LỜI NÓI ĐẦU

Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó. Họ có một chính nghĩa khác: ấy là không chống Pháp mà phải hòa với Pháp. Hòa nghĩa là thế nào?

Tôi theo chính sử có một số tài liệu, vụn vặt, lẻ tẻ… xin trình bày ra đây.

Nghĩa Cần Vương là một nghĩa lớn. Chính sử, in trong thời đô hộ Pháp đã rất dè dặt… cũng đã có nhiều đoạn xuyên tạc… nhưng cũng có nhiều đoạn rất tế nhị… ai hiểu thời hiểu.

Bài nhỏ này mà tôi đưa trình độc giả có hai mục đích:

1. Một là: trình bày một cách tổng quát nghĩa Cần Vương, theo địa lý và sử ký của chính sử.

2. Hai là: nhờ các vị độc giả có tài liệu theo dã sử cho biết, trên bất cứ một tờ báo nào, một vài chi tiết.

Dã sử có khi rất ích cho nhà khảo cứu.

Nhà Nguyễn trung hưng và dấy nghiệp từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) và các vua truyền nhau trị nước, cho đến khi nước mất.

Đứng về phương diện lịch sử, ta có thể nhận thấy ba giai đoạn sau này

Đoạn đầu, là đời vua Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1820-1841) và Thiệu Trị (1841-1847).

Trong đoạn này, dài bốn mươi lăm năm, nước ta độc lập và thống nhất. Chế độ như thế nào? Tôi không nói tới.

Đoạn thứ hai, từ đời vua Tự Đức (1847-1883) đến khi vua Đồng Khánh lên ngôi (1885) đây là giai đoạn chiến tranh của ta đối với người Pháp sang xâm lăng, để lập cuộc “bảo hộ” theo một chế độ chính trị mà ta đã biết..

Chính năm Đinh Vị (1847) là năm thứ bảy triều vua Thiệu Trị, tháng ba, tàu Pháp đã lần đầu đánh phá cửa Hàn (Tourane). Năm Bính Thìn (1856) tháng tám, tức là năm thứ chín triều vua Tự Đức, tàu Pháp lại đánh của Hàn, rồi sau vào đánh Nam kỳ.

Khi vua Tự Đức băng hà, cả Nam kỳ lục tỉnh đã phải nhường cho người Pháp, thành Hà Nội đã hai lần bị hạ và các khâm sứ, lãnh sự Pháp đã đặt ở mọi nơi, để chỉ huy nội trị!

Tuy vậy các vị như Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Hoàng Tá Viêm lo sự chống cự. Tôi nhớ tới Hoàng Hoa Thám nhưng chính sử ghi rất ít chi tiết. Còn nhiều vị nữa mà nôm na ta nhớ là Đốc Tít, Đề Kiều.

Dù sao, sự kháng chiến này đã thất bại. Vua Hàm Nghi đã ra ở chiến khu. Ngài bị bắt và bị Tây đem đi đày.

Đoạn thứ ba, khởi đầu từ đời vua Đồng Khánh (1885). Đây là lịch sử sự “bảo hộ” xếp đặt theo một phương pháp mà ta đã biết, do người Pháp điều khiển, thành triều đình Huế đối với quốc dân không còn trách nhiệm nữa, hay có còn cũng ít mà thôi. Sau này nhà lịch sử, khảo cứu về đoạn này sẽ xét cách bảo hộ của người Pháp hơn là cách cai trị của vua, quan ta ở Huế.

Tôi nhận thấy rằng lịch sử đời vua Đồng Khánh từ năm 1885 đến năm 1888 nên khảo cứu vì đã kết liễu (tạm thời mà thôi) sự kháng cự của ta và lại mở đầu cho sự bảo hộ triệt để của người Pháp ở cả ba kỳ.

Đời vua Đồng Khánh có liên lạc tới đời vua Hàm Nghi. Đời vua Hàm Nghi là nghĩa Cần Vương. Ta còn gọi là nghĩa Văn Thân, tức là sự kháng cự của các nho sĩ không chịu để nước mất. Lẽ tất nhiên là đã phải có sự hưởng ứng của một số dân.

Tôi chép ra đây mấy sử liệu về nghĩa Cần Vương, tuy cụ Trần Trọng Kim đã cho ta biết nhiều chi tiết.

Bộ Quốc triều chánh biên cho ta biết nhiều chuyện, nhưng chép theo lối biên niên. Tôi sẽ sao lại những chuyện ấy ra đây. Nhưng tôi sẽ xếp đặt theo các vấn đề để độc giả dễ hiểu.

