Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hội quán người Hoa đẹp nhất ở Hội An

Trong số các hội quán của người Hoa ở Hội An, hội quán Phúc Kiến là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và cổ kính.

Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này. Ảnh: Lối vào hội quán Phúc Kiến.

Sử sách kể rằng, vào năm 1649 nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh cai trị Trung Hoa. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nổi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Ảnh: Khoảng sân trước cổng tam quan của hội quán.

Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập làng Minh Hương, tập hợp những người Hoa đến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Khách Gia. Để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Ảnh: Cổng tam quan.

Trong số các hội quán của người Hoa ở Hội An, hội quán Phúc Kiến là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.

Hội quán được xây dựng từ năm 1697 với cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. Đến năm 1757 công trình được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như bây giờ. Ảnh: Chính điện của hội quán.

Về tổng thể, hội quán Phúc Kiến có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu diện. Ảnh: Hậu điện của hội quán.

Trong các hội quán ở Hội An, đây cũng là hội quán có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ”. Ảnh: Bên trong chính điện.

Hội quán này cũng nổi tiếng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, chim thú rất sinh động và tinh xảo.

Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có giá trị khác. Ảnh: bên trong hậu điện.

Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.

Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh… kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Ảnh: Non bộ thể hiện cảnh cá chép hóa rồng.

Tương truyền, hội quán Phúc Kiến là một nơi rất linh thiêng. Người dân và du khách đến với hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc.

Hội quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự…

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Sân khấu cải lương Sài Gòn 1954-1975 nhìn từ góc độ kinh doanh

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu...

Những người phụ nữ mở nước

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến...

Nửa thế kỷ tình khúc “love story”

Love Story là tên của một tác phẩm văn học; đồng thời cũng là tên của một bộ phim rất thịnh hành và là tên nhạc khúc rất nổi tiếng...

Vài hình ảnh hiếm của đường Catinat thời Pháp thuộc

Bức ảnh được chụp cuối thế kỷ 19 này ghi lại đoạn đầu đường Catinat. Vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa, cũng là...

Những mẹo vặt từ 100 năm trước đến nay vẫn không “thất truyền” vì quá hữu ích

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, dù cho ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển thần kỳ nhưng những mẹo vặt có...

“Pré” và “proto” là gì và khác nhau như thế nào?

Trên Kiến thức ngày nay, số 191, khi phân tích danh từ “prénom”, ông có giải thích rằng “pré” là trước. Vậy còn “proto” là gì? Có đồng nghĩa với...

Tiên lễ hậu binh của người xưa

Cổ nhân có câu: “Tiên lễ hậu binh”, khi phát động chiến tranh cũng phải coi trọng lễ nghĩa. Điều này ứng dụng vào thực tế chiến tranh thời cổ...

Nhớ đèn “ết đa” (măng-xông) thời đã xa

Quê tôi xưa chỉ thắp đèn dầu, bây giờ nhà nhà sáng điện. Điện khí hóa đưa ánh sáng đèn điện về quê, ánh sáng văn minh từ thuở cha...

Cái “gia gia” chẳng là… cái gì cả!

Hai câu 5 và 6 trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan vẫn được các nhà nghiên cứu và các nhà biên soạn có uy tín ghi...

5 ngôi biệt thự hoành tráng của vua Bảo Đại ở Nha Trang

5 tòa biệt thự tuyệt đẹp ở khu di tích lầu Bảo Đại là nơi vị vua cuối cùng của Việt Nam cùng hoàng hậu Nam Phương ‘đón gió’, ‘ngắm...

Về các chữ: Phiêu, Các, Của, Xẩm, Chèo

Chữ phiêu trong phiêu bạc không có nghĩa là thổi Giảng nghĩa chữ phiêu trong phiêu bạc, một tác giả đã viết: “Phiêu bạc 飃泊 là từ Hán - Việt. Chữ phiêu viết với bộ 風 (phong) có nghĩa là...

Exit mobile version