Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết.
Có nhiều sự tương đồng về từ vựng giữa hai ngôn ngữ. Có thể nhìn thấy điều này bằng cách tra các tài liệu song ngữ Việt – Chàm. Nếu vận dụng kiến thức tiếng Việt và văn hóa Việt nói chung để mở rộng thêm thì có thể nhận thấy số lượng các cặp tương đồng thực ra còn lớn hơn rất nhiều.
Sau đây là một số ví dụ.
– Từ “chụp” được ghép tương ứng với từ pah. Nếu đưa thêm từ “bắt” thì ta có cặp từ pah – bắt, khá tương đồng về cả âm và nghĩa.
– Theo từ điển thì từ “tuyên bố” tương ứng với các từ: 1. Pađang Akhan; 2. Chrang
Nếu thay “tuyên bố” bằng từ “chiềng”, như trong cụm từ “chiềng làng chiềng xã” của người Việt, thì có thể thấy cặp chiềng-chrang” khá gần nhau về cả âm và nghĩa.
– Từ “chiến”, mang nghĩa là đánh nhau, được cho tương ứng với từ mưthuh. Nếu thêm vào từ “thụi”, tên một hình thức đánh nhau thuộc loại nguyên thủy của loài người, thì ta sẽ nhận thấy có sự gần gũi cả về âm và nghĩa giữa “mưthuh” và “thụi”.
– Từ “bui”, một từ cổ trong tiếng Việt (bài thơ Nôm số 05 trong loạt bài Thuật hứng của Nguyễn Trãi, từng được đưa vào sách giáo khoa, có câu: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” ), được cho là tương ứng với từ “với”hay “cùng”. Hiên trong tiếng Chăm có một từ mà chúng ta có thể ghi là Puik, có cùng nghĩa.
– Từ “chạ” trong cặp từ “kết chạ” của văn hóa quan họ Bắc Ninh, nói về tục hai làng quân họ kết thân với nhau. Trong tiếng Chăm có từ chak, mang ý nghĩa là cùng nhau. Ngoài ra người Chăm cũng có từ “toh”, mang ý nghĩa là “hát hò”.
– Từ “chapah” trong tiếng Chàm tương ứng với “chặt” hay “phạt” trong tiếng Việt. Điều này cho thấy rất có thể cả hai từ tiếng Việt đều là biến thể của từ chapah, từ hai cách nhấn trong âm khác nhau.
– Theo từ điển thì tính từ “trong”, chẳng hạn chỉ nước trong, tương ứng với từ changèh. Nếu thay bằng từ “trong veo” sẽ cùng với changèh làm thành một cặp khá tương đồng về cả âm và nghĩa. Nếu chứng minh được hai ngôn ngữ là cùng gốc thì có thể cho rằng “trong veo” là biến thể của changèh.
Sau đây là bảng liệt kê tôi tạm lập được, thực tế phải rút bớt khoảng 70% vì quá dài.
CHÀM VIỆT (từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa)
1 ahauk tàu, thuyền
2 ak con quạ
3 ac/riăc ác, hung
4 achoh trở. Achoh akok = trở đầu
5 amek mẹ
6 annưk nok nòng nọc
7 anưk kachua con cả
8 ao áo
9 ăpthặp thật, trung thực
10 apuk vụ (d)
11 atăt tục, lệ, luật, phép tắc
12 athăn nạc, thịt nạc, thịt thăn
13 atuk thông tục, lóng (d)
14 ban bàn. Ban chiac pakao = bàn xắt thuốc
15 bangsa/păngsa băng, bang, dân tộc, nước
16 bao bào (cái bào, việc bào)
17 bi bi
18 chaèh thằng
19 chabang chạc, chạng nạng (chỗ rẽ cành cây)
20 chaik chái, hè (nhà
21 chak giạ (d)
22 chăn đê (tức là để chặn)
23 chanăn văn chân, đế
24 changèh trong (t). Ia changèh = nước trong
25 chanức nốc, thuyền thúng
26 chanuik nút, giao điểm
27 chareh sen
28 che trà
29 cheng chiêng. Ông Cheng = nhạc công đánh chiêng
30 chiên tiền
31 chiêu chiếu. Lang chiêu = trải chiếu
32 chim chim (d)
33 chamòng mộng (d)
34 chamằu trâm (d)
35 chamroh thô
36 chăn đê (tức là để chặn)
37 chanăn văn chân, đế
38 chăn đê (tức là để chặn)
39 chanăn văn chân, đế
40 changèh trong (t). Ia changèh = nước trong
41 chanức nốc, thuyền thúng
42 chanuik nút, giao điểm
43 chareh sen
44 che trà
45 cheng chiêng. Ông Cheng = nhạc công đánh chiêng
46 chiên tiền
47 chiêu chiếu. Lang chiêu = trải chiếu
48 chim chim (d)
49 chăt thật
50 chau chậu, âu
51 chô chỗ (d)
52 chôh chồi, búp
53 chon đụn, đống.