Vua Đồng Khánh là con trưởng đức Hoàng thúc phụ, Thuần Nghị Kiên thái vương. Sinh mẫu là Bùi thị, sinh ngài năm Giáp Tý (1864). Năm ngài mới lên hai tuổi, vua Tự Đức truyền bà thiên phi họ Nguyễn nuôi ngài ở trong cung làm hoàng tử thứ hai. Năm mười lăm tuổi, ngài ra đọc sách ở Chánh Mông đường và năm mười chín tuổi, ngài được phong tước Kiến Giang quận công. Đây là vào tháng giêng năm Quý Vị (1883) nghĩa là sáu tháng trước khi vua Tự Đức băng hà.

Sử ta ghi gọn ghẽ như sau này: le, alen are around “Tháng năm, ngày hai mươi ba, năm Ất Dậu (1885), kinh thành hữu sự, Tôn Thất Thuyết thấy thất bại bèn rước vua Hàm Nghi và tạm cung ra Quảng Trị”.

Kinh thành hữu sự, nghĩa là thế nào?

Nghĩa là ta đã phải đánh Tây. Ông Ích Khiêm đã tổ chức từ lâu và Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường và lẽ tất nhiên là Hoàng Tá Viêm đã biết việc.

Vua Tự Đức đã xét Tôn Thất Thuyết như thế nào?

Có một sử liệu rất quý, tôi dẫn ra đây: Condotete doi an “Năm Tân Tỵ thứ ba mươi tư, đời vua Tự Đức (1881), tháng ba, nguyên Hiệp đốc Tôn Thất Thuyết từ Thanh Hóa về, xin vào chiêm bái.

Ngài nghĩ Thuyết còn thác cớ tránh việc, chưa chịu biết lỗi, không cho vào chầu.

Thuyết sợ, liền tâu xin chịu tội. Tên 3831 múi gel cond tin Ngài ban rằng: “Tánh mày kiêu căng mà lượng mày hẹp nhỏ nên cố công học vấn hàm dưỡng mới thành người khá được “. .

Tôn Thất Thuyết sau này như thế nào?

Nguyên Tôn Thất Thuyết, vì một lý do gì mà tôi không biết, năm Tự Đức thứ ba mươi hai, tức là năm Kỷ Mão (1879), xin về Thanh Hóa dưỡng bệnh. Dù sao hai năm sau mới bị quở. Lời quở của vua Tự Đức có đúng không? thoi gi Còn đúng năm Nhâm Ngọ (1882), tháng ba, vua Tự Đức đòi Ông Ích Khiêm đến kinh. Sử cho biết chi tiết sau này: “Khi ấy Ông Ích Khiêm đang cáo bệnh ở nhà, ngài đòi đến kinh, khôi phục hàm hồng lỗ tự khanh làm tá lý Bộ Hộ”.

Khi mà vua Tự Đức đòi Ông Ích Khiêm về kinh, dù ốm đến đầu mặc lòng cũng phải về, thời Hoàng Tả Viêm ở gần Hà Nội thông đốc quân đội và dâng sớ đánh Tây. Người Tây đã trở thành Hà Nội, đứng về phương diện ngoại giao mà thôi. Còn quân đội họ vẫn còn đóng ở trong thành. Vì vậy Hoàng Tá

Viêm muốn đánh. Nhưng vua Tự Đức không cho.

Dù sao “ngày hai mươi ba, tháng năm năm Ất Dậu (1885) kinh thành hữu sự”.

Nghĩa là ta đã đánh Tây. Người tổ chức là Ông Ích Khiêm, người chỉ huy tối cao là Tôn Thất Thuyết và người vẫn tán thành là Nguyễn Văn Tường.

Tôn Thất Thuyết đã phải đánh Tây. Đã bị thất bại, đã rước vua Hàm Nghi và tam cung ra Quảng Trị.

Tam cung là đức Từ Dụ thái hoàng thái hậu, đức Thuần Hiểu hoàng thái hậu và bà Ngọc phi.

Vua Hàm Nghi là con thứ năm đức Hoàng thúc phụ, Thuần Nghị Kiên thái vương, sinh mẫu là bà Phạm thị sinh ngài năm Tân Mùi (1871). Vậy ngài là em vua Đồng Khánh, cùng cha khác mẹ và kém vua Đồng Khánh bảy tuổi.

Bây giờ tôi chép một cách rất sơ sài các sử liệu, bỏ hết những chi tiết mà tôi đã biết theo các bài của người Pháp. Sử liệu sơ sài nhưng cũng tạm đủ để ta rõ việc và suy luận.

Tháng sáu, ngày ba, tam cung từ Quảng Trị ngự về kinh. Còn Tôn Thất Thuyết thời phò vua Hàm Nghi ở sơn phòng Quảng Trị, để khởi nghĩa Cần Vương.

