Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục sớm ở Pháp đáng để phụ huynh học hỏi

Khái niệm cơ bản nhất về “giáo dục sớm” trong tiếng Pháp, không phải là sớm cho trẻ học tiếng Anh và hội họa, mà là bắt đầu sớm rèn luyện hành vi và thói quen của trẻ.

Người Pháp nổi tiếng về sự bình đẳng và tự do ngôn luận, nhưng điều chúng ta ít biết là họ có nền giáo dục gia đình truyền thống khắt khe, nghi thức phức tạp, lịch sự nghiêm túc, được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ.

Các cha mẹ Pháp ở bất kể độ tuổi nào đều có một di sản tốt đẹp để kế thừa, đó chính là truyền thống giáo dục gia đình. Mặc dù chồng tôi và tôi, một người Trung Quốc và một người Pháp, đã phải trải qua quá trình bất đồng, thỏa thuận, giao tiếp và cuối cùng đạt được sự đồng thuận, nhưng những truyền thống giáo dục gia đình cơ bản này vẫn đều được thực hiện vững chắc trong nhà tôi, không phải vì bất đồng văn hóa mà có sự khác biệt.

Ngủ một mình

Hầu hết các gia đình Pháp đều sẽ chuẩn bị sẵn sàng phòng riêng cho con trước khi đứa trẻ chào đời. Cho dù nhà ở của gia đình rộng rãi hay chật chội, phòng của đứa trẻ phải tách biệt.

Và cho dù trẻ còn nhỏ và nhà ở chật, miễn là điều kiện cho phép, cha mẹ sẽ ngủ trên ghế sofa trong phòng khách, họ sẽ không ở cùng phòng với trẻ, chứ đừng nói là ngủ chung một giường.

Đồ dùng trong phòng trẻ em đều có sẵn, và điều quan trọng nhất là một chiếc cũi an toàn và thoải mái. Em bé sau khi sinh ra từ bệnh viện và trở về nhà, sẽ được đặt trên chiếc giường nhỏ này. Đây chính là không gian nghỉ ngơi riêng của bé.

Đứa bé không bao giờ có mẹ là “gấu bông”, càng không được cha mẹ nằm cùng giường, bởi cha mẹ chúng đang ngủ trong phòng khách hoặc trên ghế sofa.

Ngoại trừ việc mẹ và bố sẽ đến phòng của em bé để cho em bé uống sữa vào giữa đêm, những việc như đi ngủ em bé phải tự lập ngay từ khi em mới chào đời.

Ăn uống tự lập từ trường tiểu học

Người Pháp sớm dạy con cái của họ ăn uống tự lập như thế nào? Miễn là thấy rằng đứa trẻ có thể tự cầm thìa, tay và miệng có thể hợp tác với nhau (không đưa nhầm thìa vào lỗ mũi), thì họ liền cho trẻ tự ăn.

Không quan trọng là trẻ ăn được nhiều hay ít. Điều họ quan tâm là đứa trẻ biết khi nào nên ăn, có khoảng thời gian tốt đẹp cùng gia đình ở bàn ăn và ăn uống một cách tự lập.

Không ồn ào nơi công cộng

Cha mẹ người Pháp sẽ không dễ dàng bỏ qua cho con cái nếu chúng gây ồn ào nơi công cộng làm ảnh hưởng đến người khác.

Họ đương nhiên cũng không hy vọng đứa trẻ có thể tự kỷ luật như người lớn, nhưng không ngừng nhắc nhở và sửa chữa nhiều lần, điều này đủ để chứng minh rằng cha mẹ Pháp coi trọng vấn đề này như thế nào.

Do đó, hầu hết trẻ em Pháp không có thói quen tạo ra tiếng động lớn, có thể là được giáo dục từ khi mang thai, nên thậm chí em bé sơ sinh cũng không khóc lớn.

Đi đến thư viện để dưỡng thành cách sống

Sự tôn trọng tri ​​thức và tình yêu đối với sách của người Pháp và tính nhân văn của dịch vụ thư viện khiến mọi người cảm thấy “lấy sách làm bạn” là một điều dễ chịu.

Các bà mẹ đưa con đến thư viện để mượn sách, trả sách, kể chuyện, đọc sách và tham gia các hoạt động của thư viện vào những thời gian cố định trong tuần…

Một số em bé thậm chí chưa biết ngồi, nhưng các bà mẹ vẫn đặt em bé lên đùi và ngồi lặng lẽ trong thư viện để lật giở từng trang sách cùng với con. Điều này giúp trẻ có thể cảm nhận được bầu không khí đọc sách này.