54 hala lá
55 halăk người lạ
56 ikan chaklek cá lóc
57 ikan kruak cá rô
58 kah cạnh, phía, bề
59 kahề hề, hài
60 kai cái, cây.
61 kalăn lăng (d)
62 kalong phong. Chiơng kalong = trúng phong
63 kauk/kăuk tộc, cùng nhau. Bôh kauk = thấy nhau (chộ nhau). Akok kăuk = trưởng tộc
64 kuan quan (d)
65 luh lũ, lụt
66 mưnga ngai
67 akok óc, đầu. Xanưng pachah akok = nghĩ nát óc.
68 chabôi môi
69 channău ngón
70 klon trôn
71 klu dái
72 kok kalok cặc, quy đầu
73 mưta mắt
74 prôik ruột
75 tangi tai
76 tăuk tim
77 tung bụng
78 ia khik khí, tinh dịch
79 thăn thân (d), phận, thân phận
80 nha nhà
81 nưkăn nước, xứ sở
82 ok ngọc
83 pai đoài, hướng tây
84 panok bọn, bọn nó
85 patic bình trà, ấm tích
86 pay khoai (d)
87 phat phách, hồn
88 phik Phật, Bụt
89 rai/đơi đời (d), triều đại
90 raneh trẻ ranh, trẻ nhỏ
91 tai trại
92 tangơi ngô, bắp
93 tanưh pachah lỗ nẻ, lỗ nứt
94 tapên/tapiên bên, bến, mom. Tapên krong = mom sông
95 tapien biên, lề (d)
96 têt tết
97 thek thế, dáng
98 toi tỏi
99 truh trụ cây
100 tuik tội
101 uih ổi
102 un lợn, heo, ủn
103 vaik vạt, thửa.
104 vơh vực (d)
105 waw sáo
106 xăk xác
107 toh/atoh hò, hát
108 brang rạng đông, hừng đông
109 charong chông
110 kău tao, tau
111 chakau (con) gấu
112 brong bọng. Puh brong ala an hamu = đặt bọng ở bờ ruộng
113 ahu hui, thui (đg)
114 athah thỏa, tọai (đg)
115 avah/kuaik vẫy, ngoắc
116 băng ăn (phía nam phát âm là ăng). Băng pặt = ăn vặt. Băng dih = ăn nằm
117 aik ách tắc, trì trệ
118 akhin kiêng
119 atăn răn, khuyên
120 bay bay
121 beh bể, sứt, vỡ
122 bek mặc (đg)
123 bek vẻ, dấu hiệu
124 biai bày, chỉ
125 biên biên, ghi, chép
126 binah nửa (một bên)
127 bit bịt, trám
128 blach tách, chẻ
129 blah nhái, bắt chước
130 blang láng, trải
131 blauh xong
132 blênh nghênh, nghiêng. Pabliêng = làm cho nghiêng
133 blo ló, lòi, nhô. Pablo = làm cho ló ra
134 boh moi, khoét
135 bôh chộ, thấy
136 bơk bẻ, uốn, nắn
137 bông sạch. Bông baik = sạch bong
138 buh bỏ vào, cất, đặt
139 buh jru bùa, yểm độc (đg)
140 buw bêu, nhắc tên
141 chah/chapah phát, phạt, chặt
142 chait nhảy
143 chak rủ, cùng nhau, cạ, chắc (tiếng miền trung)
144 chăk chảy, rỉ, nhỉ
145 chăk chửi, xỉ vả
146 chaka chặn, ngăn ngừa
147 chakơh cắc cớ
148 chalah lạc (đg). Anưk chalah ti amek = con lạc mẹ
149 chalơh bỏ rơi, bỏ lơ
150 chalờh lở, sạt, sập
151 cham giam (đg)
152 chamòng mộng
153 chamroh thô
154 chăn văn, a chăn chặn, trở ngại
155 chanưk nứt
156 chanừk đã nư, phỉ, thỏa
157 chao chịu, đồng ý
158 chao/jaw ka giao, giao phó, trao, trả
159 chăp chắp, chấp, nối
160 chapah phạt. Chapah ka kleh hachung= phạt cho đứt ngọn
161 charok chõ vào, xen vào
162 chaua chửi bới
163 cheh lèn, chèn, chét, nhét
164 cheh nặn, chế ra.
