Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?

“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.”
“Ừ… ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa.”

Vài câu hội thoại trong cuộc gọi với mẹ mà hầu như tháng nào tôi cũng nghe thấy, nó chỉ đơn giản là câu nói nhẹ nhàng nhưng lại đau đến thắt lòng. Tôi từng nghĩ cuộc sống này rất dễ dàng cho đến khi biết được bố mẹ phải làm tăng ca mới có đủ tiền để đóng học phí cho tôi.

Ngày trước tôi luôn không hiểu bố mẹ vì sao làm việc nhiều đến thế nhưng khi về đến nhà thấy con cái là có thể mỉm cười. Vì đối với họ, tôi chính là nguồn năng lượng giúp họ có thể lấy lại tinh thần. Dù trong công việc bố mẹ có bất cứ khó khăn nào họ cũng không muốn truyền những năng lượng tiêu cực cho tôi. Đi học xa nhà rồi mới biết cho dù ở nhà bố mẹ ăn cơm canh đạm bạc, chi tiêu không đủ nhưng khi họ chưa bao giờ để tôi phải chịu thiệt. Mùa đông dù có lạnh đến mấy bố mẹ cũng chỉ mặc quanh đi quẩn lại vài ba bộ quần áo nhưng lại mua cho tôi rất nhiều đồ ấm vì sợ tôi phải chịu lạnh.

Hiện tại mỗi lần gọi điện thoại, nghe bố mẹ hỏi: “Thế bao giờ mới con mới về nhà được?”, tôi mới chợt nhận ra bố mẹ đã già rồi. Bây giờ điều họ mong muốn chính là đợi chúng ta về nhà mà thôi. Ngày bé ai cũng đều muốn nhanh chóng trưởng thành để có thể đi khắp nơi nhưng khi lớn lên rồi chúng ta mới biết nhà mình chính là nơi bình yên nhất.

Chỉ khi lớn lên ta mới hiểu bố mẹ khổ thế nào vì con

Đến một ngày nào đó, bố mẹ không thể cầm tay dẫn bạn đi nơi bạn muốn, không thể  ở bên cạnh bạn khi bạn buồn. Điều họ có thể làm chính là âm thầm đứng sau cổ vũ cho bạn, cho dù xã hội ngoài kia có đối xử hà khắc với bạn như thế nào thì bố mẹ vẫn không thay đổi thái độ với chúng ta. Hãy yêu thương và chia sẻ với họ – người không bao giờ bỏ rơi bạn.

Có thể vì một vài lý do mà bạn ngại thể hiện tình cảm với bố mẹ, thế nhưng sẽ thế nào nếu bạn không còn cơ hội để làm việc đó nữa. Với một số người cuộc sống của họ là những chuỗi ngày chìm đắm vào công việc vào các mối quan hệ bên ngoài. Cho đến một ngày, khi bố mẹ không còn trên đời này nữa, họ mới hối hận vì sao mình không quan tâm bố mẹ sớm hơn. Nhưng như thế thì còn có ý nghĩa gì nữa không?

Tiền bạc, danh vọng hay bất cứ thứ gì cũng không thể sánh bằng tình cảm cao quý của gia đình. Cho nên dù là học tập hay công việc hiện tại của bạn có bận đến như thế nào cũng đừng quên dành thời gian ở bên cạnh bố mẹ, đừng để sau này khi không còn cơ hội ở cạnh họ nữa bạn mới bắt đầu hối hận thì lúc đó đã quá muộn rồi.

Cuộc sống dù có khắc nghiệt, chúng ta hãy vì bố mẹ, vì gia đình yêu thương mà không ngừng cố gắng, bạn sẽ được hạnh phúc và đong đầy yêu thương.

Ô kìa! Bánh hỏi

Thú thật, bản thân tôi thuộc "tuýp" khoái xơi bánh hỏi. Cái món thơm ngon hấp dẫn ấy, tôi được thưởng thức lần đầu từ thập niên 1960. Và không...

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Trường thi Gia...

Chữ “Đường” trong tiệm thuốc

Từ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường vốn trong tiếng Hán...

Cái ti vi Denon và truyền hình nửa thế kỷ trước

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và...

Nói lại cho đúng một số vấn đề lịch sử trong quyển Hình Ảnh Bảo Đại

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Nghi án lấy vua Gia Long và đầu độc hoàng đế Quang Trung của công chúa Lê Ngọc Hân

Cuộc đời của Ngọc Hân tài sắc từ lúc còn là công chúa đất Thăng Long đến khi làm Bắc cung Hoàng hậu Phú Xuân không hề bình lặng. Khi...

Cách nhìn người của cổ nhân

Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, vậy mà đôi khi ta không có một chút...

Bình Phước năm 1963 qua ống kính người Mỹ

Cùng xem những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Ai là người giết nhiều vua nhất trong lịch sử Việt Nam?

Người giết nhiều vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam không ai khác chính là Trịnh Tùng, vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh.  Quyền thần giết...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Exit mobile version