Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kho Tàng Kiến Thức Tại Các Thư Viện Ở Mỹ

Có đến 119.847 thư viện trên toàn nước Mỹ (theo thống kê của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ), trong đó hơn 80% là hệ thống thư viện tại các trường học, hầu như trường học nào cũng sở hữu thư viện riêng. Nước Mỹ có 4 thư viện ở tầm quốc gia: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ, Thư viện Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ, Thư viện Giáo dục quốc gia Hoa Kỳ.

Một số thư viện trường chỉ dành riêng cho sinh viên học sinh trong trường trong khi một số trường có hệ thống thư viện phục vụ cả học sinh và cộng đồng. Thời gian mở cửa của thư viện như giờ học tập của sinh viên tại trường. Tuy nhiên vào thời gian mùa thi bắt đầu, thư viện mở cửa liên tục 24/24 nhằm phục vụ mục đích học tập của sinh viên học sinh.

Hệ thống thư viện ở Mỹ là một kho tàng kiến thức vô giá phục vụ cho sinh viên, nghiên cứu sinh và hàng ngàn nhà nghiên cứu đến từ nhiều nơi trên thế giới. Song, không thể không nhắc đến Thư viện Quốc hội (Library of Congress) là thư viện quốc gia và là đơn vị nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C.. Đây là một trong những thư viện quan trọng nhất, đồng thời là thư viện lớn nhất thế giới về diện tích và số lượng đầu sách. Ngoại trừ việc lưu trữ sách, những ấn phẩm báo chí, các bản viết tay quan trọng, cở sở dữ liệu luật lớn nhất thế giới được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội còn có những tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp, nghệ thuật quần chúng, các bản vẽ kiến trúc; cây vĩ cầm cổ Betts Stradivarius và cây Viola Cassavetti Stradivarius.

Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ hoạt động dưới sự quản lý của Chính phủ Liên bang là thư viện y học lớn nhất thế giới, là một bộ phận của các viện y tế quốc gia. Vốn tài liệu  có hơn 7 triệu sách, tạp chí, báo cáo kỹ thuật, bản thảo, microfilm, ảnh và các hình ảnh về y học và các khoa học  liên quan, kể cả một số tác phẩm cổ và hiếm nhất của thế giới. Thông tin  y học còn có thể truy cập miễn phí ở CSDL PubMed, trong số hơn 15 triệu tham chiếu và tóm tắt các bài tạp chí trên mạng MEDLINE từ những năm 1960 và 1,5 triệu tham chiếu  từ những năm 1950.

Thư viện Nông nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ thành lập năm 1862 là một trong những thư viện nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất thế giới, trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, là cơ quan điều phối Mạng lưới thư viện nông nghiệp và mạng lưới thông tin nông nghiệp. Thư viện Nông nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ có nhiều trung tâm thông tin chuyên ngành để cung cấp thông tin toàn diện và cơ bản nhằm vào các khía cạnh cụ thể của các đề tài nông nghiệp. Ví dụ như Trung tâm thông tin chăn nuôi, Trung tâm thông tin thực phẩm và dinh dưỡng, Trung tâm thông tin an toàn thực phẩm, Trung tâm thông tin nông thôn, Trung tâm thông tin về chất lượng nước…

Thư viện giáo dục quốc gia Hoa Kỳ là trung tâm nguồn lực thông tin giáo dục của Chính phủ Liên bang, cung cấp sưu tập tài liệu và dịch vụ thông tin cho công chúng, cộng đồng giáo dục và các cơ quan khác của Chính phủ về các chương trình, hoạt động và xuất bản phẩm của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, chính sách giáo dục Liên bang, nghiên cứu và thống kê về giáo dục. Ngoài việc phục vụ tại chỗ, các dịch vụ của Thư viện còn được thực hiện qua điện thoại, Internet, fax, thư từ và e-mail.

Giống như mọi dịch vụ khác ở Mỹ, thư viện cũng được “số hóa”; những thư viện lớn đều có website riêng của mình để giúp người dùng tra cứu thông tin qua internet. Tuy vậy, thư viện vẫn là nơi thường xuyên lui tới của người dân xứ cờ hoa không chỉ bởi kiến thức quý giá mà nơi đây còn giữ chân họ bởi không gian yên tĩnh và nét kiến trúc đẹp mê hồn. Hãy cùng tham quan những phòng đọc sách và thư viện đẹp nhất nước Mỹ.

