Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điệu nhảy quan tài trong đám tang ở châu Phi có ý nghĩa thế nào?

Nhìn những điệu nhảy vui nhộn, trang phục chỉnh tề, ít ai nghĩ rằng đây là một đám tang, nhưng đó lại là một phong tục truyền thống của người dân Ghana – một quốc gia tại Tây Phi. Khi có người chết, người dân ở đây sẽ thuê một đội khiêng quan tài chuyên nghiệp và chia tay người chết trong tâm trạng rất vui vẻ.


Cảnh nhảy múa xung quanh quan tài không phải là điều gì quá xa lạ với người dân châu Phi. Nhưng gần đây, người ta đã quay lại khung cảnh này, lồng ghép thêm một số hiệu ứng và âm thanh nhạc điện tử, khiến cho video trở nên rất ấn tượng và vui nhộn.


Những người da đen khiêng quan tài với biểu cảm khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Mọi người đều cho rằng sự sống và cái chết là không thể đoán trước, quan tài được nâng lên hạ xuống theo từng giai điệu, như biểu lộ một quy luật của tự nhiên. Cái chết, nhảy nhót, âm nhạc được kết hợp với nhau một cách kỳ lạ trong đám ma ở Ghana.


Mặc dù đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đám ma luôn cần phải trang trọng và hào phóng. Chi phí cho việc thuê đội hình nhảy và khiêng quan tài này lên tới 400 USD một lần (hơn 9 triệu đồng).


Một người trong đám tang tại đây nói là: “Hãy để mẹ tôi vui vẻ nhảy múa để được về với Chúa trời”. Một anh chàng khác vừa mới tiễn người thân cũng nói: “Trước khi chết, bố tôi là người rất thích nhảy. Vì vậy, hãy để ông nhảy thêm một lần cuối vào lúc này”.


Dường như việc tiễn đưa người quá cố thông qua những bước chân vui vẻ, là cách mà người còn sống mang đến niềm vui cuối cùng cho người thân trước khi họ được chôn dưới đất.


Một trong những ý nghĩa khác của tập tục này là: “Cái chết chỉ là khởi đầu lại. Đối với người còn sống, cái chết là kết thúc sự sống. Nhưng đối với người đã chết, chết nghĩa là mở ra cho họ một cuộc sống mới, theo một cách thú vị khác”.

Khoa cử Việt Nam ngày trước

Nói đến chế độ khoa cử ở nước ta thì phải tính đến một chặng đường dài mười thế kỉ đã diễn ra dưới thời phong kiến mà khoa mở...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

Canh chua cá và tiếng ầu ơ…

Ra ngoài ao bắt lên con tra, xuống vườn rau bẻ vài cây rau ngổ, cắt nhánh bạc hà, hái trái me chua… Một nồi canh mùi thơm bốc lên...

Lịch sử China town Chợ Lớn

Nằm cách trung tâm Quận 1 chỉ 6km, Chợ Lớn từng là trung tâm thương mại sầm uất nhất Nam bộ, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế...

Dòm sang nước láng giềng : Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh

Từ hồi chánh phủ Tưởng Giới Thạch dời lên Trùng Khánh đến giờ, coi bộ chưa có hồi nào gặp cái tình thế khó khăn cho bằng hồi này hết,...

Thư Viện Quốc Gia ngày xưa

Thư viện Quốc gia khánh thành vào cuối năm 1971 ở số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Tổng hợp số 69 Lý Tự Trọng). Thư viện có...

Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian

Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Bất học lễ, vô dĩ lập

Lễ là chuẩn mực của xã hội, là cái gốc của việc con người hành đạo “nhân” (nhân từ). Cổ nhân dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói một người mà...

Nắng chiều – Thoáng gặp, thoáng yêu của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn...

Đào Duy Từ chăn trâu – một tài năng hai thân phận

Tuổi ngoài năm mươi với tài năng và trí tuệ siêu quần, Đào Duy Từ vẫn phải chịu trù dập của mệnh đời nghiệt ngã. Quê ở Thanh Hoá là...

Lợi mê lòng người, quên cả phải trái

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm,...

Exit mobile version