Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng khu vực phía nam

Không chỉ là điểm tham quan tâm linh nổi tiếng, những ngôi chùa tại TP.HCM còn sở hữu lối kiến trúc đa dạng và ấn tượng, thu hút giới trẻ đến tìm hiểu, check-in.

Chùa Bửu Long (quận 9): Chùa Bửu Long là công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp giữa tinh hoa nhà Nguyễn và văn hóa Đông Nam Á. Ngôi chùa nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km, giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng, mang nét đẹp tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Nơi đây được rất nhiều người lựa chọn làm điểm đến chay tịnh, ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn khung cảnh bình yên, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả. Ảnh: Dimotngaydang, lahuga25.

 

Ngôi chùa được chạm trổ tinh tế, lấy màu trắng làm chủ đạo, kết hợp cùng gam vàng rực rỡ ở phần chóp mang hơi hướm Thái Lan. Check-in ở đây, nhiều người sẽ lầm tưởng bạn đang lạc ở xứ sở chùa vàng. Chùa đón khách từ sáng đến 11h, sau đó 14h mới mở lại. Bạn nên tận dụng khoảng thời gian buổi sáng không khí mát mẻ, trong lành để có những tấm ảnh sống ảo đẹp nhất. Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, quận 9. Ảnh: Nhanthanh.99, tanyadtt.

 

Chùa Bà Thiên Hậu (quận 5): Ngôi chùa hơn 200 năm tuổi được biết đến là chốn linh thiêng giữa đất Sài thành phồn hoa, náo nhiệt. Mỗi dịp lễ Tết, người dân Sài Gòn thường ghé đến để thắp hương cầu năm mới bình an. Ảnh: Thuc.0201.

Không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, ngôi chùa còn mang giá trị kiến trúc, điêu khắc lâu đời, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vừa bước vào cổng, bạn sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc, cổ xưa đặc trưng của người Hoa. Nhiều đường nét chạm trổ, hiện vật có giá trị về mặt lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ đến ngày nay. Nơi đây cũng là địa điểm yêu thích của giới nhiếp ảnh. Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh: Courtneysuzz, luvistuann.

Việt Nam Quốc Tự (quận 10): Việt Nam Quốc Tự được xây dựng đầu năm 1964, là ngôi chùa nổi tiếng cổ kính, tinh xảo đến từng đường nét, mang đậm phong cách kiến trúc của người Việt. Ngôi chùa nổi bật nhờ bảo tháp 13 tầng, cao 63 m mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh. Nhiều du khách đến đây lễ phật cũng như tận hưởng không khí trong lành, tịnh tâm hiếm có giữa lòng TP.HCM náo nhiệt. Địa chỉ: 246 đường 3 Tháng 2, Quận 10. Ảnh: Phương Duy, x0x0mtee.

Chùa Ngọc Hoàng (quận 1): Được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, đến năm 1984, chùa được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng. Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, tọa lạc ngay giữa lòng thành phố. Nơi đây khoác lên mình vẻ đẹp trầm mặc thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương. Bên cạnh nét kiến trúc đặc trưng của người gốc Hoa, chùa còn có một hoa viên lớn tuyệt đẹp với hồ cá, hồ rùa cho bạn tha hồ chụp ảnh. Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, quận 1. Ảnh: Dabaongoc, jade_vissel.

Chùa Ông (quận 5): Chùa Ông, nơi thờ Quan Công, có tên gọi khác là Nghĩa An Hội Quán. Nếu dịp đầu năm mới, người dân TP.HCM rủ nhau nô nức lên chùa để cầu bình an, may mắn thì ngày thường, ngôi chùa hiện lên với vẻ đẹp yên ắng, thanh tịnh trên con đường sầm uất, đông xe cộ. Chỉ cần diện một bộ trang phục kín đáo, rực rỡ, bạn sẽ có ngay bức ảnh check-in “triệu like” tại chùa. Địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh: Iamnpthao, lee_mew, lengloo, zenchen82.

Phù Châu miếu (quận Gò Vấp): Phù Châu miếu hay còn có tên miếu Nổi nằm trên một cồn nhỏ của sông Vàm Thuật. Do địa hình đặc trưng, bạn phải lên đò để ra miếu. Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, nơi này còn thu hút khách tham quan với kiến trúc độc đáo. Miếu chứa hàng trăm tượng rồng lớn nhỏ, được ốp bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc, sống động và tuyệt đẹp. Đa số du khách ghé ngôi chùa độc đáo này để lễ phật, thả cá phóng sinh. Địa chỉ: quận Gò Vấp. Ảnh: Sosi_dlac, chiulee162.

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Đôi Giày Rách Và Hai Đồng Tiền

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người...

Cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Hùng Cường là tên tuổi lớn của làng nghệ thuật miền Nam trước năm 1975, là một nghệ sĩ đa tài và tài hoa bậc nhất, nổi danh ở nhiều...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

“Ban Tuổi Xanh” và những bài hát thiếu nhi trước năm 1975

Nếu có một gia tộc nào đóng góp nhiều nhất cho nền tân nhạc Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến nhà họ Phạm của vợ chồng ông bà Phạm...

Cậy người không bằng chắc ở mình

Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái...

Nguồn gốc của những cây đèn đồng Đông Sơn

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm,...

Lịch sử đế chế La Mã

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ,...

Giải mã bài hát ‘huyền bí’ Bắc kim thang cà lang bí rợ

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim...

Sự thật chuyện vua quan Nguyễn coi than đá là “Quái vật”?

Trong cuốn “Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn” của ông Phạm Khắc Hòe, (ông Hòe nguyên là Đổng lý Ngự tiền Văn phòng triều Bảo Đại trước tháng 8/1945. Ông...

Nước Là Thủy

Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy 水, thuộc dạng chữ Tượng Hình trong Chữ Nho... Dễ Học, được hình thành theo diễn...

Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Exit mobile version