165 chek cho (tr). Likău anit chek = xin thương tình cho!
166 chek để (đg). chek tanan = để đấy.
167 chek mat để ý, để mắt
168 chek thoh để thôi, để khỏi
169 chiăk cắt, xắt
170 chiang chằng, ràng
171 chik prec chê bai
172 chit dịch (d), dịch bệnh
173 chiuk chịu (đg). Chiuk padik = chịu đau
174 choh chọt, đào
175 choh thọt, què
176 chôh trổ, nở
177 chong thông, khai thông
178 chruh rơi, rụng, trút
179 đik đi (lên phương tiện để đi)
180 ep ép. Ep anưk = ép con
181 hao hao, tốn
182 harăt rặt
183 hok hóc (đg). Hok talang = hóc xương
184 iêm ếm, yểm
185 kleh lẻ, vụn, viên
186 kacha cả, tất cả
187 kadong đọng
188 kăn cân (đ)
189 kăn cán, cán. Kăn amra = cán rựa. Kăn vah = cần câu
190 kăp cặp, đôi. Tha kăp lii = một cặp thúng
191 kapak đi bộ (bước)
192 dik lên, đi bằng phương tên
193 kapum bụm, ngụm, ngậm
194 kek, pakek cắn
195 khai khai (đg). Khai ka kauk = khai cho mau
196 khwai kakuh quỳ lạy (khwai = quỳ; kakuh = cúi)
197 klăuk đau
198 klơn trơn
199 klưc trừ
200 ktoh tụng
201 kung cong
202 liêk liếc. Liêk mưta = liếc mắt
203 liơng hưởng (đg)
204 lôi lội, bơi
205 mưnuh nũng
206 mưtuih tủi
207 ngo thông, ngộ
208 nưh nứt
209 ơn ơn. Ngak ơn = làm ơn.
210 pachoh so, chọi
211 pachup giúp
212 pađao đố (đg)
213 pah vả, bạt, tát. Pah tamư bok = vả vào mặt
214 păk mặc, tùy
215 pakah cất, dẹp
216 pasai sai bảo
217 pasang rọi sáng
218 pasut/pachuh khích, kích, xúi, xút (đg).
Pasut urang mưthao kăuk = xút người chử nhau
219 patăk liền, liên tục. Klau thun patăk = ba năm liên tục
220 pathău tâu
221 pek bẻ, bẩy, khẩy, hái (đg)
222 phak/dah/chrah phá, rã (đg)
223 phok phó, phụ
224 ploi rồi, xong
225 poch/pôik đọc
226 radam đậm, xẫm
227 roh lòi, lộ ra
228 song khai, song, xong (t). Bău song = Mùi khai (xong)
229 suah đột xuất
230 tăk tại, ở tại.
231 tăm sâm
232 tamưthuk thừ, tư lự
233 tan/tăn mai táng, táng
234 tan/tăn tận, tới
235 tăng/dơh dừng (đg)
236 tasok xó
237 tatah phân tán
238 thai thay, đổi (đg)
239 thăn thành (d). Thăn piuh = thành lũy
240 thău thấu, hiểu, biết. Thău ơn = biết ơn.
241 thêt thết, khao. Thêt pidak = thết đãi
242 threng xích . Talay threng = dây xích
243 thunău thuật, phép
244 thutruh thù nghịch
245 thuuk thưa,trình
246 trưk sực, xực
247 trun sụt, trụt, sa sút
248 tuk lúc
249 uan oan. Uan lô lingik = oan lắm trời ơi
250 uh lùi, vùi, ủ. Uh hapay = ủ khoai
251 veh rẽ, ghé, qua, quẹo. Veh tamư ravăng = rẽ qua thăm, ghé
252 langui lặng, vắng
253 ahay hay (t)
254 alah lười
255 anit ái, yêu, thương.
