưỡi hái và nhíp để gặt lúa, rìu để cuốc đất, chặt cây, đóng thuyền, giũa để tu sửa khi rèn sắt, đúc đồng… mà còn biểu hiện ý đồ tạo dáng khác nhau phù hợp với khiếu thẩm mỹ của từng địa phương. Chẳng hạn người Việt cổ vùng thấp thích chế tạo trống đồng dáng cao, lưng thẳng; còn người vùng cao thích trống dáng lùn, chân thấp, lưng choãi.

Lưu bản nháp tự động
Trống đồng Ngọc Lũ

Lưu bản nháp tự động

Người vùng đồng bằng Bắc Bộ ưa loại lưỡi cày dáng hình tim, tam giác, còn người lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) thích lưỡi cày hình cánh bướm. Người Ðông Sơn có khiếu thẩm mỹ rất cao. Không chỉ những loại hiện vật có kích thước lớn, có công năng quan trọng như trống, thạp, thố, bình… mà hầu hết cổ vật Ðông Sơn từ công cụ đến vũ khí, từ dụng cụ sinh hoạt đến nhạc khí, tượng nghệ thuật… đều được trang trí nhiều loại hoa văn phong phú và tinh tế.

Lưu bản nháp tự động
Thạp đồng

Lưu bản nháp tự động

Hoa văn trang trí trên đồ đồng Ðông Sơn có thể phân ra thành hai loại cơ bản:

1/ Hoa văn người, vật dùng và động vật.

2/ Hoa văn hình học: phổ biến là hoa văn chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S.

Lưu bản nháp tự động
Hoa văn trên bề mặt trống đồng Hoàng Hạ

Tùy theo cách chế tác và hình dáng cổ vật mà những hoa văn trên được sắp sếp hài hòa và tinh tế. Thí dụ như vẫn các loại hoa văn chấm dải, răng cưa, gạch ngắn song song, vòng tròn… nhưng người Ðông Sơn đã bố trí rất khéo trên mặt cong của tang, lưng trống, mặt trống, lưng thạp, nắp thạp; hay ngay trên mặt một số cổ vật nhỏ như giáo, dao găm, rìu… hoa văn cũng được bố trí rất hài hòa tùy theo hình dáng của thân, mũi khác nhau. Chẳng hạn như trên chiếc rìu xéo: ở thân rìu có hình ba người trang sức lông chim đang múa, trên họng rìu có đôi cá sấu đang giao cấu. Trang trí Ðông Sơn đã gắn bó giữa dáng, hoa văn và sự chuyên môn hóa theo công năng của vật dùng.

Lưu bản nháp tự động

Ðặc biệt trống đồng Ðông Sơn – một nhạc khí cổ – là đỉnh cao nghệ thuật trang trí của đồ đồng thời đó. Trống Ðông Sơn là một kiệt tác nghệ thuật làm say mê nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm trong nước và trên thế giới, là bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng, kiến trúc, sản xuất, chiến đấu, lễ hội… của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Ðồ trang sức của người cổ Ðông Sơn được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như vỏ sò, gốm, xương thú, thủy tinh, mã não… nhưng một trong những loại thông dụng nhất là đồng. Không thể thống kê kết các loại đồ trang sức vì chúng rất đa đạng. Người xưa thường trang sức ở năm bộ phận cơ thể: tai, cổ, thắt lưng, tay và chân. Ở tai có vòng và khuyên; ở cổ có chuỗi hạt; ở tay có vòng, nhẫn và bao tay; ở chân có vòng và bao chân; ở lưng là khóa thắt lưng. Người Ðông Sơn không chỉ đeo vòng ở cổ tay mà còn đeo nhiều vòng từ cổ tay đến cánh tay. Bất kể già trẻ, nam nữ đều thích làm đẹp bằng đồ trang sức; ở làng Vạc (Nghệ An) các nhà nghiên cứu đã phát hiện những bao tay, bao chân, nhẫn đồng có gắn nhạc; chứng tỏ trang sức đã gắn liền với âm nhạc và ca múa.