Về kinh, tam cung xuống dụ, chỉ nhờ quân Pháp đóng giữ các tỉnh, phía nam từ Quảng Nam đến Bình Thuận, phía bắc từ tỉnh Quảng Trị đến Thanh Hóa (vậy chỉ trừ có tỉnh Thừa Thiên là không có quân Pháp đóng).

Rối Kiến Giang quận công được rước lên làm vua: tức là vua Đồng Khánh lên ngôi ở điện Thái Hòa ngày Đinh Sửu, tháng tám năm Ất Dậu (1885),

Tình thế nước ta khi vua Đồng Khánh lên ngôi như thế nào?

Một là quân Pháp chiếm cứ khắp các tỉnh. Viên khâm sứ Pháp ở Huế, đô thống Cô-ra-xy (De Courcy) giữ quyền chính. Trước khi vua Đồng Khánh lên ngôi, Cô-ra-xy đã bắt Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật và Lê Đính để cho xuống tàu trở ra biệt lưu. Giữa đường Phạm Thận Duật bị bệnh mất, thấy bị ném xuống biển. Lê Đính là thần phụ Tôn Thất Thuyết: sảy đi gọi là Lê Đính vì bị gạch tên trong họ Tôn Thất là họ vua và phải theo họ mẹ. Vì con là Tôn Thất Thuyết đã đánh Tây! Đây là một sự quyết định của vua Đồng Khánh

Hai là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi nghĩa Cần Vương, Có thân hào ở nhiều tỉnh hưởng ứng

Người Pháp muốn vua Đồng Khánh giúp họ về sự đánh dẹp để thi hành cuộc “bảo hộ” ở Trung và ở Bắc, hai kỳ.

Cả lịch sử đời vua Đồng Khánh là giúp người Pháp dẹp Cần Vương vậy.

Các quan thời bấy giờ như Nguyễn Thân, Cao Xuân Dục, Hoàng Cao Khải đã giúp vua Đông Khánh một cách rất đắc lực và đã có ích cho người Pháp.

Cần Vương là thế nào?

Cách người Pháp và triều đình vua Đông Khánh đánh dẹp ra làm sao?

Nghĩa Cần Vương nổi lên từ sau khi vua Tự Đức băng hà. Các tướng tá ở Bắc kỳ thấy triều định thất bại thời hoặc theo về kính hợp tác với Tôn Thất Thuyết như đẻ đốc ở quán thứ Bắc kỳ là Trần Xuân Soạn, hoặc bỏ quan tước, theo quân Tàu như Tạ Hiện, đề đốc Nam Định, và Nguyễn Thiện Thuật, tán tương quân thứ Sơn Tây.

Sau này, người về kinh nhiều nhưng người nạp ấn từ quan đi lên miền thượng du xứ Bắc kỳ hay sang Tàu cũng lắm.

Các vị này đã chống lại cuộc lập “bảo hộ” của người Pháp. Nhưng nghĩa Cần Vương thực sự khởi lên chỉ từ khi vua Hàm Nghỉ và Tôn Thất Thuyết bỏ kinh thành ra ở sơn phòng Quảng Trị, nghĩa là bắt đầu từ tháng sáu năm Ất Dậu (1885).

Nghĩa Cần Vương nổi lên như lửa cháy, bừng lên ở tỉnh này lan sang tỉnh khác, và tất dập ở đây lại nhóm lên ở kia.

Vua Đồng Khánh phái quan đi đánh đẹp nhưng người Pháp cũng có quân đi tiểu trừ. Thường khí quân Nam triều hợp sức với quân xâm lăng.

Muốn hiểu rõ sự Cần Vương khởi lên như thế nào và sự đánh dẹp ra làm sao, tôi tưởng ta cứ theo thứ tự tháng năm mà xét.

NĂM 1885

Tháng tám và tháng chín năm Ất Dậu (1885), Cần Vương nổi lên ở nhiều tỉnh.

Khởi đầu là Quảng Nam.

Thân hào tỉnh ấy kết nhau làm nghĩa hội cử Chánh sứ sơn phòng Trần Văn Dư làm thủ hội, rồi nhóm dân chúng chiếm giữ tỉnh thành, quân Pháp kéo đến đánh ra khỏi.

Ở Phú Yên thân hào cũng giữ tỉnh thành. Bố chánh Phạm Như Xương bị thân hào bắt giam còn án sát và lãnh binh đều bỏ trốn.

Ở Hà Tĩnh con Bố chánh Lê Kiên là Lê Ninh người huyện La Sơn nhóm dân chúng chiếm giữ tỉnh thành. Bố chánh Lê Đại bị giết, Án sát Trần Văn Bưu bị bắt (rồi sau phát bệnh chết), các phủ huyện đều bỏ thành chạy trốn. Cả tỉnh thân hào đều khởi binh ứng tiếp nhau.