256 atah xa. Tok atah = ở xa
257 binai nái, mái, gái
258 brơk dơ, bẩn
259 chamlap ba láp, xỏ lá
260 chăk chắc (t)
261 changèh trong (t), trong veo
262 takloh lòa, mù, đui
263 talak lệch (t)
264 tasauk nhục (t)
265 hơn hơn (t)
266 khô khổ (t)
267 khơh khéo (t)
268 luk lú lẫn (t)
269 xăc xấc, hỗn xược
270 trăn trân, sượng
271 sak xấu
272 sôn lộn xộn
273 tah tỏ (t)
274 chao xanh xao, xanh như lá
275 kachang vàng mơ (t). Poi uih kachang = trái ổi vàng
276 tiak đỏ tía (t)
277 taha già, tà (vd: trăng tà).
Tangơi taha pachơ = trái bắp đã già rồi. Taha kưk = cực già
278 vên vện (t)
279 xêh xinh
Nhận xét: Mức tương đồng lớn cho thấy đây không phải là sự vay mượn của hai dân tộc cạnh nhau. Như đã phân tích về các trường hợp ở đầu bài, có thể nói rằng tiếng Chàm là một nguồn cơ bản tạo nên tiếng Việt ngày nay.
Tôi còn nhân thấy mối liên quan giữa từ Hán Việt và từ ngữ Chăm và Việt. Sau đây là một vài ví dụ:
– Từ “cố”, nghĩa là ngó, nhìn. Chữ Hán và bính âm Trung Quốc là | 顧 gù, gu |, âm Chàm là iok. Rõ ràng âm Hán Việt nằm gần âm Chàm hơn là âm Trung Quốc.
– Từ “thằng”, nghĩa là sợi dây. Chữ Hán và bính âm Trung Quốc là |繩 min/shéng |, âm Chàm là threng. Âm Hán Việt cũng gần với Chàm hơn là âm Trung Quốc
– Từ “tân”, chữ Hán là 港, có nghĩa là bến nước. Từ này đọc theo âm Quan thoại và Quảng Đông lần lượt là găng, hòng và gong. Rõ ràng việc phát âm là “tân” phải đến từ một cơ sở khác. Người Chàm gọi bến là tapiên. Có một sự gần gũi về âm ta-tân, piên-bến. Có thể âm trước của tapiên được lấy để ký âm chữ Hán, âm sau biến thành từ bến.
– Người Trung Quốc có hai từ chỉ sóng, là 波 (đọc là bei hay bo) và 涛 (tao, táo), thường để phân biệt sóng nhỏ sóng to. Âm Hán Việt của hai từ này là “ba” và “đào”. Người Chàm dùng chung một chữ là padiăk. Có thể thấy rằng nếu tách hai âm tiết của chữ padiăk thành hai từ thì âm của chúng khá gần với âm Hán Việt của hai từ trên.
Đặc biệt là có nhiều dấu hiệu kết hợp giữa âm Chàm và âm Trung Quốc để tạo thành âm Hán Việt. Lại còn có nhiều dấu hiệu cho thấy việc sử dụng luôn âm Chàm. Để trình bày gọn các ví dụ, tôi sử dụng cấu trúc sau:
Từ Hán Việt; nghĩa của từ | chữ Hán và bính âm | từ biểu thị âm Chàm. Dấu hiệu kết hợp (nếu có). Nếu phần dấu hiệu này không ghi, nghĩa là âm Hán Việt giống hay gần giống âm Chàm.