Lưu bản nháp tự động
Khuyên tai bằng đá

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Bao chân, bao tay bằng đồng.
Lưu bản nháp tự động
Khoá thắt lưng bằng đồng, trang trí tượng rùa.

Tượng đồng nghệ thuật Ðông Sơn rất đa dạng gồm tượng người, tượng gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt, chó; các loài vật nhỏ như chim, cóc, nhái, rùa, rắn; các loài thú lớn như voi, hươu, hổ, báo. Tượng Ðông Sơn đa số là tượng trang trí gắn trên hiện vật, còn tượng rời thì ít. Tượng thường được gắn trên cán dao găm, cán muôi, vòi ấm, mặt trống, nắp thạp hoặc dùng làm chân đèn…

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Nhìn chung tượng Ðông Sơn có kích thước nhỏ hoặc rất nhỏ dùng làm đồ chơi, vật thiêng hoặc con giống. Tượng Ðông Sơn mang phong cách tả thực, hồn nhiên, biểu cảm; chẳng hạn như tượng hai người cõng nhau nhảy múa, tượng người trên cán muôi Việt Khê đang thổi khèn, tượng người trên cán dao găm… Về cách thể hiện, nghệ thuật tạc tượng cũng mang tính chất nhịp điệu, đối xứng như trang trí hoa văn; thí dụ như cảnh hổ vồ mồi, cảnh nam nữ yêu nhau trên nắp thạp Ðào Thịnh… đều được bố trí đối xứng qua tâm của nắp thạp, mặt trống.

Nhìn lại chặng đường dài phát triển của nghệ thuật tạo hình Ðông Sơn, chúng ta rút ra mấy nét tổng quát như sau:

Một là, thành tựu lớn nhất của giới nghiên cứu khảo cổ học và mỹ thuật cổ là đã khẳng định được nghệ thuật Ðông Sơn là một nền nghệ thuật bản điạ thuần Việt ,phi Hoa, phi Ấn. Nền nghệ thuật này không phải thiên di từ Trung Quốc xuống hay từ Bắc Ấn sang; nó được phát triển liên tục suốt hơn ngàn năm. Tuy nhiên nền nghệ thuật Ðông Sơn này không hề đóng kín, mà là nền Nghệ thuật mở, giao lưu nhiều với các nền nghệ thuật đồng đạo chẳng hạn trống đồng Ðông Sơn đã giao lưu đến khu vực trống đồng ở Hoa Nam, Ðông Nam Á lục điạ và Ðông Nam Á hải đảo.

Lưu bản nháp tự động

Ngược lại nghệ thuật tượng tròn của người Ðiền ở Vân Nam (Trung Quốc) đã ảnh hưởng đến tượng tròn Ðông Sơn. Một số yếu tố của các nền nghệ thuật đương thời Ðông Nam Á cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật Ðông Sơn tùy mức độ đậm nhạt khác nhau (Trích từ Vài nét về giao lưu văn hóa thời đaị kim khí trong bối cảnh lịch sử Ðông Nam Á của Trịnh Sinh – Tạp chí khảo cổ học số 3-1979).

Hai là, đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật tạo hình Ðông Sơn là hình tượng của con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài. Con người luôn hài hòa với thiên nhiên, với mọi vật nhưng luôn là trung tâm của thế giới. Con người đang lao động như đánh cá, săn bắn; đang vui chơi giải trí như ca hát, nhảy múa, đánh trống, thổi khèn; đang chơi thể thao như bơi lội hay đang cầm chắt vũ khí bảo vệ làng bản quê hương. Ðó là những con người bình dị, thuần hậu, chất phát, hiền hòa chứa đựng tính nhân bản sâu sắc. Cảnh vật quanh người cũng rất dể thương, dể mến như những nhà sàn mái cong đơn sơ, những con thuyền đang lướt sóng, những con cò bay lả bay la, những đàn cá lội tung tăng, những cặp bò đực bò cái, hươu đực hươu cái xen kẽ, những đôi chim trống chim mái, những đôi cá sấu đang giao cấu, bên những cặp trai gái đang yêu nhau… phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước, ước mong cuộc sống hòa bình hạnh phúc.

