Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá cách giáo dục của Mỹ

Vì sao đất nước Mỹ được mệnh danh là đất nước của Tự Do? Vì sao nơi phát triển các học thuyết về Nhân quyền và Nhân đạo lại nằm tại Mỹ? Tính cách của người Mỹ đã phát triển theo thời gian như thế nào, để cộng đồng Mỹ và đất nước này trở thành điểm đến mơ ước của những cá nhân trên toàn cầu muốn có được sức mạnh tri thức và trải nghiệm sự hội nhập mới?  Hãy cùng ImmiCa điểm lại những điểm sáng trong nền giáo dục  Hoa Kỳ ngay từ lúc các công dân Mỹ này là những đứa trẻ còn trên ghế nhà trường.

1. Tính tự lập

Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích rất nhiều cho chính những người lớn.

 

2. Sự lễ phép

Hệ thống giáo dục của Mỹ, bao gồm từ trường công, trường tư, hay trường Charter ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.

3.  Sự tôn trọng

Ở Mỹ, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái, quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy cô không thể thay thế thế chúng trong những lựa chọn mà chúng phải đối mặt trong hiện thực. Vì thế, cần phải làm cho trẻ cảm thấy rằng, bản thân chúng, chứ không phải ai khác là chủ nhân của mình.

4. Sách là bạn

Nhiều nhà giáo dục Mỹ kêu gọi các bậc cha mẹ dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách cho con cái của mình nghe. Hai mươi phút là thời gian không dài nhưng sẽ rất hữu ích với trẻ. Qua giọng đọc rủ rỉ của cha mẹ mỗi ngày, hứng thú về việc đọc sách sẽ dần được hình thành trong trẻ. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chứng minh, việc trẻ được nghe đọc sách thường xuyên có thể giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý, vốn từ vựng, kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng, mở rộng tầm nhìn và kiến văn cho trẻ…

5.  Chất lượng giáo dục Hoa Kỳ

Hiện tại, hệ thống giáo dục từ bậc tiểu học đến phổ thông đang được cải cách triệt để tại Hoa Kỳ, thông qua hệ thống trường Charter, do chính phủ Obama cổ súy thực hiện tại toàn lãnh thổ Mỹ. Hệ thống trường tiên tiến cùng chất lượng đào tạo hạng A của các trường Charter đang gầy dựng lòng tin cho các gia đình người Mỹ về một tương lai tốt đẹp của thế hệ trẻ sau này.ImmiCa hiện nay là đơn vị đại diện chính thức giới thiệu cho nhà đầu tư về hệ thống trường Charter tại tỉnh bang Florida của Hoa Kỳ, nơi phong trào học trường Charterđược cổ động mạnh mẽ. Cách giáo dục của Mỹ tập trung qua các điểm:

+ Chương trình cấp 1-2 bao gồm kiến thức tổng quát ở trình độ thiếu nhi. Lớp học có chừng 20 – 30 học sinh do đó thầy cô biết rõ từng em một và khuyến khích tự suy nghĩ, chất vấn, phát biểu ý kiến dù đúng hay sai, thuyết trình, và tham gia vào nhiều hoạt động nhóm để phát huy phong cách con người và khả năng giao tiếp từ lúc bé.

+ Chương trình cấp 3 của Hoa Kỳ theo hệ thống tín chỉ, có nhiều môn tự chọn ( 30% của chương trình ), và cho học sinh rất nhiều lựa chọn như khi nào sẽ học một môn, môn nào hợp sở thích và khả năng, trình độ nào ( học ra làm công nhân, học để vào trường đại học tiểu bang, hay học để có thể được nhận vào Harvard), những môn nào hợp một chuyên ngành ở Đại Học, thậm chí có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian ra trường. Chương trình học đầy linh động này thích ứng được với sự khác biệt về thông minh, tài chánh, sự trưởng thành về tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh, và từ đó phát huy được sự đam mê học và khả năng sáng tạo.