Khi vua Hàm Nghi tới sơn phòng Hà Tĩnh, chánh sứ sơn phòng là Nguyễn Chánh đem quân tới rước và thân hào nhiều người tới chầu. Ngài đóng ở sơn phòng, cho sức dân dõng lập thêm tạm xá để ngài có thể ở lâu được. Nhưng chẳng mấy lâu sử chép là Nguyễn Chánh trốn bỏ về tỉnh Nghệ, ta không biết là vì lý do gì. Sau này nghĩa Cần Vương ở Hà Tĩnh mạnh hơn hết mọi nơi. Ở Thanh Hóa, sử chép rằng: “Thổ tù Hà Văn Mao đem giặc Tàu về huyện Cẩm Thủy dụ dỗ dân lừa dịp quấy rối ăn cướp”.

Hà Văn Mao là một quan lang Mường; y đã theo nghĩa Cần Vương hay chỉ là một tên tướng cướp mà thôi?

Ở Bắc kỳ, tỉnh Hà Đông cựu thần và thân hào ái quốc đã nổi lên, ta gọi là giặc Bãi Sậy. Bãi Sậy là miền đồng chiêm như Đồng Tháp Mười vậy.

Có đề đốc Tạ Hiện và tán tương Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy sự kháng chiến. Sử chép là giặc Bãi Sậy hiệp đảng với những tên bị tội bỏ trốn tại huyện Thanh Trì, Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, Thường Tín và thường về khuấy rối tỉnh Hà Nội.

Ta nhận thấy là nghĩa Cần Vương ở Bắc kỳ đã mạnh và đã đánh ngay quân xâm lăng ở ngay gần Hà Nội.

Thái độ của triều đình Huế như thế nào? Lẽ tất nhiên là theo lệnh người Pháp mà đánh dẹp Cần Vương. Người có công với Pháp là Cao Xuân Dục.

Sử chép như sau này:

“Bố chánh Cao Xuân Dục thân hành đốc thúc người trong tỉnh là tên bát phẩm Nguyễn Chúc, tên cửu phẩm Phùng Văn Thoan đem các toán binh đánh nhau với giặc. Giặc thua trốn, chém và bắt sống rất nhiều: lấy lại được các phủ huyện!”.

Việc ấy tâu lên, vua Đồng Khánh truyền chỉ thưởng Cao Xuân Dục quân công kỷ lục hai thứ, một cái khánh vàng quân công và dây đeo. Bọn tên Chúc, tên Thoan cũng được thưởng mỗi tên một cái bài tử kim và thăng trật. Vua lại truyền chỉ thông lục việc ấy khắp cả tả kỳ, từ Bình Định đến Bình Thuận và hữu kỳ từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa để nhân dân đều biết triều đình đã dẹp Cần Vương như thế nào và đã thưởng cho những người có công giúp Pháp. o tai dntrii bỏ nấu ngon c Từ tháng mười đến cuối năm sự đánh dẹp tiếp tục ở mọi nơi.

Theo một điều khoản trong hòa ước mới, vua Đồng Khánh khiến từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận phải kén lính tập. Các đội lính này, do Pháp điều khiển đã giúp Pháp nhiều về sự dẹp nghĩa Cần Vương: Pháp đã đúc bạc bà đầm xòe.

Miền rừng núi phủ Cam Lộ và huyện Do Linh, thuộc tỉnh Quảng Trị, thân hào đóng quân khởi nghĩa nhưng quân Nam triều hiệp với quân Pháp đánh phá. Đầu mục Trương Đình Hội và Nguyễn Tự Nhu chống không nổi phải bỏ chạy, không án ngữ được đường cái quan nữa.

Thân hào trong các phủ huyện tỉnh Nghệ An đều khởi nghĩa cử đốc học Nguyễn Xuân Ôn và chánh sứ sơn phòng Lê Doãn Nhã làm đầu. Quân Pháp kéo tới đánh được luôn, vua Đồng Khánh truyền cơ mật làm thư ủy lạo các quân Pháp đã co công đánh dẹp Cần Vương: Pháp-Việt đề huề.

Thân hào ở phủ Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa, huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình đều khởi nghĩa, cử Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân làm đầu, dựng hiệu cờ “Cần Vương” và cờ “Cử Nghĩa”.

Bố chánh Quảng Bình là Nguyễn Đình Dương chắc đã theo Pháp một cách triệt để nên bị Cần Vương hại.

Vua Hàm Nghi ở sơn phòng Hà Tĩnh. Ngài đặt quan đóng đồn giữ ở các nơi. Nhưng quân Pháp kéo đến sơn phòng. Tôn Thất Thuyết chống lại không nổi bèn phò ngài về đồn Vé thuộc tỉnh Quảng Bình, chỗ thổ ty Trương Quang Thủ. Ngài ở đó, còn Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn ra Bắc mộ quân.

