Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829) là một danh thần và danh tướng thời Nguyễn đã có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.

Nằm dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của miền Tây Nam Bộ.

Khu lăng mộ được Thoại Ngọc Hầu cho xây trước khi ông qua đời (1829). Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Sân lăng rộng và bằng phẳng, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng: một dùng để chứa tấm bia Thoại Sơn (bản sao), một dùng để tượng ngựa và người lính hầu… Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dày rất bề thế.

Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt (được xây lùi lại một chút để tỏ sự kính nhường).

Các ngôi mộ này đều được xây bằng hợp chất ô dước – loai vật liệu cao cấp chỉ dùng để xây lặng mộ vua chúa, quý tộc thời xưa. Phía trước ba ngôi mộ là bình phong có đắp chữ Hán. Phía chân các ngôi mộ đều có bi kí.

Sau vuông lăng, theo bậc thang lên cao là đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Đền tựa lưng vào núi Sam, được dựng lên sau này.

Nội thất khu đền bài trí trang nhã, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm.

Theo sử sách, Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829) là một danh thần và danh tướng thời Nguyễn đã có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.

Trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hợp chất ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn.

Những ngôi mộ này đều vô danh. Đa số là hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.

Tổ tiên người Trung Quốc là ai, nếu không phải người Việt?

Từ những khảo cứu sai lầm và xuyên tạc sự thật, giới học giả Trung Quốc cho rằng người từ châu Phi tới Hoa lục làm nên cộng đồng Bách...

Tục táng treo của người cổ Bách Việt

Cộng đồng Bách Việt cổ đa chi tộc, trong đó có tổ tiên Lạc Việt chúng ta, là chủ nhân của nền nông nghiệp lúa nước cư trú trên phạm...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Nhân cách của người quân tử

“Sống ở đời nên làm người quân tử”, đó là bài học quý giá của tiền nhân. Tuy nhiên ngày nay trắng đen đảo lộn, rất khó phân biệt được...

Thanh kiếm của vua Gia Long

Dominique Rolland là giảng viên của Trường Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Paris, Pháp) và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hoa Sen...

Ảnh quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La...

Nguồn gốc của câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”

Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi khi phê phán Nho giáo và chế độ phong kiến, thầy cô thường đem câu nói: “Quân sử thần tử, thần...

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy...

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Chân dung vua Gia Long

Để có những hình ảnh đáng tin cậy về vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau. Những...

Kiến trúc tòa nhà Hỏa xa hơn 100 tuổi

Tòa nhà Hỏa xa mang kiến trúc Pháp với hai lầu mái ngói đỏ, là công trình có giá trị lịch sử của thành phố và ngành đường sắt. Trụ...

Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt

Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết. Có...

Exit mobile version