Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt – Viên ngọc kiến trúc của Việt Nam

Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công trình cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở Đà Lạt.

Tọa lạc ở số 29 Yersin, thành phố Đà Lạt, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc duy nhất của Việt Nam được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) đưa vào danh sách 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.

Ngôi trường này được xây dựng từ năm 1926 cho tới năm 1935 mới hoàn thành và lấy tên Lycée Yersin để ghi nhớ bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Alaxandre Yersin – người đã khai sinh thành phố Đà Lạt. Đây là trường dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có theo học.

Điểm nổi bật trong kiến trúc của trường là dãy giảng đường chính hình vòng cung với chiều dài phía trước 77,18m, phía sau 89,8m, gồm 3 tầng lầu với 24 phòng học. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang. Mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp, hiện đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa.

Đầu dãy nhà hình vòng cung là một tháp chuông cao 54m. Phía bên ngoài tháp chuông từng có một chiếc đồng hồ cổ nhưng sau thời gian trường tồn đến nay chỉ còn có thể thấy vết tích in lại trên nền gạch đỏ.

Trên đỉnh tháp có một lầu chuông, nhưng không còn chuông do đã bị tháo dỡ trong quá khứ.

Nằm trọn trong lòng thành phố Đà Lạt đầy mộng mơ, ngôi trường nổi bật giữa không gian rộng rãi, thoáng đãng và tràn ngập cây xanh, tạo nên một khung cảnh bình yên và lãng mạn.

Gần như đứng ở bất cứ điểm cao nào của thành phố Đà Lạt nhìn về trung tâm người ta cũng có thể nhìn thấy tháp chuông và biểu tượng kiến trúc cong cong vòng cung của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công trình cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở đây.

Có thể nói công trình này là một “báu vật kiến trúc” không chỉ của riêng Đà Lạt mà là của toàn Việt Nam nói chung.

Trống đồng Đông Sơn – Những kiệt tác hoa văn

Trống đồng Đông Sơn, những hiện vật có tầm vóc lớn cả về hình thể và cả về độ tinh xảo, những trống đồng Đông Sơn đã rất sớm nổi...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 2)

Phần 2: Trần Phong Sắc  (1878-????) dịch giả các truyện tàu Vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có 3 dịch giả truyện Tàu cùng tên Sắt: người thứ nhứt là Tân...

Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời

Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm......

Nguyễn Công Trứ – Một con người kiệt xuất

Làm quan qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Khởi đầu sự nghiệp làm quan với chức Hành tẩu Sử quán, sau thăng...

Hoạ phúc không lường

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ(1) mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa...

Vua Hàm Nghi – người mở đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam?

“Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu – với thể loại tranh sơn dầu, bằng...

“Mèn đét ơi” là gì?

"Mèn đét ơi" là một cụm từ dân gian thường được dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, kinh ngạc hoặc bất ngờ trước một tình huống bất thường, khó...

Những điều luật giáo hóa dưới triều đại nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Hồn quê qua cổng làng xưa

Đối với người Việt, nhất là ở các làng quê miền Bắc, từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến quê hương không ai không nhớ đến cái cổng làng....

Việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa thời VNCH

Có một so sánh chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác nhưng cũng không đến nỗi khập khễnh, đó là, nếu nhà nông ra đồng làm việc cần con trâu,...

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên...

Exit mobile version