Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ao Bà Om – rừng cổ thụ kỳ quái giữa thành phố ở Việt Nam

Kích cỡ khổng lồ và hình thù kỳ dị của các bộ rễ cây ở ao Bà Om khiến nhiều người liên tưởng đến một cánh rừng cổ tích.

Nằm ở địa phận phường 8 của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Ao Bà Om, hay Ao Vuông là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở khu vực Nam Bộ.

Đây là một ao nhân tạo có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500m, được bao bọc xung quanh bởi các gò đất mấp mô với các hàng cây cổ thụ có rễ nổi lên tạo thành những hình thù kì lạ.

Phần lớn các cây cố thụ ở nơi đây là cây sao, cây dầu, nhiều cây đã có tuổi đời hàng thế kỷ.

Mật độ cây dày đặc với độ che phủ cao khiến ít ai có thể hình dung đây lại là một địa điểm nằm trong thành phố.

Kích cỡ khổng lồ và hình thù kỳ dị của các bộ rễ cây ở ao Bà Om khiến nhiều người liên tưởng đến một cánh rừng cổ tích.

Không ít cây có bộ rễ lớn nhiều vòng tay người ôm, tạo thành các hang hốc đủ rộng để người chui lọt.

Ao Bà Om cũng là một địa điểm lịch sử gắn với một truyền thuyết thú vị của người Khmer trong vùng.

Theo đó, để có nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng Khmer nơi đây đã tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm nam và nữ đồng thời với thể lệ nhóm nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia.

Bên nhóm nam ỷ sức mạnh nên vừa làm vừa chơi, trong khi nhóm nữ dưới sự chỉ huy của người phụ nữ tên Om, đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam.

Khi đào gần xong, nhóm nữ còn cho thả đèn lồng ở phía Đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm.

Cuối cùng nhóm nữ chiến thắng, và ao của họ được đặt tên là ao Bà Om, theo tên của người trưởng nhóm mưu lược. Ao của nhóm nam ngày nay vẫn còn dấu tích, tuy đã cạn nước.

Ngày nay ao Bà Om là một địa điểm mà du khách không thể không ghé qua mỗi khi đặt chân đến mảnh đất Trà Vinh.

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Khám phá vẻ đẹp của biển Đại Lãnh, cuộc sống ở thành phố Nha Trang và những di tích cổ độc đáo của người Chăm tại Ninh Thuận năm 1992...

Tiền thưởng đời vua Thiệu Trị (1841-1847)

Đời vua Thiệu Trị cũng đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo, Đinh Mùi - 紹治年造 - 丁未...

Nên xử thế nào?

Thầy Mạnh Tử hỏi vua Tuyên Vương nước Tề rằng: Giả sử có người bầy tôi nhà vua, đem y thực của vợ con ký thác cho người bạn thân,...

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

Những điều chưa biết về Ngã Tư Bảy Hiền

Bảy Hiền là ai mà được đặt tên xung quanh một ngã tư ở Sài Gòn. Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) là nút giao thông quan trọng ở...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Âm và chữ “trát” 鍘

Trong phim “Bao Thanh Thiên”, khi đến phần xử trảm các phạm nhân, có các loại bàn xắt thuốc, xắt cây có mang hình đầu rồng, đầu cọp và đầu...

Làm nhà cỏ cũng đủ

Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không lập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy...

Những lần người Trung Quốc nương nhờ người Việt

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

Exit mobile version