Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tràng An – Tìm về bình yên

Nếu ai đó nghĩ rằng tâm hồn mình theo thời gian đã bị sự nhộn nhịp, vội vã của phố thị làm cho khô khan, cần cỏi thì xin hãy dừng lại đôi chút, cho bản thân một lần rảnh rỗi và tìm về với những chốn bình yên.

Tràng An là một trong những điểm đến của tôi và chúng bạn. Là một đứa con miền Nam, có lẽ mỗi mảnh đất phía Bắc khi nghe qua tên đều gợi cho tôi rất nhiều hứng thú và tò mò. Và cái tên Tràng An khi cất lên nghe vừa cổ kính, uy nghiêm, vừa giản dị, quen thuộc. Từ Hà Nội, mất hai giờ đi bằng xe ô tô để đến với Ninh Bình, rồi từ Ninh Bình, tôi đến với Khu du lịch sinh thái Tràng An.

Một bức tranh họa đồ hiện ra trước mắt tôi, khung cảnh sông núi hữu tình đượm màu xanh biếc hòa quyện cùng nền trời trong vắt. Những chỏm núi xẻ đôi, một nét đặc trưng của vùng đất Ninh Bình bao quanh những những con sông phẳng lặng như hồ nước, trên cao, mặt trời rọi ánh nắng xuống lòng sông tạo nên những vệt nắng dài trông rất kỳ ảo. Tôi quyết định thuê thuyền để thưởng ngoạn hết khung cảnh của bức tranh thiên nhiên tuyệt vời này. Có ba tuyến đường để tham quan, tôi và lũ bạn chọn tuyến thứ nhất đi qua chín hang động. Ngồi trên thuyền quả là một trải nghiệm mới lạ và thú vị, không gian xung quanh dường như đang mở ra, rộng lớn và sâu hút.

Tôi không thể nào chớp mắt trước những dãy núi xanh ngắt trước mặt mình, thời gian dường như ngưng đọng trước sự hòa quyện của tiếng chim hót vang vang đâu đây, tiếng nước róc rách dưới gầm thuyền, tiếng mái chèo khua vào mạn thuyền và tiếng gió thổi nhè nhẹ qua hai tai. Tôi ngồi trước mũi thuyền, nhắm hai mắt và hít thở thật sâu để có thể ôm trọn giây phút quá đỗi yên bình này. Thoáng chốc, tôi nghĩ mình là một trong những thi sĩ ngày xưa, trước bức tranh thủy mặc này có thể viết nên một bài thơ để đời lắm chứ. Thuyền chúng tôi lướt trên con sông uốn lượn từng khúc, núi thế nào thì sông sẽ uốn theo thế ấy, lòng sông trong vắt có thể thấy cả rong rêu và thảm thực vật dưới đáy.

Đặc biệt, nước sông mát và sạch vô cùng, tôi thích thú rửa mặt trong suốt chuyến đi, vui làm sao khi cô lái đò bảo rằng rửa mặt nước ở đây thì bao nhiêu ước muốn đều thành sự thật. Đi được một đoạn sông dài, thuyền chúng tôi dừng chân tại Đền Trần, chúng tôi thắp hương và leo lên đồi vọng cảnh. Từ trên cao nhìn xuống, phong cảnh thu nhỏ lại càng tuyệt vời và hùng vĩ hơn nữa, giữa lòng sông là một vài con thuyền đang lướt làm sự hùng vĩ của núi đồi bỗng chốc hóa dịu dàng.

Thuyền chúng tôi tiếp tục thủy trình, đi qua từng hang động một, những hang động có tên rất ngắn gọn: hang Tối với đường đi hẹp và uốn lượn liên tục làm cô lái đò và chúng tôi phải chèo hết sức điêu luyện để vượt qua, vừa chèo và vừa ngụp đầu xuống để không va phải những vách đá phía trên; hay hang Sáng với những khối thạch nhũ tuyệt đẹp và kỳ lạ được tạo hóa nhào nặn qua năm tháng, đi vào hang Sáng thì mãi không muốn chèo ra khỏi hang vì vẻ đẹp huyền ảo của những khối thạch nhũ, làm tôi và lũ bạn say mê đưa tay chạm vào; rồi lại đến hang Seo, hang Sơn Dương hay hang Ba Giọt với sự tích rất thú vị, tương truyền nếu ai hứng đủ ba giọt nước trong hang thì tình duyên sẽ chớm nở; hay hang Nấu Rượu với những hũ rượu dọc theo hai bên bờ nơi mà ngày xưa các bậc tiền bối đã vào đây nấu rượu để dâng lên vua,…

Khoảnh khắc đáng nhớ nhất khi vào hang có lẽ là khi thuyền này chạm mặt thuyền kia, chưa bao giờ hai con thuyền lại gần nhau đến thế, chúng tôi chào hỏi qua lại với những người chưa từng quen biết, rồi lại trò chuyện, rồi lại hát, tiếng nói cứ thế râm ran vang lên, dội qua dội lại trong hang động.

Một chặng đường dài gần một giờ đồng hồ quả là khoảng thời gian hoàn hảo để thả hồn vào thiên nhiên, để bao mệt mỏi, muộn phiền của cuộc sống và công việc được tan biến. Đâu chỉ có cảnh sắc hữu tình làm tôi nhớ nhung mà còn là con người nơi đây. Cô lái đò với nét chèo thuyền điêu luyện nhưng vô cùng duyên dáng đã đưa chúng tôi qua chín hang động, chờ chúng tôi mỗi lần lên đền thắp hương và trong lúc chèo còn kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện đời thường giản dị mà rất dễ thương.

Tôi nhớ cụ ông đưa hương ở Đền Trần, một người với nét mặt nghiêm trang, nhã nhặn nhìn chúng tôi trìu mến lúc thắp hương, mỉm cười chào biệt chúng tôi lúc chia tay. Phải chăng cụ là người gốc Tràng An, người lưu giữ những nét đẹp truyền thống? Tràng An, một lần đi qua mà cứ nhớ mãi…

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

Đốt Vàng Mã Tại Hoa Kỳ

Đám lưu dân Việt hầu như ở khắp địa cầu đã tỏ ra có một cá tính mạnh: đó là đặc tính cưu mang “quê hương” trong lòng thuộc bất kỳ...

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay: Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục...

Sài Gòn Và Tuổi Thơ Tôi

Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần...

Tập bản đồ hành chính các tỉnh Bắc kỳ 1909

Rút từ tập Atlas General L’Indochine Francaise xuất bản 1909 Bắc ninh, Cao bằng, Hà đông, Hà giang, Hà nam, Hải dương, Hải ninh, Hòa bình, Hưng yên, Kiến an,...

Giao Chỉ và Cửu Chân có thuộc Nam Việt?

Tài liệu quan trọng bậc nhất trong việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa nước Nam Việt với Giao Chỉ và Cửu Chân là cuốn Sử ký của Tư...

Vị trí nào cho nhà Triệu trong lịch sử Việt Nam?

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam là một vấn đề lý thú, ẩn chứa nhiều bí ẩn rất thú vị chờ chúng ta tìm hiểu và làm sáng tỏ. Trong...

Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức là ‘tông’?

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông....

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Hà Nội những năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Bát Tiên Quá Hải là ai?, sao lại sử dụng khi có lễ Chúc Thọ

Bát Tiên Quá Hải là một trong những điển tích nổi tiếng hay được sử dụng trong thơ ca hội họa của nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam,...

Exit mobile version