Lễ nghi nghiêm ngặt trên bàn ăn

Các phép tắc trên bàn ăn của người Pháp trong các gia đình truyền thống được dạy dỗ ngay từ khi trẻ có thể tự mình xúc ăn. Các quy tắc như sau:

Không để khuỷu tay chạm vào bàn trong bữa ăn, miệng đang nhai thì không được nói chuyện; Luôn luôn nâng cánh tay thay vì cúi đầu xuống khi lấy thức ăn bằng nĩa; bình thường không được ngồi xuống trước tiên v.v.

Thường xuyên nói “Cảm ơn” và “Làm ơn”

Chỉ cần cha mẹ người Pháp nghĩ rằng khả năng hiểu biết của con có thể hiểu rõ nghĩa của hai từ này, họ sẽ ngay lập tức nhấn mạnh tầm quan trọng của hai từ đó, để trẻ sử dụng và lặp đi lặp lại ở mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu đứa trẻ cố ý không nói “cảm ơn” và “làm ơn”, cha mẹ người Pháp sẽ không bao giờ thỏa hiệp.

Phát triển khả năng ở một mình

Cha mẹ người Pháp không thờ ơ như chúng ta nghĩ. Họ cũng rất yêu con, nhưng họ nhấn mạnh rằng trẻ em cần phải ‘cô độc’ ở mức độ nhất định.

Các bậc cha mẹ Pháp sẽ cố tình để con cái họ ở một mình một lúc, cho dù đó là đọc sách, chơi trò chơi, hay lúc đi cắm trại… Nói tóm lại, khoảng thời gian này là dành riêng cho bé, và cũng chính là thời gian dành riêng cho cha mẹ.

Học cách chờ đợi

Các bà mẹ Pháp cho con ăn theo đúng thời gian. Nếu chưa đến lúc, thì ngay cả đứa trẻ khóc nháo, họ sẽ trò chuyện cùng bé, chứ nhất định không cho con ăn trước.

Nếu thời gian sắp đến gần, bạn chuẩn bị cho con ăn hoặc uống sữa, và đứa trẻ đòi khóc rất nhiều, hầu hết cha mẹ Pháp sẽ nhẹ nhàng nói một cách chắc chắn với bé: “Con yêu, con chắc là đói rồi. Mẹ đã chuẩn bị rồi đây, chỉ cần chờ thêm một chút nữa!”. Bằng kiểu giao tiếp này, đứa trẻ cũng sẽ học được thói quen không vì vội vàng muốn ăn mà tức giận.

Hiếm khi thấy trẻ con khóc nháo trong siêu thị vì lý do bố mẹ không mua những gì chúng muốn. Cha mẹ Pháp sẽ bình tĩnh giải thích: Hôm nay không phải là Giáng sinh hay sinh nhật, không phải là thời gian để mua quà… Thông thường con cái họ sẽ không đòi hỏi gì thêm.

Đây là khái niệm cơ bản về “giáo dục sớm” của người Pháp. Họ không sớm để con trẻ đi học tiếng Anh hay hội họa, mà sớm bắt đầu rèn luyện hành vi và thói quen cho con.

Hòa An biên dịch
Theo aboluowang.com

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không?

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không? Tam quân cũng chính là ba quân và có các nghĩa s đây: – a. Chỉ tả quân, trung...

Ngai của hoàng đế Việt Nam ngày xưa có gì?

Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có...

Vì sao có nhiều người thiện lương lại luôn sống trắc trở, long đong?

Phật gia giảng nhân quả, thiện ác hữu báo, nhưng vì sao rất nhiều người thiện lương lại luôn sống trắc trở, long đong? Kỳ thực, thiện ác đều có...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Hà Nội cổ xưa qua ống kính Toàn quyền Đông Dương

200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội. Bức ảnh này chụp toàn cảnh...

Mâm cơm gia đình, đâu đơn giản chỉ là đồ ăn thức uống

Ngày còn thơ bé, mãi đi chơi nên không về ăn cơm với gia đình, ai cũng bị mẹ bắt ép ngồi ăn, còn phụng phịu không chịu ăn. Đến...

Vài ấn quyết thông thường trong hình tượng Phật giáo

Đóa hoa lòng kính dâng đấng Từ Thân Mùa Phật Đản muôn vạn lần như một. Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua...

Lăng tẩm Hoàng gia nhà Minh – Thanh

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh là Di sản văn hóa thế...

Xứ Nam Kỳ giai đoạn 1921 – 1935

Trường nghề ở Gia Định, trẻ mồ côi tại nhà tế bần Cù Lao Giêng, chợ rổ rá Suối Sâu… là loạt ảnh tư liệu quý giá về xứ Nam...

“Chiêu độc” Mỹ nhân kế !

Hiểu nôm na Mỹ nhân kế có nghĩa là kế dùng gái đẹp, cùng với Không thành kế (Kế thành trống), Khổ nhục kế, Tẩu vi thượng kế..., Mỹ nhân...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Exit mobile version