Các thân hào giữ tỉnh Hà Tĩnh nghe nói sơn phòng mất rồi đều bỏ tỉnh chạy trốn. Tỉnh bị quân Pháp lấy lại được.

Nhiều người khởi nghĩa thấy việc thất bại đều bỏ về nhà làm ăn, cũng có người tới tỉnh đầu thú, chỉ có Phan Đình Phùng không chịu về.

Ở Quảng Nam quân Pháp tiến lên đánh nha sơn phòng, bắt được chánh sứ Trần Văn Dư, chém ngay. Nguyên Trần Văn Dư đã đầu hàng triều đình Huế, bèn bỏ sơn phòng về kinh đợi chỉ vua Đồng Khánh khi xuống tới tỉnh Quảng Nam thời không hiểu vì lẽ gì bị quân Pháp bắt, đem chém ngay. Có phải vì dã tâm của người Pháp hay vì sự thù hằn gì của một người Việt không? (tôi nhớ tới việc Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhiệm).

“Ở Thanh Hóa, Hà Văn Mao hoạt động ở huyện Cẩm Thủy và phủ Thọ Xuân, quân tỉnh Thanh và quân Pháp họp nhau đánh phá tan”. Trên kia tôi có nói tới Hà Văn Mao. Sử ta có một đoạn chép là “dụ dân Thổ lừa dịp quấy rối ăn cướp”. Sử liệu mà tôi vừa dẫn trên cho ta biết rằng đây là một sự kháng chiến chống thực dân của người Mường ở Thanh Hóa chứ không phải hẳn là một đảng cướp.

Vậy từ tháng mười đến cuối năm Ất Dậu (1885), quan quân Nam triều và quân Pháp hiệp sức dẹp nghĩa Cần Vương ở Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa.

Ngoài sự đánh dẹp bằng gươm súng, vua Đồng Khánh còn nghĩ tới sự dẹp bằng cách chiêu an, bằng sự phải quan đi kinh lược.

Sau khi mà thân hào ở Nghệ An và Nguyễn Xuân Ôn nổi đầu lên, vua Đồng Khánh xuống dụ hiểu thị các thân hào trong Trung kỳ “phải mau mau tỉnh ngộ trở về với triều đình” nghĩa là không phò vua Hàm Nghi nữa, bỏ nghĩa Cần Vương, Vua Đồng Khánh lại truyền dụ sĩ dân Bắc kỳ đều biết những việc Tôn Thất Thuyết chuyên quyền trộm phép, giả danh nghĩa mà dôi dân”.

Tôi tiếc là không biết toàn hai bài dụ này. Vua Đồng Khánh còn khiến, chắc về cuối năm Ất Dậu, hiệp tả đại học sĩ lãnh Lại bộ thượng thư là Phan Đình Bình đi kinh lược tỉnh Quảng Bình, Lion or rinh sinh nào? Tôi không biết là Phan Đình Bình đã chiêu dụ dân như thế

NĂM 1886

Năm Bính Tuất (1886), nghĩa Cần Vương còn có nhiều tỉnh vẫn theo hay bắt đầu theo. Ngọn lửa âm ỉ rồi lửa lại bùng lên hay đã ngấm ngầm bên sang nơi khác.

Nam triều vẫn hợp tác chặt chẽ với quân Pháp để đánh dẹp Cần Vương. Vua Đồng Khánh sai đi dụ dân rồi chính ngài là thiên tử cũng ra ngoài kinh thành để làm công việc phủ dụ dân chúng đi theo chế độ bảo hộ, đùng trường kỳ kháng chiến nữa.

Ngay tháng giêng, ở Quảng Ngãi con tổng đốc Nguyễn Bá Nghi là Nguyễn Loan hiệp cùng Bùi Điền, Đặc Đề ở Bình Định tụ quân Cần Vương chia làm ba đạo kéo tới đánh lấy tỉnh Quảng Ngãi. Sơn phòng sứ của vua Đồng Khánh là Nguyễn Thân đồn đánh phá tan.

Ở Bắc kỳ nhiều nơi nổi lên.

Tháng mười năm trước, Bố chánh Cao Xuân Dục tuy đánh Cần Vương ở Bãi Sậy (Hưng Yên) được thắng nhưng miền bùn lầy này khó chiếm, nên Cần Vương chưa bị hoàn toàn thất bại ở chiến khu đó. Sau này đến năm Đinh Hợi (1887), Cần Vương ở Bãi Sậy vẫn mạnh.

