Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 bí quyết cực kỳ hữu ích khi du lịch nước ngoài

Tìm hiểu ổ cắm điện và tiền mặt ở nước đến là hai trong số những thứ quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị trước khi lên đường - Ảnh: Getty

Tìm hiểu ổ cắm điện và tiền mặt ở nước đến là hai trong số những thứ quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị trước khi lên đường – Ảnh: Getty

Tải ứng dụng bản đồ Google Maps

Trước chuyến đi, bạn nên tải ứng dụng bản đồ Google Maps và chọn “Offline Maps”, phòng trường hợp không có Internet. Sau đó, bạn chọn “Custom Map” và khoanh vùng bạn sắp đến và chọn “Download”. Bằng cách này, bạn sẽ luôn có bản đồ bên mình ở bất cứ đâu.

Đăng ký gói cước quốc tế

Nếu bạn dự định gọi điện và nhắn tin theo cách thông thường, hãy đăng ký gói cước quốc tế và chọn gói phù hợp nhất. Hãy nhớ huỷ gói cước ngay sau khi bạn về nước.

Mang đúng loại phích cắm điện/bộ đổi nguồn

Mỗi nước dùng một kiểu điện áp khác nhau, bởi vậy sẽ là vấn đề lớn nếu bạn không tìm hiểu trước về nguồn điện cũng như loại phích cắm điện ở nước đến.

Trước khi đi du lịch nước ngoài, hãy chuẩn bị một vài loại phích cắm, hoặc tìm hiểu trước để mang đúng loại. Bạn cũng đừng quên mang theo cục sạc điện thoại trong hành lý xách tay, phòng trường hợp hành lý ký gửi bị thất lạc.

Tải sẵn bản đồ Google, chọn chế độ Offline sẽ rất hữu ích cho bạn khi du lịch – Ảnh: chụp màn hình

Mang theo sạc dự phòng

Sạc dự phòng là một phụ kiện vô cùng quan trọng khi bạn du lịch nước ngoài. Điện thoại thường hết pin rất nhanh khi để ở chế độ roaming. Hãy chọn một loại sạc dự phòng nhỏ gọn và dung lượng lớn để đỡ chiếm diện tích trong hành lý. Bạn nên mang theo dây sạc dài một chút để tiện dùng.

Kiểm tra xem các ứng dụng gọi xe có sẵn ở nơi đến không

Uber hoặc Grab là những lựa chọn tốt nhất khi đi du lịch nước ngoài, đặc biệt ở những nước mà việc gọi taxi khá rắc rối. Bạn nên kiểm tra rồi tải ứng dụng sẵn có ở nước đến trước khi lên đường.

Dùng thẻ ATM rút tiền mặt

Dù sử dụng thẻ tín dụng là chủ yếu, bạn vẫn cần một ít ngoại tệ ở nước đến. Bạn nên tránh đổi tiền ở sân bay vì giá thường rất cao. Các cột ATM là lựa chọn dễ dàng, nhưng bạn nên chọn ATM của một ngân hàng cụ thể chứ không phải một công ty đổi ngoại tệ.

Hãy tránh xa các ATM không có thương hiệu rõ ràng tại các cửa hàng hoặc chợ đêm. Sau khi rút tiền, bạn nên giữ lại biên lai để có thể kiểm tra khi về nhà.

Tránh rắc rối liên quan đến thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là cứu cánh khi ở nước ngoài. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng một số loại thẻ tính phí cho mỗi giao dịch ở nước khác. Hãy tránh dùng các loại thẻ này cùng lúc vì phí sẽ lên rất cao.

Hãy chọn thanh toán bằng tiền của nước sở tại nếu bạn có lựa chọn “Kiểm tra tổng số tiền bằng đô la”. Dù máy quẹt thẻ có cho bạn thấy tổng số tiền bằng đô la đi chăng nữa, tỷ giá ngoại tệ chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với tỷ giá ở ngân hàng cấp thẻ tín dụng cho bạn. Hãy từ chối trả bằng đô la và thanh toán bằng tiền của nước đó.

Quản lý hộ chiếu

Trước khi lên đường, bạn đừng quên photocopy hộ chiếu thành 2 bản, một bản để ở nhà cho gia đình hoặc bạn bè, một bản bạn mang theo. Trong trường hợp bạn bị mất hộ chiếu, bản sao này sẽ giúp bạn giải quyết mọi rắc rối một cách dễ dàng.

Ngoài ra, hãy chụp lại hộ chiếu trong điện thoại để lưu lại.

Khi đến nơi, hãy luôn giữ hộ chiếu ở nơi an toàn như két bảo mật ở khách sạn.

Đi bộ dưới mưa, thong dong tự đắc

Con người nếu cởi mở, thoải mái, thì dù đi trong mưa cũng rất vui vẻ. Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, rất thích những ngày trời đổ mưa....

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Biểu diễn thời trang hàng nội hóa 1960

Đây là những hình ảnh cảm động và có thể khiến ta ngạc nhiên. Năm 1960, vào cuối tháng 10 có ba buổi biểu diễn thời trang nhỏ do Trung...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 20/25 – Từ vựng bỏ túi

Vào đầu thế kỷ 17, ta di cư vào Nam thì ta học thêm danh từ của bảy dân tộc sau đây: Cao Miên, Nam Dương, Phù Nam, lưu vong...

Trên đời vốn vô sự, chỉ có con người tự sầu lo

Ở cõi đời này, chúng ta chỉ là những vị khách qua đường vội vã. Trên dòng sông thời gian dài đằng đẵng, ta từng trải qua bao cảnh tử...

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

Cảng Đà Nẵng năm 1876 qua nhãn quan của nhà hàng hải Pháp

Jules-Léon Dutreuil De Rhins (1846-1894), người Pháp, là nhà địa lý học, nhà thám hiểm chuyên nghiệp, từng trải các lịch trình hàng hải viễn dương. Xuất thân từ École...

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Tây Du – Trang truyện đọc đầu tiên

Tía má tôi muốn cho con biết chữ sớm nên khi tôi vừa lên năm thì đã được đến trường xóm học vỡ lòng A, B, C với ông thầy...

Lịch sử công viên Tao Đàn

Những người từng sống ở Sài Gòn không ai không biết đến công viên Tao Đàn còn gọi là vườn Bờ Rô. Thật ra tên Bờ Rô trước đây được...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Exit mobile version