Lưu bản nháp tự động
Các hình khắc trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Lưu bản nháp tự động
Vũ khí Đông Sơn
Lưu bản nháp tự động
Giáo đồng

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Những mảnh giáp bằng đồng
Lưu bản nháp tự động
Khoá nỏ (máy bắn tên bằng đồng)
Lưu bản nháp tự động
Lay nỏ Cổ Loa
Lưu bản nháp tự động
Khuôn đúc tên
Lưu bản nháp tự động
Tên đồng Cổ Loa

Ba là, về thủ pháp nghệ thuật, người cổ Ðông Sơn miêu tả theo lối bổ nghiêng từ hình người múa, hình chim, hươu, bò… đều vẻ từ cách nhìn một phía chứ không nhìn thẳng mặt. Thí dụ như hình người múa trên mặt trống đồng được vẻ theo lối ngực nhìn thẳng, còn chân và đầu thì theo lối nhìn nghiêng. Hình chim bay từ chân, cánh và đuôi nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng. Phong cách miêu tả này dường như là cách nhìn mọi vật từ nhiều phía trong không gian mà ta thường gặp trong các nền nghệ thuật cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà… ở đây thế giới được thể hiện như một không gian khép kín.

Lưu bản nháp tự động

Người cổ Ðông Sơn còn dùng thủ pháp ước lệ: hình ngôi nhà sàn mái rủ sát đất trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, nhưng họ cũng không quên khắc cả những con người đang sinh hoạt trong nhà theo trí tưởng tượng của họ.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Mái cong Làng Đình Bảng

Tóm lại, Ðông Sơn không những là một nền nghệ thuật tạo hình lâu đời, một nền nghệ thuật bản địa có bản sắc riêng, khác với các nền nghệ thuật láng giềng đồng đạo mà còn là đỉnh cao nghệ thuật làm say mê nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm trong nước và trên thế giới. Ðó là niềm tự hào của chúng ta những con Lạc cháu Hồng.

Phụ lục 1: Một số hình ảnh các loại trống đồng Đông Sơn

Lưu bản nháp tự động
Trống đồng Sông Đà
Lưu bản nháp tự động
Bề mặt trống đồng Sông Đà.

Lưu bản nháp tự độngLưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Trống đồng Cổ Loa

Lưu bản nháp tự độngLưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Trống đồng Phú Phương

Lưu bản nháp tự độngLưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Trống Đồng Đông Sơn

Phụ lục 2: Đồ đồng Đông Sơn

Lưu bản nháp tự động
Đèn đồng Đông Sơn.
Lưu bản nháp tự động
Lưỡi cày đồng.
Lưu bản nháp tự động
Trồng đồng Sông Đà.
Lưu bản nháp tự động
Rìu đồng lưỡi hài, gót vuông.
Lưu bản nháp tự động
Dao găm đồng Đông Sơn.
Lưu bản nháp tự động
Thạp đồng Đào Xá.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Vật dụng bằng đồng.
Lưu bản nháp tự động
Rìu đồng Đông Sơn.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Một số loại kiếm đồng Đông Sơn
Lưu bản nháp tự động
Giáp chân giáp tay bằng đồng.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Giáp ngực bằng đồng.
Lưu bản nháp tự động
Lãy nỏ và kiếm đồng.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động
Lãy nỏ bằng đồng.
Lưu bản nháp tự động
Một số loại giáo đồng Đông Sơn.
Lưu bản nháp tự động
Chuông đồng có hình voi.
Lưu bản nháp tự động
Chuông đồng Đông Sơn.
Lưu bản nháp tự động
Một số loại chuông đồng Đông Sơn.
Lưu bản nháp tự động
Lọ đồng.
Lưu bản nháp tự động
Nhẫn đồng có hình trâu.
Lưu bản nháp tự động
Một số loại vòng, kiềng trang sức bằng đồng.
Lưu bản nháp tự động
Khóa thắt lưng bằng đồng trang trí hình rùa.
Lưu bản nháp tự động
Trống đồng Đông Sơn tại Selayar, Indonesia.
Lưu bản nháp tự động
Trống đồng Đông Sơn ở Tây Nguyên.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên
luocsutocviet

Dành cho quý vị