Sử còn chép rằng về tháng giềng “từ khi kinh thành có việc, mấy đảng giặc Hải Dương hoành hành trong các phủ, huyện. Hoặc yêu bức huyện Mỹ Hòa và huyện Cẩm Giàng, bắt quan huyện Gia Lộc. Còn các phủ huyện khác cũng dần dần mất cả. Quan tổng đốc là Nguyễn Thành Ý đem việc ấy tư cơ mật xin tàu ngài rõ”. Tôi không biết là ai đã chỉ huy Cần Vương ở Hải Dương và đã có liên lạc với Bãi Sậy không, dù sao thế Hải Dương mạnh ngay để chóng có đại công với người Pháp. và triều đình Huế đã không có cách đánh dẹp cho có hiệu quả

Tháng hai ở Thanh Hóa, ba trăm người, nhân ngày phiên chợ giả làm cu li giấu dao vào trong đòn ống, mưu ấy phát giác, sợ bị bắt, toàn thể chạy trốn cả.

Tháng ba, thân hào tỉnh Bình Thuận phá phủ Ninh Thuận, kéo tới vậy tỉnh thành. Tuần phủ, bố chánh, án sát sợ bỏ trốn cả. Thân hào bèn chiếm tỉnh.

Tháng tư, thương tá Quảng Trị là Lê Thâm và Phó lãnh binh Lê Xuân Tranh đi tuần trấp đến làng Võ Xá thuộc về phủ Triệu Phong bị văn thân đánh. Lê Thâm bị bắt, Lê Xuân Tranh bị giết.

Thân hào tỉnh Bình Định phân đạo ra quấy rối tỉnh Quảng Ngãi, không rõ vào tháng nào, nhưng sau tháng năm, trước tháng tám.

Cũng như Cao Xuân Dục đã đánh phá Cần Vương ở Bãi Sậy và Hải Dương thời Nguyễn Thân đã làm công việc đó ở miền Nam Trung Việt, ở Quảng Ngãi và Bình Định. Tháng năm, Nguyễn Thân được thăng làm tham tri Bộ Binh, tước Diên Lộc Nam, chức Nghĩa Định chiêu thảo xử trí sứ.

Tháng tám, tỉnh Quảng Trị hiệp với quân Pháp đánh Cần Vương tại phía nam của Việt bắt được tướng Cần Vương là Hoàng Văn Phúc đem chém ngay.

Tháng chín hay tháng mười không rõ, quân Pháp đi tuần tiêu trong huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam đánh phá tan đồn Cần Vương đóng ở làng Trung Lộc.

Ta nhận thấy rằng trong năm Bính Tuất (1886), nghĩa Cần Vương bị đánh dẹp ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị… thế đã yếu nhưng mấy tỉnh miền Nam Trung Việt, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận theo phong trào mà nổi lên mạnh. Ở Bắc sức Cần Vương hãy còn mạnh.

Vua Đồng Khánh trong năm Bính Tuất (1886) rất chú ý tới việc phủ dụ dân chúng về với triều đình Huế, về với chính phủ bảo hộ, về với Pháp.

Ngay tháng hai vua khiến Phan Liêm làm khâm sai đại thần, Phạm Phú Lâm làm phó khâm sai cầm cờ tiết mao đi từ Quảng Nam trở vào, khắp trong các tỉnh hiểu dụ thân hào phải nên về thú. Vua lại sai hai vị khâm sai nghĩ thảo một tờ cáo thị dâng vua ngự bút sửa lại. Rồi vua truyền Quốc sử quán in một trăm tờ dụ và một trăm tờ cáo thị để giao cho hai vị khâm sai tới đâu yết đó.

Tôi không biết tờ dụ và tờ cáo thị này nói những gì?

Tôi cũng không biết là nhà vua đã khiến Võ Bá Liêm đi khâm phái ở các tỉnh phía bắc kinh thành từ tháng nào, nhưng sử chép là tháng tư “đảng thân hào Quảng Bình bắt giết quan khâm phái là Võ Bá Liêm”.

Một quan khâm phái mà bị “bắt giết” thời ta đủ biết là chính phủ vua Đồng Khánh đã bị các thân sĩ coi như thế nào. Và sở dĩ như thế là không giữ được nền độc lập và thống nhất. Vấn đề chính thể hồi đó chưa đặt ra.

Vua Đồng Khánh đã xử trí như thế nào?

Chính nhà vua đã thay Võ Bá Liêm mà đi thông tin, tuyên truyền để cho dân chúng theo nhà vua mà nhận sự đô hộ của người Pháp. Nhà vua đã có lý hay không? Đó là một câu hỏi mà tôi không có đủ đảm bảo để trả lời: tôi không phải là nhà quân sự và chính trị.

Dù sao sử chép là: “Ngài muốn ngự ra Bắc tuần, tới Hà Nội trước để kiểm quân rồi ngự về Thanh Hóa trở vào phía nam dần dần tới đâu dẹp loạn yên dân đó”.

