Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 bí mật khiến giáo dục Nhật Bản trở thành hình mẫu lý tưởng cho cả thế giới

Người Nhật Bản luôn nổi tiếng vì kiến thức, tuổi thọ, sự lịch thiệp và thái độ sống tốt. Những câu chuyện về cuộc sống của người dân Nhật Bản, từ những thói quen nhỏ nhất cho đến tư tưởng của cả cộng đồng luôn khiến mọi người ngưỡng mộ.

Để đạt được những thành tựu về khía cạnh con người, đất nước mặt trời mọc đã đầu tư vào nền giáo dục toàn dân từ những thế kỷ trước để giờ đây, nhiều người phải ngả mũ thán phục về nền giáo dục được coi là chuẩn mực này. Hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá những bí mật này nhé!

Không bao giờ dùng những lời tiêu cực với con trẻ

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, nguời Nhật đã bắt đầu có những phương pháp rất riêng để dạy con của mình. Họ ít khi khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Tuy nhiên khi khen con, họ không bao giờ khen kiểu như: “Con tôi giỏi quá” vì sẽ biết rằng nếu làm như thế sẽ khiến trẻ trở nên tự phụ. Thay vào đó họ sẽ nói những câu như: “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quầnh áo giỏi thế nhỉ!”.

Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ họ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cho trẻ mặc quần soóc vào mùa đông

Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Rất nhiều gia đình lần đầu tiên chuyển tới Nhật Bản sinh sống đều rất lo lắng về việc này vì họ tin rằng trẻ con không thể chịu được lạnh.

Một bà mẹ người Trung Quốc từng chia sẻ rằng, khi con họ mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm cô rất kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, người phụ nữ này nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

Trẻ em được học về cách làm người trước khi học tri thức

Bạn có biết rằng, ở các trường học tại Nhật Bản, học sinh không phải tham gia kỳ thi nào cho đến khi lên lớp 4 (10 tuổi) và chúng chỉ phải làm những bài kiểm tra nhỏ.

(Ảnh: Corbisimages)

Theo đó, mục đích của 3 năm học đầu đời không phải là để đánh giá kiến thức hay khả năng học tập của trẻ, mà là để tạo dựng thái độ, hành vi cư xử tốt đẹp và phát triển nhân cách.

Vào thời điểm đó, trẻ em được dạy phải tôn trọng người khác, hòa ái với động vật và tự nhiên. Chúng cũng được học để trở nên rộng lượng, giàu lòng nhân ái và biết đồng cảm. Bên cạnh đó, trẻ cũng được dạy những phẩm chất như lòng dũng cảm, tự chủ và chính nghĩa.

Phần lớn các trường học tại Nhật Bản không thuê lao công. Học sinh sẽ phải tự làm vệ sinh và dọn dẹp trường học

(Ảnh: Marumura)

Tại các trường học Nhật Bản, học sinh phải tự mình dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả toilet. Trong khi làm, các em được chia thành các nhóm nhỏ và luân phiên trực nhật trong năm.

Đây được coi là một cách để dạy học sinh làm việc nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, những công việc tưởng chừng như bẩn thỉu, đổ mồ hôi vất vả đó sẽ giúp các em biết tôn trọng công việc của người khác và thành quả lao độ ng của bản thân.

Bữa trưa dinh dưỡng và vui vẻ

(Ảnh: Pozitivnap)

Bữa ăn trưa cũng chính là một ví dụ tuyệt vời cho sự tương phản giữa nên giáo dục Nhật Bản và phương Tây. Không có những chiếc túi giấy màu nâu đựng bơ đậu phông, bánh sandwich, cheetos và một quả chuối, bữa ăn trưa tại Nhật là cả một hộp bento màu sắc được sắp xếp gọn gàng và giàu dinh dưỡng.

Còn ở các trường tiểu học và trung học công lập, bữa trưa cho học sinh được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn hóa bởi đầu bếp có tay nghề và chuyên gia dinh dưỡng. Tất cả học sinh ăn trưa trong lớp học cùng thầy cô giáo. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa thầy và trò.

Ngoài các môn truyền thống, học sinh Nhật còn được học thi ca và thư pháp

(Ảnh: Getty Images)

Thư pháp Nhật Bản hay còn gọi là Shodo gắn liền với hình ảnh cây bút tre chấm trong nghiên mực để viết lên những tờ giấy gạo từng nét chữ uốn lượn.

Với người Nhật, Shodo là 1 môn nghệ thuật không còn quá phổ biến trong khi đó Haiku là một thể thơ nổi tiếng ra đời từ thế kỷ 17 và sử dụng lối biểu đạt đơn giản để truyền tải những thông điệp sâu sắc. Trẻ em Nhật Bản phải học những điều trên để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa và truyền thống lâu đời của đất nước.

Hầu hết học sinh phải mặc đồng phục đến trường

(Ảnh: Magnumphotos)

Đây là điều kiện bắt buộc đối với hầu hết các trường học ở Nhật. Đồng phục truyền thống của trường học Nhật bao gồm quần áo kiểu quân đội cho nam sinh và kiểu thủy thủ cho nữ sinh. Việc mặc đồng phục là để xóa bỏ rào cản xã hội và thúc đẩy ý thức cộng đồng giữa các học sinh.

Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%

Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng có một vài lần trốn học. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản gần như ít khi bỏ lớp hay đi muộn. Và có khoảng 91% học sinh cho biết họ chưa bao giờ bỏ qua những điều giáo viên giảng trên lớp. Quả là một con số quá ấn tượng.

Phong Vân (tổng hợp)

Nuôi gà chọi

Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm,...

Bún từ Bắc vô Nam

Phở và hủ tíu/hủ tiếu hiện quá phổ biến đối với dân ta. Hai món ấy dù đã Việt hoá tối đa song bắt nguồn từ Trung Hoa. Có ý...

Buổi khai trương hoành tráng của Thương xá Tax sang trọng đầu tiên của Sài Gòn

Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp vào năm 1924 có bài tường thuật về buổi khai trương đầy những từ ngữ ca tụng về thương xá sang trọng đầu...

Sống với lòng biết ơn để cuộc đời luôn đong đầy ý nghĩa

Cuộc sống ý nghĩa được tạo nên từ những khoảnh khắc vô giá của việc “cho đi” và “nhận lại”. Bạn sẽ không thể trở thành một người con ngoan,...

Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua khảo cổ, qua hệ thống đền thờ ở Trung Quốc… Trong bài này xin được...

Khí phách bà Triệu

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Hán, hơn hai trăm năm sau, vào thế kỷ thứ II, có một người phụ nữ không...

Hoài vọng Tân Định – Đa Kao

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là khu đô thị hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định – Đa Kao...

Nước Pháp và chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước bảo...

Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ (Kỳ 2)

Chương 2: Chữ nghĩa: chữ và nghĩa Chữ Nói đến chữ, ta thường nghĩ ngay đến chữ viết. Từ lâu, đó là cách chúng ta suy nghĩ về ngôn ngữ....

Tưới dưa cho người

Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thuỳ nước Lương, chỗ giáp với nước Sở. Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương cùng người đình trưởng ở...

Sài Gòn năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Exit mobile version