1 ác; ác |惡; ě, wū/ ngok, ok| ac/riăk
2 thú; thú | 兽 shou | athun. Athun + shou
3 thi; thây | 尸 shi | atuw. Atuw + shi
4 áp; ép, nén | 壓 yà/aat | ep. Aat + ep =
5 hữu; bên phải | 右 yòu | hanuk. Hanuk + yòu
6 hữu; được, có | 有 yòu | hu. Hu + yòu
7 phong; phong | 風 – fēng | kalong. Fèng + kalong
8 hưởng; hưởng | 享 xiăng/hoeng | liơng. Hoeng + liơng
9 huyệt; huyệt | 穴 jué/jyut | liơng hạt. Hạt + jyut
10 độc; đọc | 讀 dòu/dú | poch. Dòu + poch
11 tại; tại | 在 – zài/zòi | tăk. Tăk + dài
12 táng; mai táng | 塟 – sang/sàng | tan. Tan + sang
13 số; số (phận) | 数 shù | thô. Shu + thô
14 thâm; sâu, thâm | 深 shen/sam | thong. Thong + sam = thâm
15 thuật; phép, thuật | 術 shù/zhú/seut | thunău. Thu + seut
16 đệ, em, môn đệ | 弟 dì/dai/tai | xêh. Dai + xêh
17 xà; rắn | 蛇 chí, se | ula. Se + ula
18 sư; thầy | 師shi | kru/krư. Shi + krư
19 tụng; tụng | 讼 róng, sòng/zung | ktoh. Ktoh + zung
20 đại; đời | 代 dài/doi | đơi. Đơi + dài
21 túc; chân | 足 zù/zúk | takai. Takai + zúk
22 quỵ; quỳ |跪 gùi, goài| khwai. Khwai + gùi
23 vận; thời vận, vận mệnh | 运 yùn, wàn | văk. Văk + wàn
24 trá; giả, dối | 詐 zhà, zaa | chơk. Chơk + zaa
25 vọng; mong | 望 wàng/mong | mong. Wàng + mong
26 chủ; ông chủ | 主 zhu | pachai. Pachai + zhu
27 tục; phàm tục | 俗 sú, zuk | tunda. Tunda + zuk
28 quật; cuốc, đào | 掘 ze, gwat | kwơk. Kwơk + gwat
29 bách; bức, bức bách | 迫 pai, pò/baak, bik | pauk. Pauk + baak
30 ngạc; kinh ngạc, kinh hãi | 噩 è/ngok | tapatuăc. Ngok + Tapatuăk
31 thố; cắt, tách | 剒 coù/co, cok | tathat. Tathat + co
32 thất; mất | 失 sì, sat | tathat. Tathat + sat
33 thông; thạo | 通 tòng, tóng, tung | thău tanat. Thău + tung
34 thân; thân (gần gũi) | 親 qin/can | thon. Thon + can
35 tầm; tìm | 寻 xín, xún, cam | tuah. Tuah + cam
36 chân; thật | 眞 zhēn, zan | chăt. Chặt + zan
37 vực; vực |域 yù, wik | vơh. Vơh + wik = vực
38 khang; khỏe | 康 – kang | khăng. Khăng + kang = khang
39 chân; thật, thực | 真 zhen, zan | hachăt (chính). Chăt + zan
40 hoàng; màu vàng | 黄 huáng, wong | kachàng (màu vàng). Hoáng + kachang
41 đế; vua | 帝 dì, dai | tê (đấng ). Dai + te
42 xú; xấu (nết)| 丑 chou | sak. Sak + chou
43 bá; bác | 伯 bà/bó | va. Bó + va
44 tiết; tết | 節 – jie/zit | têt. Têt + jie
45 thi; xác chết | 屍 shi | thăn. Thăn (thân) + shi
46 phá, phá, rã | 破 pò | phák
47 ba, đào; sóng nhỏ sóng to | 波 bei, bo & 涛 tao, táo | padiăk
pa – ba; diăk kết hợp tao thành đào
48 cắng; gắng | 亙 gèn, gang | ahak lấy âm ắc
49 túc; sẵn, lưu lại | 宿 sù, xìu, sau, suk | tok
50 tại; ở, tại | 在 zài, zòi | tait (yên ổn)
51 cung; cây cung | 弓 gòng | kung (nghĩa là cong)
52 ách, trì trệ | 厄 è, ak | lấy từ aik (nghĩa là hẹp) tạo thành
53 ái; yêu | 愛 ài, ngòi | anit
54 thù; thù địch | 讐 chóu/cou | thutruh
55 chế; làm ra, chế ra |製 zhì/zai| cheh
56 tác; làm, khởi nên | 作 zuo/zok | chuăk
57 tục; tục, thói quen |俗; sú/zuk| atuk
58 lăng; lăng |陵 lính| kalăn
59 căn; cán, gốc |根gen/gan | kăn
60 cân; (việc) cân | 斤- jìn/gan | kăn
61 khổ; khổ, vị đắng | 苦 gu,ku/fu | khô
62 trừ; loại bỏ, phép trừ | 除 chú/shú | klưc
63 ngọc; ngọc | 玉 yù/zuk | ok
64 tâu; tâu | 奏 – zòu | pathău
65 phó; phó, phụ |傅 fù | phok.
66 tân; bến | 津 zin/zeon| tapên/tapiên
67 tồn, tồn, còn | 存 – cún |tok
68 thứ; (con) thứ |庶 shù | tưh.
