Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùa Linh Sơn – nốt trầm giữa phố núi Đà Lạt

Không chỉ có kiến trúc và cảnh quan đẹp, chùa Linh Sơn ở Đà Lạt còn có lịch sử khá đặc biệt. Sự hình thành chùa gắn với một ý nguyện của bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại.

Nằm trên một ngọn đồi thấp bên đường Nguyễn Văn Trỗi, chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của thành phố Đà Lạt.

Chùa được Hội Phật học Trung Phần khởi công xây dựng vào năm 1938, theo đề nghị của bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) với Giáo hộ Tăng già Trung Phần, sau lần bà từ Đà Lạt trở về kinh đô Huế. Việc xây dựng hoàn thành năm 1940.

Tên gọi Linh Sơn của ngôi chùa mang có nguồn gốc từ tên một ngọn núi thiêng ở Ấn Độ, nơi được coi là mạch nguồn của phái Thiền tông trong Phật giáo.

Về tổng quan, chùa Linh Sơn là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục trên một khu vực rộng khoảng 4 ha.

Chùa có hai cổng, một cổng dành cho người đi bộ nằm ở mặt đường Nguyễn Văn Trỗi và một cổng nằm trên sườn núi, nơi có đường dành cho ô tô, xe máy lên chùa.

Từ cổng chùa, du khách đi theo các bậc cấp để lên chùa giữa những hàng thông, bạch đàn và cây sao cao vút.

Chính điện chùa Linh Sơn được thiết kế theo lối kiến trúc giống như các chùa cổ ở Cố đô Huế. Trên đỉnh mái có đắp đuôi rồng uốn lượn theo thế “lưỡng long chầu nguyệt”.

Tòa chính điện được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen đặt ở trung tâm.

Bức tượng cao 1,70m nặng 1.250kg làm bằng đồng, đúc năm 1952.

Trong chính điện còn có một đại hồng chung cũng bằng đồng, năng 700 kg, đúc năm 1958.

Bên phải của chính điện là một bảo tháp ba tầng hình bát giác, mái ngói, cao 4 m, là một công trình kiến trúc đặc trưng của chùa Linh Sơn.

Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nằm dưới tán thông trên sườn núi trước chính điện.

Khu tháp mộ nằm sau chính điện với cổng vào được trang trí bằng mảnh sành sứ rất tinh tế.

Ngôi mộ chính với tòa tháp 7 tầng cũng được trang trí bằng mảnh sành sứ.

Các công trình của chùa Linh Sơn được bài trí hài hòa trong một không gian rộng rãi, khoáng đạt, khiến du khách như lạc vào một cõi Phật thanh tịnh ngay giữa trung tâm thành phố Đà Lạt.

Một gánh hàng rong – Một miền ký ức

Gánh hàng rong trên phố Hà Nội xưa giờ chỉ còn là miền ký ức mà người Hà Nội nay cố gắng kiếm tìm. Miền ký ức ấy sẽ ùa...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Con người đất Nam Kỳ

Nam Kỳ là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng...

Những điểm nổi bật về Thiên Hoàng Minh Trị, Người mở cửa nước Nhật

Thiên Hoàng Minh Trị trị vì từ năm 1868 đến năm 1912. Ông nổi tiếng trong việc đưa Nhật Bản vào thế giới hiện đại, Thiên hoàng Minh Trị là...

Tìm hiểu từ nguyên một số cặp từ Hán Việt

Trước hết thử xác định lại nguồn gốc người “Hán” hay “Hoa Hạ”.Tham khảo bản đồ thiên di của nhân loại ở châu Á, tài liệu gốc từ Đại học...

Tổ nghề sân khấu là ai?

Ở sân khấu buổi trình diễn nào cũng lập bàn thờ Tổ đặng nghệ sỹ trước khi ra sân khấu thắp nhang khấn vái. Họ vái Tổ rất thành khẩn...

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Exit mobile version