Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hoa ban khoe sắc trắng khắp các con đường Đà Lạt

Loài hoa ban đặc trưng Tây Bắc nay đã trở thành một phần của Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều du khách phương xa tìm đến thành phố sương để thưởng ngoạn, check-in cùng sắc trắng tinh khôi.

Sắc trắng của hoa ban tại nhiều tuyến đường là một trong những lý do thu hút du khách tìm đến check-in tại thành phố Đà Lạt. Hoa ban trắng nơi này thường nở rộ vào độ đầu xuân và kéo dài đến đầu mùa hạ. Đến thành phố sương dịp này, bạn vẫn có cơ hội ngắm nhìn những cánh hoa trắng muốt nở bung, tạo nên một bức tranh đẹp, làm say lòng lữ khách.

Ban trắng là loài hoa thuộc họ đậu, thân gỗ, có thể cao từ 10-12m, sớm rụng lá vào mùa khô. Khoảng năm 2007, giống hoa ban được trồng lần đầu ở Đà Lạt. Từ đó, loài hoa trắng vốn là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc dần trở thành sắc màu góp vào muôn mùa hoa Đà Lạt.

Hoa ban Đà Lạt được trồng nhiều trên con đường Trần Phú, Quang Trung, Phù Đổng Thiên Vương hay ga Đà Lạt, nhà thờ Con Gà… Nhiều người gợi ý du khách nên thưởng ngoạn loại hoa này tại đường Trần Phú. Chỉ một đoạn dài khoảng 1,5 km nhưng có hàng trăm cây hoa ban nở, khoe sắc trắng nhuộm màu cả một vùng.

Nếu ban trắng nơi Tây Bắc hoang dã, nở khắp triền núi, ẩn khuất sau căn nhà nhỏ, thì khi tới Đà Lạt, loài hoa ấy hóa mềm mại và tinh khôi, khoe sắc trên những con đường lớn. Du khách khu vực phía nam không còn phải lặn lội lên Tây Bắc xa xôi mà có thể tận mắt chiêm ngưỡng, sống ảo cùng hoa ban trắng ở Đà Lạt.

Bầu không khí lãng đãng, se lạnh hòa với màu trắng tinh khôi khiến Đà Lạt những ngày này thơ mộng như khung cảnh trong một bộ phim thanh xuân. Nhiều bạn trẻ thích thú tìm đến background sống ảo thú vị ngay giữa lòng thành phố.

Chỉ cần một bộ trang phục nhẹ nhàng, chọn góc thần thánh, bạn sẽ mang về album ảnh ấn tượng, hút like. Nhiều người sử dụng hiệu ứng chỉnh sửa để bức ảnh trở nên hấp dẫn hơn.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Sự thật và sai lạc

Trong 1000 năm vừa qua, nhiều Sứ thần Đại Việt ta đã tới cúng tế tại Đền Đức Trưng Vương bên bờ Hồ Đồng Đình.Theo Đại Việt Sử Ký Toàn...

Những nghi vấn về cột đồng Mã Viện

Các bộ sử cũ đều không đề cập gì đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền. Vậy từ đâu mà có sáu chữ...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

Bánh kà tum trong hốc kẹt Tri Tôn

Người phụ nữ đoạt huy chương vàng 2016 trong lễ hội bánh dân gian hàng năm vào cuối tháng 4, năm nay đã không có dịp quay trở lại nơi...

Vị quan Cần – Cán – Công – Liêm được Vua – Dân tín nhiệm ái mộ

Cụ Đỗ Thúc Tĩnh, quê xã La Châu, tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang , tỉnh Quảng Nam (nay là thôn La Châu , xã Hòa Khương , huyện...

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Giá trị truyền thống trong hôn lễ của người Việt

Hôn lễ truyền thống của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bản thân cưới hỏi được xem là một trong ba việc lớn của đời người…Ca dao Việt...

Sinh viên xếp hàng đợi cơm từ thiện: Khó khăn hay lười biếng?

Hình ảnh nhiều sinh viên, bạn trẻ đứng xếp hàng đợi cơm từ thiện được một tài khoản Facebook đăng tải đã nhận về nhiều tranh cãi. “Ai cũng biết...

Cách xưng hô trong họ

Có xem sơ đồ gia phả toàn họ mới biết được: Mình thuộc đời thứ mấy, đời trên mình là những ai, mình thuộc chi nào, nhánh nào, bằng vai...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa năm 1816

1. Kế nghiệp tiền nhân Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh (1762 – 1820) lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia...

Exit mobile version