Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 đại dịch kinh hoàng trong lịch sử loài người

Những căn bệnh nguy hiểm có sức lây lan và gây thiệt hại không kém gì chiến tranh, thiên tai…

1. Đại dịch Antonine

Ngược dòng lịch sử, chúng ta cùng trở về với 15 năm kinh hoàng trên “lục địa già” từ 165 – 180. Dịch bệnh Antonine kéo dài tới 15 năm, làm suy tàn đế chế La Mã từng hùng bá châu Âu.

Hơn 1/3 dân số châu Âu thời đó, ước tính khoảng 5 triệu người đã thiệt mạng trong hơn 1 thập kỷ kinh hoàng đó.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được cụ thể nguồn bệnh của đại dịch. Các ghi chép sơ sài còn lại mô tả các triệu chứng bệnh nhân bao gồm sốt, tiêu chảy, viêm cổ họng nhưng từng đó là chưa đủ để kết luận xem đó là bệnh sởi, đậu mùa hay dịch hạch.

2. “Cái chết đen”

Kinh hoàng và ám ảnh nhất không gì khác chính là đại dịch “cái chết đen” diễn ra trong 13 năm, từ 1338 tới 1351.

Mô tả về sức phá hủy của nó, người ta ví von rằng “trong 13 năm liền, nó ngự trị trên toàn châu Âu như một ông hoàng, lấy đi sinh mạng của 75 triệu người vô tội”.

“Cái chết đen” là mỹ từ dành tặng căn bệnh dịch hạch, vốn có xuất thân từ Trung Quốc, nơi cũng từng bùng phát thành dịch những năm đầu thập niên 1330.

Những con chuột đã theo chân tàu buôn mang mầm bệnh tới hải cảng Sicily và bùng phát trên toàn lục địa già, phủ một “màn u ám” lên “đêm trường Trung cổ” châu Âu.

Trong điều kiện y tế còn chưa thực sự phát triển, người bệnh có các biểu hiện sốt, nhức đầu, buồn nôn, phát ban đau đớn tới chết.

3. Dịch đậu mùa châu Mỹ

Cuối thế kỷ thứ 15, Colombus phát hiện ra châu Mỹ, mở ra một thời kỳ mới cho thế giới con người. Thế nhưng, chỉ sau khoảng 1 thế kỷ, toàn cầu đã chấn động với dịch bệnh khủng khiếp tại châu lục này: bệnh đậu mùa.

Căn bệnh “tưởng như bình thường” ấy lây lan nhanh chóng, biến dạng rất nhanh và giết chết hàng vạn sinh mạng. Những bộ tộc người da đỏ bản địa như Piegan Cherokee và Mandan là những tộc người chịu hậu quả nặng nề nhất.

Nhiều tài liệu cho thấy, căn bệnh được truyền đến từ châu Âu. Ước tính rằng, trong giai đoạn 1770, bệnh đậu mùa đã giết chết hơn 30% tổng số dân ở bờ biển Tây Bắc châu Mỹ.

Tới những năm 1850, chỉ tính riêng ở bang Tây Washington, số người thiệt mạng vì dịch bệnh đã chiếm 2/3 dân cư nơi bản địa.

Có thể nói, đây là một trong những đại dịch kéo dài và âm ỉ nhất trong lịch sử loài người, diễn ra trong khoảng hơn 400 năm trước khi kết thúc và giết hại 1,5 triệu người Mỹ bản xứ tính tới năm 1900.

4. Dịch cúm Tây Ban Nha

Sức thiệt hại về người của cuộc Chiến tranh thế giới I vẫn chưa thấm vào đâu so với thương vong từ thảm kịch cúm Tây Ban Nha – đã có 50 – 100 triệu người thiệt mạng vì dịch bệnh.

Bệnh cúm này nguy hiểm ở chỗ nó tương tự cúm thường, nhưng có biến chứng làm làn da người bệnh chuyển sang màu xanh, ho dữ dội dẫn tới tự xé cơ bụng, ói mửa, tiểu tiện không tự chủ, thậm chí dẫn đến chảy máu miệng và mũi vô cớ.

Xuất hiện lần đầu tiên tháng 8/1918, dịch cúm tấn công đồng thời các thành phố Tây Ban Nha, Boston (Mỹ), Brest (Pháp)…

Virus nhanh chóng lan rộng khắp thế giới nhờ không khí và đường du lịch, áp đảo hoàn toàn số lượng bác sĩ và y tá. Ở đỉnh cao của ổ dịch, hơn 500 triệu người đã nhiễm bệnh.

5. Dịch cúm châu Á

Đại dịch cúm này xảy ra đúng vào thời kỳ đầu của xu hướng toàn cầu hóa. Xét về mặt quy mô, đại dịch này lan rộng trên lãnh thổ của rất nhiều quốc gia. Ban đầu, nó được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Trong một thời gian ngắn sau, bệnh nhanh chóng lan tới Singapore tháng 2/1957, rồi Hồng Kông, Ấn Độ, Philippines, thậm chí lan sang phương Tây như Anh, Australia, Mỹ…

Nguồn gốc của đại dịch được cho là từ chủng virus cúm H2N2 có trên một số con vịt hoang dã bị đột biến, dẫn tới khả năng lây truyền trên cơ thể người.

Vào thời điểm đại dịch lên tới đỉnh, nạn nhân chủ yếu chính là các em học sinh – những người có sức đề kháng chưa cao. Thế giới ghi nhận vào năm 1957, 50% học sinh Anh nhiễm virus này, đặc biệt trong các trường nội trú thì tỉ lệ còn cao hơn – 90%.

Cho tới khi ổ dịch được dập tắt, trên thế giới đã có khoảng 2 triệu trường hợp bị tử vong vì chủng virus quái ác trên.

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là của ai?

“Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền...

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Giới thiệu về hát Xẩm

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hát Xẩm luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 22/25 – Trãi và Mã

Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi „Anh nói ta là Mã Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại...

Kinh đô Huế qua ảnh xưa

Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ. Nơi đây từng là điểm giao thoa của hai nền văn hóa phương...

Chuyện Thúng, Mủng, Rổ, Rá

Lúa đã cấy xong, nước nôi ngoài ruộng cũng đã ổn, được hôm rảnh việc, anh Tuy đem rựa ra ngồi dựa gốc mít vót nan để đan thêm mấy...

Để phiền não trở thành chuyện tích cực hơn

Nước mềm mại mới có thể chảy ra tới biển sâu, vậy nên làm người biết thay đổi tâm thái, chuyển hướng trong tâm thì chuyện xấu cũng ắt sẽ...

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi...

Nguồn gốc và ý nghĩa của tranh, tượng Tam Đa

Người ta đã chọn ba nhân vật đã qua thời gian lịch sử làm khuôn mẫu cho cụm biểu tượng “Phúc – Lộc – Thọ” làm Tam Đa Những năm...

Exit mobile version