Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 ngôn ngữ khó học nhất đối với người nói tiếng Anh

Theo bạn, đâu là ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới? Câu trả lời còn phụ thuộc vào loại ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng.

Khi muốn tìm hiểu sâu về khởi đầu của sự hình thành ngôn ngữ, chẳng hạn như nghiên cứu cây “Ngôn ngữ thế giới” dưới đây, bạn có thể thấy được nơi mà các ngôn ngữ khác nhau tách ra. Chắc hẳn giờ bạn có thể thấy tại sao tiếng Tây Ban Nha lại giống với các ngôn ngữ như tiếng Đức, tiếng Italia, tiếng Pháp… rồi phải không?

Hoặc tại sao ngôn ngữ khó học nhất với người nói tiếng Hàn lại khác so với người nói tiếng Anh. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các ngôn ngữ khó học nhất đối với người nói tiếng Anh mà thôi (gợi ý: chúng nằm ở các nhánh khác với nhánh tiếng Anh trên cây ngôn ngữ thế giới).

Thống kê chính thức

Nếu bạn đang tìm kiếm những số liệu thống kê chính thức, Viện ngôn ngữ quốc phòng (nơi dạy ngoại ngữ cho các thành viên của CIA) đã phân chia ngôn ngữ thành 4 loại, bao gồm loại 1 là dễ nhấtloại 4 là khó nhất đối với những người nói tiếng Anh.

Top 7 ngôn ngữ khó học nhất đối với người nói tiếng Anh:

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một danh sách đầy đủ và chi tiết giải thích tại sao lại như vậy. Hãy cùng tìm hiểu và bình luận ở phần bên dưới về những thách thức mà bạn đang gặp phải khi học các ngôn ngữ này nhé!

1. Tiếng Quan Thoại (Trung Quốc)

Tại sao khó: Có lẽ đây là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới, nhưng nó lại gây không ít khó khăn cho những người nói tiếng Anh. Tiếng Quan Thoại là một ngôn ngữ đơn âm, chỉ cần một sự thay đổi trong ngữ điệu cũng đã có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu nói.

Hơn nữa, hệ thống chữ viết phức tạp với hàng ngàn ký tự cộng thêm số chữ đồng âm phong phú, đa dạng chính là nguyên do khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới.

2. Tiếng Iceland

Tại sao khó: Dù tiếng Iceland không có nhiều sự thay đổi kể từ khi đảo quốc này được thành lập vào thế kỉ IX và XX, nhưng nó vẫn tiếp tục bổ sung thêm nghĩa mới cho những từ cũ.

Bên cạnh đó, một khó khăn nữa đến từ việc ngôn ngữ này là có chưa đến 400.000 người bản ngữ để mọi người có thể học tập và thực hành cùng.

3. Tiếng Nhật Bản

Tại sao khó: Tiếng Nhật có tận 3 bảng chữ cái độc lập: hiragana, katakanakanji. Trước khi bắt đầu viết, người học tiếng Nhật cần phải học hàng ngàn ký tự trong các bảng chữ cái này. Tuy nhiên có một điều an ủi là nó vẫn dễ học hơn so với tiếng Trung Quốc.

4. Tiếng Hungary

Tại sao khó: Hầu hết các ngôn ngữ được nói ở châu Âu đều thuộc hệ thống ngôn ngữ Indo-European (Ấn-Âu), nhưng tiếng Hungary lại thuộc nhóm ngôn ngữ Finno-Urgic (Phần Lan-Urgic), trong đó các từ được hình thành một cách riêng biệt.

Hay nói cách khác, nó không giống như cấu trúc từ hay câu trong tiếng Anh. Ví dụ, với cụm “with my [female] friend” (với bạn [gái] của tôi) thì được kết hợp thành một từ duy nhất là “barátnőmmel”. Đáng sợ không?

