Home/Kiến thức/Di trú/ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA “THƯỜNG TRÚ NHÂN” VÀ “CÔNG DÂN”

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA “THƯỜNG TRÚ NHÂN” VÀ “CÔNG DÂN”

2020-05-07T09:31:42-05:00

Với những người quan tâm tìm hiểu vấn đề nhập cư và định cư quốc tế, hay du học sinh muốn lưu trú và làm việc dài hạn tại nước ngoài thì hai khái niệm “thường trú nhân” và “công dân” hẳn không còn xa lạ. Đây có thể được xem là đích đến của rất nhiều cá nhân do những quyền lợi hấp dẫn từ môi trường sinh hoạt, làm việc, học tập đến y tế từ các nước mang lại.

Lấy ví dụ, bạn có thẻ xanh Mỹ nghĩa là bạn là một thường trú nhân tại Mỹ nhưng chưa phải là công dân Mỹ. Để trở chính thức thành công dân Mỹ, bạn phải trải qua kỳ thi lấy Quốc tịch Mỹ.

Tuy cụm từ “thường trú nhân” và “công dân” đã phổ biến, nhưng đôi khi chúng ta vẫn còn những khúc mắc, nhầm lẫn về đặc điểm cũng như ưu thế của hai hình thức định cư này. Hãy cùng Grand Aster điểm qua định nghĩa và tính chất chung của hai khái niệm này:

 

Điểm giống nhau
·       Thường trú nhân và công dân của một quốc gia đều có quyền sinh sống và làm việc vô thời hạn tại quốc gia đó.·       Được học tập với chi phí miễn giảm trong các bậc trung học, và vay mượn nợ để học đại học.

·       Hưởng các quyền lợi về y tế, phúc lợi của quốc gia sở tại.

Điểm khác biệt
Chi tiết Thường trú nhân Công dân
Định nghĩa Cá nhân có visa thường trú nhưng không phải là công dân hay không có quốc tịch của quốc gia đang thường trú. 

 

Cá nhân đã có quốc tịch của một quốc gia.Có nhiều hình thức để một cá nhân có quốc tịch, bao gồm:

·  Được sinh ra tại quốc gia đó

·  Có ba hoặc mẹ hoặc cả hai là công dân của quốc gia đó

·  Kết hôn với công dân của quốc gia đó

·  Nhập tịch từ trạng thái thường trú nhân

·  Tham gia chương trình đầu tư lấy quốc tịch.

Gia hạn tình trạng nhập cư Tuy có thể cư trú vĩnh viễn, nhưng phải thực hiện gia hạn tình trạng hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng thường trú của mình sau vài năm, và phải thực hiện gia hạn không ngừng để duy trì trạng thái “thường trú nhân”. Không cần phải gia hạn tình trạng.
Passport Không có. Do thường trú nhân không phải là công dân của quốc gia đó, nên khi xuất ngoại phải mang theo giấy tờ chứng minh trạng thái thường trú và passport của quốc tịch gốc. Có passport, và tùy theo chính sách ngoại giao của từng quốc gia mà công dân của quốc gia đó có thể nhập cảnh quốc tế mà không cần xin visa, có khi lên đến hơn 150 quốc gia.
Thời gian xuất ngoại Hạn chế. Do không được rời khỏi quốc gia thường trú một thời gian quá lâu (quy định thời gian tùy quốc gia), nếu không có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú hay bị từ chối nhập cảnh. Không hạn chế thời gian xuất nhập cảnh
Khả năng bị trục xuất Có khả năng bị thu hồi tình trạng “thường trú nhân” và trục xuất nếu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, lạm dụng phúc lợi xã hội hay rời khỏi quốc gia thường trú quá lâu. Không bị trục xuất hay tước quyền công dân vì bất kỳ lý do gì, trừ việc giả mạo hay gian dối trong thủ tục nhập tịch ban đầu.
Quyền lợi y tế, giáo dục và chính sách phúc lợi Một số quốc gia đưa ra các yêu cầu nhất định, ví dụ thời gian chờ, hay áp đặt hạn chế về chương trình bảo hiểm sức khỏe, các chính sách phúc lợi mà thường trú nhân có thể nhận. Không chỉ có thể nhận mọi quyền lợi của nước đó, mà còn có thể nhận được nhiều lợi ích từ các hiệp hội/tổ chức khu vực mà quốc gia đó là thành viên.
Bảo lãnh nhân thân Có thể bảo lãnh gia đình mình, nhưng sẽ chịu một số hạn chế về thời gian chờ, nhân thân được bảo lãnh. Có thể bảo lãnh gia đình trực hệ, ba mẹ, và anh chị em (tùy quốc gia) trong thời gian ngắn hơn so với thường trú nhân.
Tham gia chính trị Không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử hay gia nhập các tổ chức/cơ quan chính phủ, quân đội và quốc phòng nhất định. Toàn quyền ứng cử, tuyển cử và tham gia vào hệ thống chính trị, quân đội.
TH/ST

Dành cho quý vị