 

Phòng đọc Rose tại Thư viện Công cộng New York trên Đại lộ số 5.

 

Thư viện Quốc hội ở Washington.

 

Mái vòm kính hình elip độc đáo của tại Thư viện Joe and Rika Mansueto tại Đại học Chicago, được khai trương vào năm 2011.

 

Thư viện George Peabody tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, với một giếng trời cao năm tầng.

 

Thư viện Trung tâm Seattle ở Washington, một không gian rộng 19.500 foot vuông được thiết kế để nghiên cứu và hỗ trợ công chúng.

 

Phòng đọc sách ở Thư viện Suzzallo của Đại học Washington.

 

Thư viện công cộng của Thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah là một công trình hiện đại, có kiến trúc táo bạo được thiết kế bởi kiến trúc sư Moshe Safdie.

 

Thư viện công cộng Boston ở Massachusetts mở cửa vào năm 1854.

 

Thư viện sách hiếm Beinecke tại Đại học Yale là một tòa nhà hiện đại, chứa đựng bộ sưu tập sách được xếp ngăn nắp trên các kệ cao chót vót.

 

Thư viện Luật của Văn phòng chính quyền Des Moines, tiểu bang Iowa được xây dựng theo phong cách Phục Hưng năm 1884 với đèn pha và trần kính màu nguyên bản.

 

Thư viện Tưởng niệm William Oxley Thompson tại Đại học Bang Ohio, ban đầu được xây dựng vào năm 1913 và được cải tạo vào năm 2009.

 

Thư viện công cộng thành phố Kansas ẩn bãi đậu xe phía sau bức tường cải trang thành những cuốn sách khổng lồ.

Giai thoại về miếng thịt sống trong bát cơm cuối của tử tù Trung Quốc thời xưa

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống...

Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang

Đã từ lâu, tôi có ý định viết về đề tài “Các Vua Hùng dựng nước”. Nhưng mỗi lần cầm bút lại một lần gác bút dù đã trải qua...

Vì sao ham muốn sắc dục là cửa tử của đời người?

Miên man giữa hồng trần, khó có thể tránh khỏi lòng ham mê sắc dục. Nhiều người cho rằng chỉ có sắc tâm mà chưa hành động thì không tính...

Cảng Đà Nẵng xưa

Do vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, vấn đề quy hoạch cảng biển Đà Nẵng đã được chính quyền thuộc địa quan tâm ngay từ...

Thiết đãi hay thết đãi?

Trong hai từ tổ mà bạn đã nêu thì “thết” và “thiết” là những điệp thức, tức là những từ (hoặc hình vị) cùng gốc nhưng “thết” thì xưa hơn....

Hình ảnh xe kéo xưa

Tại Việt Nam, chiếc xe kéo xuất hiện đầu tiên vào năm 1883 tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho đem từ Nhật Bản sang. Năm 1884, một...

Tô Hiến Thành – Vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng

Những người yêu lịch sử Việt Nam hẳn khó quên được chuyện Tô Hiến Thành cương quyết tiến cử người có tài năng, đức độ gánh việc nước thay mình...

3 cảnh giới cao của đời người

Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ. Chỉ nhìn xa người ta mới có...

Trò chơi tuổi thơ – Đánh đáo, đánh trỏng

Đánh đáo và đánh trỏng là hai trò chơi đã tuyệt thích. Một số nơi ở thôn quê thảng hoặc còn trò chơi đánh trỏng. Còn đánh đáo không tồn...

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1920

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng… Superbe album grand format édité...

ViVi, người ‘bảo tàng’ hình ảnh nhà quê Việt

Họa sĩ Võ Hùng Kiệt sinh năm 1945 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Hiện cư ngụ tại Spring Valley, CA, USA. Vivi là bút danh ghép từ hai chữ Việt...

Đại thắng quân Xiêm trên sông Vàm Nao – Cổ Hủ, thêm một dấu son về niềm tự hào dân tộc!

Còn nhớ, tại cuộc hội thảo “Danh tướng Trần Văn Năng” tổ chức năm 1999 tại Thanh Bình (Đồng Tháp), qua những bài tham luận của các đại biểu, và...

Exit mobile version