Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đà Lạt – nơi tôi được sống chậm

Tôi lên phố thị cao nguyên nhiều lần nhưng không thấy chán. Bởi lên đó không những được hít thở không khí trong lành, mát rượi, mà với tôi, còn có ba cái thú sống chậm: ngồi cà phê, tản bộ và ngủ say giấc.

Lên Đà lạt vào thập niên 80, 90 , tôi hay đến café Tùng ở khu Hòa Bình. Đây là quán lâu đời; xưa là nơi ưa thích của giới trí thức, văn nghệ sĩ dừng chân, gặp gỡ; nay thì khách đa dạng hơn. Với sự tồn tại hơn nửa thế kỷ cùng phong thái tận hưởng cà phê chậm, nhẹ nhàng, trầm tư ngắm phố xá qua khung cửa kính; có thể nói café Tùng là tiểu tiết gắn liền với thương hiệu DALAT.

Café Bà Năm ở 13 Phan Bội Châu, một dạng quán cà phê kho bình dân Đà Lạt từ trước 1975, nay vẫn còn lưu giữ nét cũ; và cũng bởi sự không thay đổi ấy khiến tôi thích đến. Khách đa phần là dân lao động; nay dân phượt cũng tìm đến nhiều, vì phong cách phục vụ thong thả, từ tốn và cách pha chế vẫn như xưa.

Hầu như, mỗi lần lên miền sương khói, tôi đều đến hai điểm café này, ngồi hàng giờ, một mình, thưởng thức từng ngụm café thơm lừng, ngẫm ngợi về những ngày đã qua và thật kỳ lạ, bởi, trong tôi chỉ còn đọng lại những gì thật hay, thật đẹp, còn bao phiền não tự tan biến hết.

Những năm gần đây, phố núi có nhiều điểm café mới, đẹp. Ngồi Café Dalat Nights, Thiên Mộc Trinh, Xuân Hương garden coffee, tôi có “view” gần như toàn cảnh Đà Lạt. Bởi phóng tầm mắt về hướng nào cũng thấy bạt ngàn thông xanh và các loài hoa khoe sắc. Nhìn phố xá nhấp nhô trong sương mù, đèo dốc; hít thở khí trời lành lạnh buổi sáng, nhấp ngụm cà phê nóng hổi, thấy đời nhẹ êm.

Còn nhiều quán café đẹp nữa…Nhưng tôi vẫn thích nhất là café Rainy ở 24B/1 Hùng Vương. Bởi nơi đây như công viên thu nhỏ; chụp hình góc nào cũng đẹp; đặc biệt khách tùy chọn chỗ ngồi ở ba khu nghe nhạc riêng biệt theo gu của mình: nhạc Trịnh, nhạc trẻ, nhạc ngoại.

Tối đến, khi phố xá đã lên đèn, tôi lững thửng ra Hồ Xuân Hương xem thiên hạ câu cá đêm. Đi vòng hết bờ hồ là thấm mệt , tôi uống ly sữa đậu nành nóng hổi; rồi từ từ tản bộ về. Trong trạng thái hai chân mỏi nhừ, trời lạnh dần về khuya, tôi chui vào chăn, trôi vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay.

Tản bộ ở phố núi là được kết hợp hai trong một, vừa tập thể dục, vừa ngắm phố phường xen lẫn trong các đồi thông miền sương khói làm ta thấy nhẹ lòng, cứ ước điều không tưởng: giá như phố xá chỉ toàn là người đi bộ, không có xe cộ qua lại, không có tiếng còi, không ánh đèn pha …sẽ yên bình, thơ mộng biết bao!
Thả bộ trong mưa nhẹ Đà Lạt cũng rất thú. Khoác áo ba- đờ – xuy, tôi thong thả từng bước trên vỉa hè. Những hạt mưa nhỏ, lất phất đậu vào má, lên vành tai nghe man mát, se se lạnh. Cứ thế, tôi nhẩn nha các phố, thấy bụng cồn cào thì tạt vào quán cóc ăn nhẹ, rồi loanh quanh tiếp.