Sử còn chép tiếp:

“Ngài truyền cơ mật tư ra quan toàn quyền Bắc kỳ. Được ít lâu thấy trả lời rằng thành Hà Nội đã triệt phá rồi, xin đạo ngự đóng tại Thanh Hóa thời yên ổn vững vàng hơn”.

Vậy vua Đồng Khánh đã muốn tự đi phủ trấp từ kinh tới Hà Nội nhưng viên toàn quyền nhủ nhà vua nên chỉ ở địa hạt Trung kỳ thôi! Có phải là người Pháp sợ không có thể đảm bảo được trật tự trong hành trình của ngài không? Hay là họ muốn rằng toàn thể Bắc kỳ sẽ phải thuộc quyền cai trị trực tiếp của họ, cũng như Nam kỳ sẽ là một thuộc địa, chứ không phải là một nước bảo hộ mà họ, bề ngoài chỉ là những người cố vấn mà thôi!

Thật vua Đồng Khánh đã tẽn.

Bây giờ ta theo hành trình của vua Đông Khánh. Vì ngài là thiên tử, phải đi tuần du cho trăm họ được nhờ.

Ngày mười tháng năm (ngày Đinh Vị) đạo ngự từ kinh đô khởi hành.

Ngài ngự đóng tại Châu Thị thuộc Quảng Trị, truyền sắp ngự xem dân phong, ban bạc cho linh mục ở làng Yên Ninh và các giáo dân xứ ấy, còn mấy người giáo dân tị nạn thời ngài ban cho một trăm đồng bạc. Thật là một cử chỉ mà sử đã ghi: có phải là tự lòng ngài không hay người Pháp đã đề nghị với ngài? Vì là một cử chỉ chính trị.

Ngài ngự tới tỉnh Quảng Bình truyền yết sức những cừ mục phải ra đầu thú.

Ở Quảng Bình ít lâu, sử chép là “vì thánh thể hơi se”, ngài cho một người quan ba (lẽ tất nhiên là người Pháp) ra Hà Nội, thương với quan toàn quyền cho tàu thủy tới của Nhật Lệ rước ngài về kinh.

Ngày mồng bảy tháng tám, năm Đinh Mão vua Đồng Khánh cùng quan quân theo hầu xuống tàu, ngày hôm sau về tới kinh.

Vậy cuộc đi phủ trấp Cần Vương của vua Đồng Khánh dù chỉ ở trong địa hạt mấy tỉnh Trung kỳ hình như không có hiệu quả mấy cho hoàng triều, người Pháp chắc cũng chẳng lấy làm buồn.

Hoàng Tá Viêm đã về kinh bao giờ, tôi không biết. Trong trường hợp nào, tôi cũng không biết. Dù sao Hoàng Tá Viêm không tham dự chính quyền và chỉ là một người dân mà thôi. Bây giờ, vì lý do gì một người đã về phe chủ chiến chống Pháp lại bó thân ra làm kinh lược cho triều đình, tôi không biết. Có phải là vì thấy quân Pháp tàn sát dân ta quá và vì thấy quân đội Cần Vương thua nên mới nhận ra để lấy uy tín của mình mà chống đỡ được một phần nào chăng?

Dù sao, sử chép là tháng chín, vua Đồng Khánh phục hàm cũ cho Hoàng Tá Viêm mà sung hữu trực kỳ, yên phủ kinh lược sứ. Hữu trực là hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Trước phải ra Quảng Bình xử trí cho yên rồi tới Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa tùy nghi sắp đặt.

Vua Đồng Khánh cho Hoàng Tá Viêm bài dụ sau này đế đem đi yết cho thân hào được rõ.

Tôi chép theo đây toàn bài dụ đó. Vì là một sử liệu rất quý. Ai đã thảo ra? Một vị hoàng gia, một đại thần trong triều hay một tên Việt nào làm với Pháp thảo ra, rồi giao cho Nam triều đi niêm yết?

“Hào kiệt biết thời mới phải quân tử, đổi lỗi là hơn. Năm ngoái kinh thành có việc, vua Hàm Nghi ra đi.

Trong các thân hào, có người tức vì việc nước, khởi lên giúp vua như người trót cưỡi cọp, bước xuống cũng gay, nên phải trốn trong rừng rú, thường thường mượn tiếng phò vua Hàm Nghi.

Đã mấy phen ta đã xuống dụ rước vua Hàm Nghi về phong cho tước công hoặc phong làm tổng trấn Bắc kỳ. Còn thân hào ai ra thú đều được tha lỗi.

Mới đây ta lại ngự ra đổng nhung (Đổng nhung: nắm giữ việc quân. [BT]) tới Quảng Trị trước, hào mục ra thú, dân trông lại gần yên.

Khi tới Quảng Bình thân hào phần nhiều cứ còn tụ hội.

