Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ảnh về Việt Nam năm 1948

Thiếu nữ Pháp mặc áo tắm, đàn ông Việt “đậu” như chim trên hàng rào, xe điện ở Sài Gòn… là những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp chí Life chụp ở Việt Nam năm 1948.

Xe bò kéo chạy qua thương xá Grands Magasins Charner, sau này là thương xá Tax ở Sài Gòn.

Nơi để xe đạp trên vỉa hè đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.

Băng-rôn quảng cáo phim treo trên một đường phố ở trung tâm Sài Gòn.

Hai thầy tu người Pháp đi dạo trên phố Catinat, nay là đường Đồng Khởi.

Các cửa hàng bên đường phố Sài Gòn.

Những người đàn ông “đậu” như chim trên hàng rào để xem đua ngựa ngày chủ nhật ở trường đua ngựa Sài Gòn.

Người lính Việt Nam phục vụ chính quyền Pháp tên Trần Đăng Mẫn thực hiện một nghi thức nhà binh.

Tàu vận tải Pháp đậu gần những con thuyền lụp xụp của người Việt trên sông Sài Gòn.

Chân dung Bảy Viễn, thủ lĩnh của quân đội Bình Xuyên, một tổ chức chính trị – quân sự tồn tại ở khu vực Nam Bộ trong khoảng 1945 đến 1960..

Một nhóm lính Pháp tại căn cứ hải quân ở Sài Gòn.

Cảnh bếp núc trong một trại lính người Việt của chính quyền thuộc địa.

Binh lính trên một tháp canh tại một trục đường giao thông quan trọng.

Cảnh họp chợ tại một vùng quê.

Đài tưởng niệm quân Pháp chết trận tại Đông Dương trong Chiến tranh thế giới II ở Hải Phòng.

Nghĩa trang chôn 600 quân Pháp bị lính Nhật giết hại trong xung đột ở Đông Dương thời gian Chiến tranh thế giới II.

Lính Pháp tán gẫu trong một quán cà phê vỉa hè.

Người Pháp thư giãn tại hồ bơi CLB Thể thao (nay là Cung Văn hóa Lao Động) ở Sài Gòn.

Các nhân viên thuộc địa chơi tennis tại CLB Thể thao.

Cạu bé bán báo ngủ gục bên quầy bán báo tiếng Pháp ở Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.

Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn.

Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân của chính quyền Việt Nam Quốc gia trực thuộc Liên hiệp Pháp được treo trên cổng chợ Bến Thành, Sài Gòn.

Cầu quay Khánh Hội, Sài Gòn.

Ba người phụ nữ tạo dáng chụp ảnh trong công viên ở Sài Gòn.

Các sĩ quan Pháp xem đua ngựa tại trường đua Phú Thọ, Sài Gòn.

Công nhân người Việt xây dựng các ụ súng bên bờ sông Sài Gòn.

Sửa đường ven bờ hồ Hoàn Kiếm, gần nhà Thủy Tạ, Hà Nội.

Người dân khấn vái tại một miếu thờ nhỏ ở Hà Nội.

Người phụ nữ thắp hương tại một am thờ, Hà Nội.

Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.

Những ngôi nhà bị phá hủy do giao tranh vũ trang.

Đoàn xe quân sự của Pháp dừng lại nghỉ trên hành trình của mình.

Binh lính người Việt canh gác tại một đồn điền cao su của Pháp.

Một người phụ nữ tát nước trên thửa ruộng của mình.

Nông dân người Hoa quay trở về Trung Quốc trên một con đường ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Trung tâm thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Nữ dân quân của giáo phái Hòa Hảo tập trận trong một cánh rừng ở miền Nam Việt Nam.

Nữ dân quân Hòa Hảo trong hàng ngũ.

Sự tích chiếc khăn tang

Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn...

10 địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Việt Nam

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những thành phố phát triển năng động, nền văn hóa đa dạng và những món ăn hấp dẫn... Việt...

Nguồn gốc ba chữ “Tết Nguyên Đán”

Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 2/25 – Việt ngữ đa âm trước Mã Viện

Ta đã thấy rằng vua Hùng Vương, Hai Bà Trưng không nói Tôi, Cá, mà nói AI, AKA, và nếu ta biết rằng luật Swadesh đúng, thì ta không phải...

Sài Gòn 1967 sinh động và đầy sắc màu

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu. Đại...

Hình ảnh về nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không? Nhiều người đã ngộ nhận như thế. Thật ra trong Hán ngữ,...

“Ngũ hành sinh khắc” là gì?

“Ngũ hành sinh khắc” là gì? Ngũ hành là năm yếu tố nguyên thuỷ: kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất). Ngũ hành sinh khắc là...

Nữ sinh Sài Gòn – Gia Long xưa

"Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kính Dãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…" Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh...

Thành ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe qua câu tục ngữ này. Nhưng mấy ai suy nghĩ về tính xác thực...

Màu áo cô dâu Việt

Theo những tư liệu hiện còn lại, màu xanh từng được ưa chuộng và phổ biến dùng cho áo cô dâu Việt xưa, ít nhất là thời Nguyễn. Ngoài màu...

Exit mobile version