Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Huế mùa hoa gạo

Vẻ đẹp của vùng đất cố đô được điểm xuyết bằng sắc hoa gạo nở sớm, phủ màu đỏ chi chít trên những cành cây.

Cây hoa gạo tại khu vực cầu Dã Viên nở rộ. Khu vực này hiện có bốn cây hoa gạo đỏ, do Trung tâm công viên cây xanh Huế chăm sóc. “Hoa gạo thường nở vào tháng 3, nhưng năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên nở sớm”, nhiếp ảnh gia Kelvin Long (Huế), tác giả bộ ảnh, cho biết.

Cây hoa gạo bên vọng lâu nhìn từ cầu Dã Viên – nối liền đường Lê Duẩn với Bùi Thị Xuân.

Tán cây hoa gạo tô điểm cho vẻ đẹp công trình Quan Tượng Đài. Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại của Việt Nam được xây dựng từ triều Nguyễn, thuộc phường Thuận Hòa, TP Huế. Công trình gồm phần nền đài và kiến trúc bên trên có tên là đình Bát Phong (ảnh) với 8 cạnh, 2 tầng mái, được chống đỡ bằng 12 cột gỗ.

Sắc đỏ hoa gạo tại khuôn viên Cung An Định, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, nằm bên bờ sông An Cựu.

Mùa hoa gạo nở cũng là lúc du khách và các gia đình đến check-in, chụp ảnh.

Ngoài Huế, cây hoa gạo được trồng nhiều ở công viên, đường phố, vỉa hè, làng quê hay những công trình tâm linh như đền, chùa tại các địa phương như Quảng Ngãi, Hà Nội, Sơn La, Hà Giang.

Hoa gạo nở có 5 cánh, mùa hoa kéo dài gần một tháng và rụng dần trước khi cây ra lá non. Loài hoa này được biết đến với nhiều tên gọi khác như mộc miên, pơ lang.

Thân cây gạo cao hơn 10 m, trên thân có nhiều gai.

Những bông hoa gạo đầu mùa rụng xuống trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế ở đường Hùng Vương.

Tán hoa gạo nở từng chùm đỏ tươi trên nền trời xanh. Những cành hoa gạo mùa này còn thu hút các loài chim đến hút mật.

Huỳnh Phương

Ảnh: Kelvin Long

Vì sao Mỹ có chiến hạm mang tên thành phố Huế?

Tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Mỹ. Theo trang navysite...

Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra...

Vũ Nghĩa Chi – Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và...

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười, xứ sở đã từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một...

Chuyện tên chợ của mấy bà

Khi tôi nói đến chuyện tên chợ của mấy bà thì mấy ông bạn lớn tuổi tỏ ra không đồng ý. Chợ của các ông cũng có, cớ gì của...

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975

Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và...

Hủ tiếu Mỹ Tho – 50 Năm Danh Hiệu

Hủ tiếu là món ăn gốc của người Triều Châu, mang vào Ðàng Trong được người mình Việt hóa. Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và...

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Ký ức xe lôi thời trước

Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ngoại quốc mỗi khi qua miền Nam du lịch thì hứng thú nhất là ngồi trên 2 loại xe: xe xích lô và xe...

Truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75

Đọc lại giai thoại và truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75 cho ai thích tò mò . [caption id="attachment_246174" align="alignnone" width="284"] “Con ma vú dài” trong khám Chí...

Exit mobile version