+ Học sinh Mỹ được khuyến khích tham khảo, chất vấn, thảo luận và phát biểu những gì mình thích hay bức xúc mà không bị chính quyền, nhà trường hay thầy cô cấm đoán. Trường thường có nhiều hoạt động nhóm do học sinh làm chủ như hiệp hội trong và liên trường. Học sinh tự chọn lãnh đạo của hiệp hội qua tranh cử, và thực tập khả năng giao tiếp và lãnh đạo ở tuổi thiếu niên.

 

6.  Khả năng tạo tổ chức ở cấp Đại học

 

Ở Hoa Kỳ, cơ quan kiểm định chất lượng độc lập bảo đảm sự cập nhập hóa của chương trình học và trường có đủ khả năng giúp sinh viên đặt được khả năng chuyên môn ở trình độ cao.

+ Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đại Học Mỹ, chọn lãnh đạo trường, và thành viên thường là những người thành đạt ở địa phương. Mỗi chuyên ngành thường được hướng dẫn bởi một hội đồng cố vấn và thành viên là những người thành đạt trong ngành. Những hội đồng này hướng dẫn Đại Học đào tạo khả năng chuyên môn mà xã hội cần như Đại Học nên dạy môn và ngành nào, và dạy ra sao để sinh viên có thể hội nhập nhanh khi ra trường.

+ Hệ thống cộng đồng (Cao Đẳng, community college) của Hoa Kỳ có mặt ở mọi địa phương, và có 3 chương trình đào tạo: nghề ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng), nghề dài hạn (hai năm), và văn hóa để chuyển tiếp Đại Học (hai năm). Sinh viên tốt nghiệp Cao Đẳng văn hóa chuyển thẳng vào năm thứ 3 của Đại Học để học chuyên môn ở trình độ cao. Dạy nghề ở nhiều cấp bậc và liên thông giữa Cao Đẳng và Đại Học, tạo cơ hội cho nhiều người đạt được khả năng chuyên môn ở nhiều trình độ khác nhau.

+ Sinh viên có thể chuyển ngành và trường một cách dễ dàng để học những khả năng chuyên môn phù hợp với sở thích cá nhân và với đòi hỏi mới của xã hội. Sự phù hợp đưa đến đam mê về học, khả năng chuyên môn và sáng tạo cao, và sinh viên chuyển nghành để bắt kịp thay đổi mới của nền kinh tế.

+ Lối giảng dạy ở cấp bậc Đại Học ở Hoa Kỳ thường hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, làm đồ án, học nhóm, viết luận án ngắn và thuyết trình. Sinh viên được tự do suy nghĩ, chất vấn, thảo luận và phát biểu tất cả những gì mình muốn. Lối giảng dạy này nâng cao sự năng động, tình thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, giao tiếp và lãnh đạo.

+ Ngoài những môn học trong lớp, Đại Học Hoa Kỳ thường có nhiều hoạt động nhóm do sinh viên làm chủ như nhiều hiệp hội trong trường và liên trường. Học sinh tự chọn lãnh đạo của những hiệp hội qua tranh cử. Mô hình tổ chức này giúp sinh viên thực tập và phát huy khả năng giao tiếp và lãnh đạo của mình.

7. Khả năng tạo tổ chức trong xã hội

Xã hội Hoa Kỳ tạo được một môi trường thích hợp cho sự phát huy những khả năng trừu tượng như phong cách con người, giao tiếp, sáng tạo và lãnh đạo. Dưới đây là một số ví dụ về vai trò của xã hội trong sự đào tạo con người ở Hoa Kỳ.

– Người dân học được sự công bằng, đạo đức và thành thật khi tiếp xúc với chính quyền hữu hiệu, minh bạch cao, phục vụ người dân tốt, công bằng với mọi người dân, v.v…

– Người dân quen với sự thành thật và đạo đức của doanh nghiệp trong đời sống hàng ngày như doanh nghiệp không bán gian khách hàng vì người mua được phép trả lại hàng trong vài tuần đầu nếu không thích.

– Kinh tế thị trường và sự tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu cá nhân khuyến khích con người làm giàu qua sự can đảm đầu tư để mở công ty lớn mạnh như Microsoft, HP, Marriott, v.v…

– Từ Anh ngữ như  you vàIgiúp người trẻ (hay thấp vị) có nhiều tự tin trong giao tiếp với người lớn tuổi, khác phái, mới quen hay cao vị.

