Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa tuyệt đẹp Bình Định

Không chỉ là một ngôi chùa có cảnh quan và kiến trúc vô cùng ấn tượng, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.

Chùa nằm trên một khu đất rộng được bao quanh bởi đồng lúa. Được xây dựng trong những năm gần đây, chùa vừa mang phong cách kiến trúc Phật giáo miền Bắc, vừa có những đường nét của kiến trúc hiện đại. Công trình chào đón du khách là cánh cổng tam quan hai tầng với các đầu đao cong.

Bước qua cổng tam quan, du khách như lạc vào một cảnh giới khác với không gian thoáng đãng, yên tĩnh, đầy vẻ thoát tục.

Công trình nằm ở trung tâm của chùa Thiên Hưng là tòa chính điện bế thế. Đối diện với chính điện là tháp chuông.

Tòa chính điện được xây nhiều tầng với mái ngói có đầu đao hình rồng.

Mỗi tầng của chính điện thờ các vị Phật và Bồ tát khác nhau, được bài trí tôn nghiêm với phong cách không trùng lặp.

Điện thờ ở tầng cao nhất đặt tượng Đức Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm.

Từ sân trước chính điện đi qua dãy nhà tăng phòng, du khách sẽ gặp một ngọn giả sơn với lối đi dẫn lên hành lang phía trên.

Đi hết lối này sẽ đến La Hán Đài – một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên với tượng các vị La Hán được bài trí xung quanh. Sau La Hán Đài là tháp Thiên Ứng, công trình điểm nhấn của chùa Thiên Hưng.

Tháp Thiên Ứng là tòa bảo tháp 12 tầng, chiều cao khoảng 40m. Công trình này có thể quan sát được từ hầu hết các địa điểm thuộc thị xã An Nhơn.

Phía trước chính điện chùa Thiên Hưng có một hồ nước khá rộng, tạo nên một vẻ nên thơ cho toàn bộ cảnh quan ngôi chùa.

Bên hồ có vườn Thiên Thanh, một khu vườn lớn với các tiểu cảnh được bài trí công phu, tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động.

Giữa vườn Thiên Thanh có Đài Quan Âm tạc từ đá trắng được đặt trên các phiến đá tự nhiên, mang đầy vẻ uy nghiêm.

Trong khuôn viên chùa Thiên Hưng còn có cả một khu nhà kiểu cổ nằm giữa vườn cây, là không gian sinh hoạt của chư tăng tại chùa.

Các công trình khác của chùa gồm có giảng đường, tăng đường, thư viện, phòng khách, nhà truyền thống, nhà ăn… và nhiều công trình phụ khác.

Xét về tổng quan, sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp hài hòa, đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, thư thái cho du khách ghé thăm chùa.

Không chỉ là một ngôi chùa đẹp, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam. Đó là Ngọc Xá Lợi Phật được thỉnh từ Myanmar về Việt Nam năm 2013.

Với sức hút của mình, dù là ngôi chùa mới, chùa Thiên Hưng đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn, đón nhận đông đảo giới tăng ni phật tử đến sinh hoạt, lễ bái.

Với du khách gần xa, đây thực sự là một điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Bình Định – một miền đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử.

Trưng Trắc và Trưng Nhị và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Thức tỉnh tinh thần dân tộc

Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em vốn dòng dõi họ HÙNG - Một trong dòng họ làm Vua tổ của dân tộc Việt Nam nay thuộc...

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Khoảng những năm 1970-1980 là thời hoàng kim của xe đạp mini và kiểu áo dài mini. Thời ấy nữ sinh thường mặc áo dài trắng, tà hẹp và ngắn...

Câu chuyện chè Thưng

Chè thưng coi ngọt ngào vậy mà lại là món “khó ăn” nhứt cho tôi, trước do cái tên bí hiểm, sau vì quá khứ đầy bí ẩn của nó....

Lý giải mới gây nhiều tranh cãi đằng sau tục lệ bó chân ở Trung Quốc xưa

Đó là quan niệm về vẻ đẹp hay sự khoái cảm của người xưa? Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ...

Ngôn ngữ thay đổi trải nghiệm của chúng ta về thời gian

Trong bộ phim Arrival, nhà ngôn ngữ học Louise Banks (do Amy Adams thủ vai) cố gắng giải mã ngôn ngữ người ngoài hành tinh. Cô khám phá ra cách...

Phát Âm Của Người Nam Kỳ

Có những phương ngữ rất đặc trưng của vùng. Nếu bạn hỏi người Long An: “Năm nay lúa má sao anh?” Long An trả lời: “Hằng hà!” Còn người Vĩnh...

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Hương xưa bồ kết

Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ...

Về một từ trong bài thơ ‘Qua đèo ngang’ của Bà Huyện Thanh Quan

Năm 1943 giáo sư Dương Quảng Hàm cho xuất bản cuốn Việt nam Văn Học Sử Yếu, trong đó có trích dẫn bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện...

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Tây Du – Trang truyện đọc đầu tiên

Tía má tôi muốn cho con biết chữ sớm nên khi tôi vừa lên năm thì đã được đến trường xóm học vỡ lòng A, B, C với ông thầy...

Khám phá các đường biên giới độc đáo giữa các nước

Bất cứ khi nào chúng ta nghe về "biên giới quốc gia" chúng ta thường liên tưởng đến những lính gác vũ trang, chó quân đội được huấn luyện, dây...

Exit mobile version