Thường tôi lơn tơn khắp phố phường, đèo dốc đến mỏi gối chồn chân mới chịu về nhà trọ. Đêm ngủ ở phố núi mà chợt thức, thấy ngoài trời còn mưa thì dậy làm gì. Những lúc như thế, tôi bật điện thoại, vào youtube, mở nhạc không lời, vừa nghe, vừa lơ mơ ngủ tiếp.

Có hôm dậy rồi, mở cửa ra thấy mù sương, tôi thả bước thong dong về phía đồi thông, hít thở không khí trong, nhẹ và se lạnh, chầm chậm quay về trong bảng lảng mây khói. Vào nhà, tôi lại đánh tiếp một giấc nữa cho đã. Đi chơi mà, cứ chậm rãi, từ từ, vội gì.

Với tôi, một lữ khách yêu Đà Lạt, luôn muốn thấy đô thị cao nguyên này đẹp, thơ mộng. Song hơi tiếc, vì phố núi bây giờ xô bồ, bon chen hơn; khác xa Đà Lạt ở đầu thập niên 80, khi lần đầu tôi đặt chân đến, là một phố thị kiểu châu u với nhịp sống, phong thái người Đà Lạt chậm rãi, nhẹ nhàng, thanh thoát, lịch lãm.
Phát triển kinh tế là mong muốn của chính quyền và người dân thành phố mộng mơ. Song, thiết nghĩ, giữ gìn, tôn tạo bản sắc văn hóa và khí hậu riêng có của Đà Lạt là việc cấp thiết và vô cùng quan trọng. Được vậy, chắc chắn Đà Lạt sẽ là điểm đến lý tưởng nhất Việt Nam.

Còn với tôi, Đà Lạt luôn là nơi tôi được cảm nhận sự thú vị, nhẹ nhàng, thanh thản mỗi khi muốn sống chậm lại giữa thế gian vội vã./.

Độc lạ món bít tết dát vàng ở nhà hàng của “thánh rắc muối” Nusret Gökçe

Nusr-Et Steakhouse London là nhà hàng đầu tiên của đầu bếp Nusret Gökçe mở cửa tại London. Thương hiệu ẩm thực sang trọng thu hút giới siêu giàu và người...

Chân dung vua Quang Trung qua các sách lịch sử Việt

Hầu hết tài liệu về thời Tây Sơn đã bị hủy hoại sau khi nhà Nguyễn giành chính quyền, nhưng những ghi chép về vua Quang Trung vẫn còn nằm...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

Chuyện ít ai biết về cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Cụ Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến, em trai của ba vị vua gồm Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh. Năm lên 8 tuổi, bà...

Ảnh để đời về miền Tây Nam Bộ ngày trước

Cùng cảm nhận nét đặc sắc của đời sống vùng sông nước miền Tây Nam Bộ năm 2007 qua loạt ảnh do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Ian...

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải...

Sai Dùng Lâu Thành Đúng?

Lời vào bài: Nói chuyện chữ nghĩa là nói đến kho tàng văn học, mà văn học thì chỉ có khởi điểm, không thể có kết thúc. Do đó, người viết...

Tư tưởng cải cách qua tờ sớ của một viên quan năm 1841

Suốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần...

Ảnh màu tuyệt đẹp của Đà Lạt xưa

Đà Lạt xưa nay được mệnh danh là thành phố của tình yêu, của ngàn hoa và những đồi thông chập chùng mờ khuất trong sương bay, là nơi có...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 8/9 – Các nhơn vật Hoa kiều

NHỮNG NHƠN VẬT TRUNG HOA ĐẶC SẮC NHỨT TỪ BUỔI TÂY SANG NAM VIỆT Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa

Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những...

Exit mobile version