69 tội; tội | 罪 zuì |
70 mộng, mộng | 夢 méng, mèng, mung | chamòng
71 yếm; ếm, yểm | 厭 – ya, yan, jim | iêm
72 tâm; tim |忄páng, shù, xìn | tăuk
73 thân; thân |身zoan/gyn, san | thăn
74 thoái; rút, thoái |退 tùi/teoi | thuăk
75 địa; đất | 地 de, di/dei, deng | kadhir
76 ngộ; thông, ngộ | 寤/wù | ngô
77 phách; hồn, phách |魄 bó, pò, bok | phat
78 tư; thương, nhớ | 思 sai/si | tăn
79 trang; nhà lớn, gia trang | 庄 zhoang/zong | thang
80 thằng; sợi dây |繩 min/shéng | threng
81 tòng; giúp, phụ | 从- cong, cóng | tong
82 văn; lời văn |文 wén/wèn | vahi
83 thành; thành lũy | 城 chéng, zian/seng | thăn
84 chế; hạn chế, ngăn cấm | 製 zhì, zai | a chăn
85 khốc; khóc | 哭 ku, huk | chok
86 cấm; ngậm miệng | 唫 jìn, zam | kamlo (câm)
87 tục; nối | 續 xù, zuk | patuc
88 bàn; bàn, mâm | 盤 pán, xoán, pun | ban
89 nữu; nút | 鈕 châu, nau | chanuik
90 cát; cắt | 割 gè, got | chiăk
91 cố; ngó | 顧 gù, gu | iok
92 khởi; gợi, khơi, mở | 啟 qi, kai | kơh
93 tiền; tiền bạc | 錢 zian, quan/cin,zin| chiên
94 tận; tận, tới |盡 zìn/zeon | tan/tăn
95 tán; phân tán, tan | 散 sàn/săn | tatah
Hiện tượng này không thể không thể coi là trùng hợp ngẫu nhiên.
Kết hợp với loạt bài viết đã công bố suốt hơn một năm qua, xin đưa ra các nhận định sau:
1. Tiếng Chàm là một trong các nguồn chính giúp hình thành tiếng Việt ngày nay.
2. Hệ thống phát âm Hán Việt được xây dựng trên cơ sở ngữ âm tiếng tiếng Chàm, cũng tức là ngữ âm bản địa ở Việt Nam. Đây là điều trước đến nay người ta không biết, vì vậy đã phát sinh một nhận định sai lầm rằng âm Hán Việt là các âm Hán cổ, từ đó quy tiếng Việt vào một dạng phương ngữ Hán. Cách xây dựng từ này là một cơ sở nhất quán để tạo thêm từ mới, đồng thời rõ ràng sự kết hợp ngữ âm tạo ra sự liên tưởng, giúp người học dễ nhớ.
3. Việc hình thành hệ thống âm Hán Việt không thể là những nỗ lực tự phát và rời rạc, mà phải là công trình của một chế độ. Như các kết quả tôi đã tìm được, thì không chỉ miền Trung mà cả miền Bắc Việt Nam đều từng thuộc một quốc gia mà sử Trung Quốc gọi là Lâm Ấp. Quốc gia đó do những người đến từ phía nam lập ra. Nếu để ý thêm rằng hệ thống chữ có tên là chữ Nôm, cũng sử dụng phép mượn âm, để bổ khuyết cho mảng từ mà các chữ Hán có sẵn không thể biểu thị được, chắc chắn được tạo ra gần với giai đoạn tạo chữ Hán, và việc người Quảng Nam thì Nam cũng gọi là Nôm, thì có thể cho rằng hệ thống âm Hán Việt và chữ Nôm được hình thành trong giai đoạn Lâm Ấp (thánh địa là đất Quảng Nam) nói trên, từ năm 193 đến 604. Nếu hệ thống này được tạo ra từ thế kỷ 10 trở về sau thì sử hẳn phải ghi lại, thế nhưng thực tế không có.
4. Lâm Ấp, hay các tên sau này như Hoàn Vương, Chiêm Thành hoặc tên gọi Champa, Chàm là chỉ quốc gia chứ không phải chỉ dân tộc với nghĩa chủng tộc. Triều đình Lâm Ấp bị đẩy ra khỏi đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ năm 605 bởi nhà Tùy, từ thế kỷ 10 trở về sau họ lại tiếp tục bị đẩy dần xuống phía nam, đến thế kỷ 19 mới bị chấm dứt hẳn. Nhóm dân đi theo triều đình Chàm đến cùng và nhóm ở sẵn đó rốt cuộc đã trở thành một cộng đồng riêng mà người ta cứ cho là một dân tộc. Những người ở lại với triều đình Đại Việt thì gọi là người Kinh Việt, không kể các sắc tộc thiểu số