5. Tiếng Hàn

Tại sao khó: Tiếng Hàn là một ngôn ngữ biệt lập, tức là nó không có mối liên kết với bất kỳ nhóm ngôn ngữ nào cả. Hơn nữa, tiếng Hàn có bảy mức phát âm khác nhau được biến đổi phụ thuộc vào từng hình thức.

6. Tiếng Ả Rập

Tại sao khó: Mặc dù có đến 221 triệu người bản ngữ để trao đổi học tập, song tiếng Ả Rập vẫn là một trong những ngôn ngữ khó nhằn nhất. Nguyên nhân thứ nhất là chữ viết của nó không có nguyên âm. Hơn nữa, hầu hết chữ cái Ả Rập được viết bằng bốn hình thức khác nhau phụ thuộc vào vị trí của từ.

7. Tiếng Phần Lan

Tại sao khó: Bạn đã xem phim “Lord of The Rings – Chúa tể những chiếc nhẫn” chưa? Tiếng Phần Lan chính là cơ sở để tác giả J.R.R. Tolkien xây dựng nên ngôn ngữ Elvish.

Tiếng Phần Lan, cũng giống như tiếng Hungary, là một ngôn ngữ Finno-Ugric (Phần Lan-Urgic), trong đó sự phức tạp của ngữ pháp là không có giới hạn. Và khi nào bạn có thể dịch từ tiếng Phần Lan sang tiếng Anh một cách trơn tru, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng những người nói tiếng Phần Lan hiện đại có cách thể hiện cảm xúc khác hẳn với bản dịch truyền thống!

Lời khuyên

Lưu ý rằng, ngôn ngữ khó học nhất với người nói tiếng Anh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ có một. Số người nói, nguồn gốc ngôn ngữ, sự tương đồng với tiếng Anh và những yếu tố khác góp phần xác định mức độ khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi học.

Điều quan trọng ở đây không phải là “ngôn ngữ nào khó học nhất”. Mà là khi quyết định học một ngôn ngữ nào đó, bạn đam mê như thế nào, bạn đối mặt với tâm lý lo ngại ra sao và bạn cần ai giúp đỡ.

Mỗi ngôn ngữ đều có những thách thức riêng, nhưng đi kèm với đó là những phần thưởng xứng đáng, sự trải nghiệm và cảm giác thỏa mãn khi hoàn thành. Hãy nhớ, bất kể bạn quyết định học ngôn ngữ nào đi chăng nữa, thời gian bạn bỏ ra cho nó đều rất đáng.

Ký ức vàng son của trường đua ngựa tại Sài Gòn

Trường đua ngựa “triệu đô” tại Bình Dương chính thức vào hoạt động gợi lại cho nhiều người yêu thích trò thể thao giải trí này ký ức vàng son...

Treo kiếm trên mộ

Duyên Lăng Quí Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ. Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích, muốn xin...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 6 – Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn Bắt bồ báo giới là khôn trật đời Giới báo chí trước đây đã có cảm tình với các đại điền chủ...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Đôi nét về nghệ thuật tranh lụa Trung Hoa

Trước khi phát minh ra giấy vào vào thời Đông Hán (thế kỷ 1), hội họa Trung Hoa được thực hiện trên lụa là chủ yếu. Lụa được căng ra...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

Những câu chuyện chưa kể về các bang của Ấn Độ

1. ANDHRA PRADESH Hyderabad là thủ phủ của bang Andhra Pradesh, thành phố này đã từng là kinh đô của vương quốc Nizam huyền thoại. Ngôn ngữ ở đây là...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Đức tính của người có hàm dưỡng cao

Các bậc hiền triết xưa nay đều cho rằng, đối với hành vi của một người, điều đáng ca ngợi nhất chính là “có giáo dưỡng”. Đối với nội tâm...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

10 lý do khiến giới trẻ ngày nay từ bỏ Thiên Chúa giáo

Trong giới truyền giáo, từ lâu người ta biết rằng trẻ em lớn lên trong gia đình Ki-tô giáo, khoảng chừng ba phần tư sẽ từ bỏ niềm tin sau...

Exit mobile version