Vả chăng trong triều có lời chiếu khoan dung mà ngoài dân không chút lòng thành ứng, bụng nghĩ làm sao?

Hay là bảo rằng nước mình không thể bảo toàn được chăng?

Sao không nghĩ bây giờ đại cuộc thiên hạ đã định, cách chính trị đổi mới, hòa với Đại Pháp đều giữ như cũ, chánh lệnh thi hành đều là quyền mình tự chủ, nào có ai trở ngại?

Sao còn lấy điều ấy làm ngơ mà thập thò như chuột?

Hay là chúng mày bảo rằng nếu bây giờ vua Hàm Nghi trở về e không quyền lộc, chúng mày cũng không được nhờ gì chăng?

Chúng mày phải biết rằng người lớn ở với em, thân thời muốn cho sang, yêu thời muốn cho giàu. Hàm Nghi là em ta, ta nay suy rộng lòng nhân. Nếu Hàm Nghi về ta sẽ phong làm tổng trấn ba tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, cấp cho bổng lộc rất hậu, đồ thường dùng cũng như vua chứ không biếm truất gì đâu.

Nay ta cho tôi cũ là Hoàng Tá Viêm khai phục hàm Đông các đại học sĩ, sung làm hữu trực kỳ yên phủ kinh lược đại sứ, thế là lòng muốn xếp cho yên không phải muốn đánh cho được.

Từ nay trở đi thân hào chúng mày nên mau tỉnh ngộ, đuổi hết quân lính bỏ thân về với triều đình, hoặc tới tỉnh hoặc tới các sở quân thứ đầu thú.

Trừ ra tên Lê Thuyết (tức là Tôn Thất Thuyết), triều đình không thể dùng lại được. Nhưng nếu nó biết trở về thời cho nó lui về ngạch nhân tán.

Còn mấy tên cứ mục khác tên nào có chức quan cũ như Trương Văn Ban, Nguyễn Trực, Nguyễn Chu, Lê Mô Khởi, Nguyễn Nguyên Thành, Phan Trọng Mưu, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Ngô Xuân Quỳnh sẽ cho chiếu theo nguyên hàm bổ làm quan Quảng Binh, Quảng Trị trở vào mấy tỉnh phía nam để lo báo bổ về sau.

Còn mấy tên trước chưa có chỉ tha như Trần Xuân Soạn, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Đình Phùng, nếu biết thì thú, quả có thiệt trạng xét như thiệt sẵn lòng đổi lỗi thời cũng khoan giảm tội cũ, sẽ thưởng phẩm hàm để yên người phản trắc.

Còn mấy tên khác, khi nào vẻ thú xét quả thiệt lòng rồi sẽ nghĩ.

Những mấy khoản nói trên đó, khi trước quan Toàn quyền Côn Pha (Paul Bert) tới kinh vào yết, ta đã thương miệng, ông ấy cũng đã bằng lòng, chắc là không nói sai đâu.

Chúng mày phải tỉnh ngộ cho mau.

Nếu ta đã hiểu hết lời mà chúng mày còn dùng dăng không quyết, ngu dại không biết lo trước, đến khi đại binh kéo tới, ngọc đá đều phải ra tro, ta tuy sẵn lòng thương cũng không biết nghĩ sao cho chúng mày nhờ được”.

Bài dụ này có thể do Paul Bert đã bó buộc vua Đồng Khánh phải ra: y chắc đã dọa nạt tiêu diệt kháng chiến! Chắc lực lượng của ta đã yếu đi nhiều lắm rồi. Chiến nữa vô ích lại có hại. Có lẽ vì lý do đó mà Hoàng Tá Viêm được vua Đồng Khánh khai phục cho hàm cũ. Có lẽ Hoàng Tá Viêm đã bó buộc phải ra làm kinh lược sứ để đỡ đòn cho các anh em.

Ở tả trực kỳ, phó khâm sứ là Phạm Phú Lâm. Tả trực là miền Nam, Ngãi.

Sử chép là kinh lược ở hữu trực và khâm sứ ở tả trực có phủ dụ được nhiều thân hào ra đầu thú.

“Tháng mười hai năm Bính Tuất (1886) các cừ mục trong bọn thân hào Bình Định tới tỉnh đầu thú rất nhiều. Ngài truyền ấn chỉ cho bảy người được chiếu theo nguyên hàm bổ làm việc tính ấy, còn bao nhiêu cho về làm ăn”

Ở Quảng Bình, cừ mục cũng tới đầu thú tại đồn Hoàng Tá Viêm “nhiều lắm”. Sử chép là từ ải Quảng Bình trở vào đều được yên lặng.

Hoàng Tá Viêm đi kinh lược, đó là một cử chỉ hay hay là.

Phần 2