– Nhiều hoạt động tôn giáo giúp tín đồ phát huy phong cách con người và khả năng giao tiếp như hoạt động nhóm, thuyết trình và giảng đạo, và thuyết phục người mới vào đạo.

Những điều trên cho thấy xây dựng được một đất nước tự do dân chủ, chính quyền minh bạch cao, có nền kinh tế thị trường, người dân có niềm tin cao vào khả năng của chính quyền trong sự tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu cá nhân, và doanh nghiệp hoạt động với tiêu chí thành thật, đạo đức, là một mục đích lâu dài, từ đó tạo được nhiều tổ chức kinh tế lớn giàu mạnh.

8. Khả năng hội nhập thế giới

Khả năng hội nhập thế giới gồm có kiến thức trung thực về thế giới và khả năng Anh ngữ cao. Kiến thức trung thực là kiến thức khách quan từ những học giả nổi danh của thế giới đến kiến thức về những cơ quan lãnh đạo của thế giới (Liên Hiệp Quốc – United Nations, Ngân Hàng Thế Giới – World Bank, Tổ chức thương mại thế giới – WTO, WHO, Vatican, Mecca, thị trường chứng khoán lớn, v.v… ), kinh tế thế giới, chính quyền của những cường quốc, những tư tưởng kinh tế chính trị lớn, những nền văn hóa thành công, những sắc tộc đông dân số, những tôn giáo đông tín đồ, những ngôn ngữ nhiều người nói, v.v…

Tập trung cho nền giáo dục là một trong những chiến lược chủ chốt của chính phủ Hoa Kỳ. Mở cánh cửa nền giáo dục Mỹ hiện nay không chỉ gói gọn trong con đường du học, mà hiện nay, thông qua chương trình  đầu tư định cư EB-5, nhà đầu tư cùng gia đình hoàn toàn có thể thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi của đất nước Mỹ với tư cách thường trú nhân. Sát cánh cùngchương trình EB-5 qua nhiều năm, hiện nay ImmiCa là đơn vị đại diện chính thức tại Việt Nam phân phối dự án EB5 Charter School và Marriott hotel, góp phần giúp các gia đình hiện thực hóa ước mơ đến miền đất  của Tự Do. ImmiCa là đơn vị hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Tư Vấn Định cư Di trú Mỹ, dành cho chủ doanh nghiệp và nhà Đầutư. Điểm khác biệt của chúng tôi là mang lại hiệu quả tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

Chùm ảnh: Cầu đá Trung Thành – cây cầu đá cổ hiếm có ở miền Trung

Cầu đá Trung Thành có từ thế kỷ 19, vừa là một công trình giao thông quan trọng, vừa là điểm nhấn làm nên nét đẹp của làng quê xứ...

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Đằng Vương Các Tự là gì?

Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen,...

Hoài vọng Tân Định – Đa Kao

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là khu đô thị hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định – Đa Kao...

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Một góc ấu thơ

Những ngày cuối thu, lá cuốn xào xạc theo chiếc xích lô lững thững trên con phố nhỏ ngả nắng vàng hoe. Đôi tai lỡ bắt chút thanh âm văng...

Vì sao nền âm nhạc truyền thống Việt Nam bị thui chột?

Bản chất của truyền thống âm nhạc Việt Nam rất vững chắc, sinh lực truyền thống rất dồi dào. Giá trị nghệ thuật rất cao. Tại sao lại bị chìm...

Ai Đã Đặt Tên Cho Các Đường Phố Saigon Trước 1975?

Thưa quí vị, Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Saigon vào năm 1956,...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 2

4. Saigon dưới quan sát và nhận xét của John White (1819-1823) Thế thì đời sống ở Saigon trong giai đoạn này ra sao?. Trước hết ta hãy xem mô...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Những nơi có giá nước sạch đắt nhất thế giới

Tại Papua New Guinea, người nghèo phải bỏ ra hơn 50% thu thập để dùng nước sạch. Người dân ở một ngôi làng thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, đứng kín...

Exit mobile version