Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhà thờ gần 300 tuổi cổ xưa nhất Sài Gòn

Chợ Quán được xây dựng năm 1720 và nhiều lần bị tàn phá do chiến tranh, loạn lạc.

Nhà thờ Chợ Quán (đường Trần Bình Trọng, quận 5) khi mới xây dựng có kiến trúc đơn giản, chỉ gồm một nhà nguyện nhỏ và một bàn thờ bên trong. Trong vòng một thế kỷ, nhà thờ bị tàn phá do chiến tranh, loạn lạc phải xây lại nhiều lần. Đến năm 1882, trên nền đất cũ, cha Hamm quyết định cho xây nhà thờ mới khang trang, kiên cố và tồn tại đến bây giờ.

Nhà thờ mang kiến trúc Gothic, mái lợp ngói đỏ. Công trình này phải xây trong 14 năm mới xong cơ bản và tiếp tục được bổ sung sau này. Tổng diện tích khu đất nhà thờ khoảng 16.000 m2.

Mặt chính diện nhà thờ được thiết kế tinh xảo kiểu kiến trúc Gothic với các mái vòm nhọn kết nối liên tục. Phía trước cửa chính là khuôn viên rộng, trồng nhiều cây xanh.

Tháp chuông nhà thờ gồm ba tầng: tầng kéo chuông, tầng để chuông và tầng mái trên cùng với tổng cổng năm quả chuông. Những quả chuông được đặt đúc từ Pháp và vận chuyển về Việt Nam bằng tàu thủy. Để kéo chuông lên tháp, người ta sử dụng năm con voi.

Bên trong thánh đường rộng, sơn màu vàng nhạt với các mái vòm cong, những cột đá thẳng tắp thường thấy trong nhà thờ.

Mặt bên nhà thờ là dãy cửa sổ vòm, gờ chỉ chạm trổ theo lối cổ điển. Các cửa cửa sổ không lắp tranh kính màu như nhiều nhà thờ khác mà chỉ lắp kính trắng. Nguyên nhân là những tranh kính màu cũ hư hỏng nhưng chưa tìm được người có khả năng phục chế như ban đầu.

Cung thánh trang trí đơn giản nhưng trang nghiêm với bức tượng Chúa trên cây thánh giá. Toàn bộ thánh đường được thiết kế cho 1.500 giáo dân dự lễ.

Gần cung thánh đặt mộ phần của cha Hamm, người xây dựng nhà thờ Chợ Quán như hiện nay.

Bên trong các gian, tường đều được bài trí nhiều tượng thánh đủ kích cỡ.

Nhà thờ đang được sửa chữa các hạng mục như cửa chính, mái vòm, hệ thống cột, sơn tường… nhưng vẫn làm lễ, đón khách tham quan. Việc trùng tu dự kiến hoàn thành trong tháng 8.

Trừ giờ lễ, du khách có thể vào nhà thờ Chợ Quán trong suốt cả tuần. Nhiều người dân trong vùng cũng hay đi dạo mát, tập thể dục trong khuôn viên nhà thờ do có nhiều cây xanh.

Khi bạn bắt đầu oán giận, may mắn đã quay đi rồi

Trong cuộc sống, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi đối diện với khó khăn, khi thấy tương lai xa xôi mờ mịt, thay vì...

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Kiến trúc tòa nhà Hỏa xa hơn 100 tuổi

Tòa nhà Hỏa xa mang kiến trúc Pháp với hai lầu mái ngói đỏ, là công trình có giá trị lịch sử của thành phố và ngành đường sắt. Trụ...

Chế ngự cơn nóng giận

Những cơn nóng giận của bản thân trước khi làm người khác tổn thương thì cũng ảnh hưởng rất xấu tới tâm trạng của chính mình. Nóng giận là một...

Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc

"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu....

Người phương Tây thán phục vua Gia Long – “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 9/Kết – Tây đến Tây đi

Kể về người Pháp sang đất Sài Gòn, trong số những người tiền phong phất cờ, phần nhiều lắm người hữu học, thông thái: -Aubaret, lão thông chữ Hán, từng...

Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến

Vài lời của người sưu tầm: Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa mê mẩn

Dù đã bị cấm nhiều năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về...

Tây Nguyên qua khám phá của các học giả người Pháp

Cùng với những thương nhân, thừa sai, nho sĩ người Ý, Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, các giáo sĩ người Pháp đã để lại nhiều ghi chép quan...

Tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 2)

Phần 2: Trần Phong Sắc  (1878-????) dịch giả các truyện tàu Vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có 3 dịch giả truyện Tàu cùng tên Sắt: người thứ nhứt là Tân...

Exit mobile version