Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùa Bà Đanh

Người Việt Nam mình, từ người miền bắc cho đến người trung vào tới người miền nam cũng vậy, hễ thấy nơi nào vắng vẻ ít nguời, là bật miệng nói ví von “Vắng như chùa bà Đanh”.

– Thực tế, chùa bà Đanh ra sao, chùa bà Đanh như thế nào? Và bà Đanh là ai?

– Truớc hết, theo tuơng truyền: bà Đanh là vị thần điều mưa khiển gió, giúp trong vùng mưa thuận gió hòa, cư dân nơi đó làm ăn sung túc.

– Chùa Bà Đanh là một trong bốn chùa Bà nổi tiếng: Bà Ngộ. Bà Nành. Bà Đá. Bà Đanh – Bốn ngôi chùa nguy nga – Riêng chùa bà Đanh là ngôi cổ tự có lịch sử hàng ngàn năm. Càng về sau chùa Bà Đanh, càng nổi tiếng vì sự u tịch vắng vẻ thâm u của nó, với nhiều thần tích nhuốm màu huyền bí, mà đến vẫn chưa khám phá hết… Để vẫn lơ lửng với thời gian và với câu cửa miệng quen thuộc của cả 3 miền “Vắng như chùa bà Đanh”

Nghe chi cũng thật lạ đời
Nguy nga một thời, sao lại vắng tanh
Bà Đanh, Bà Đá, Bà Ngộ, Bà Nành
Riêng bà Đanh lại vắng tanh thế này.

– Chùa bà Đanh thuộc phường Thụy Chuơng, huyện Vinh Thuận, Thăng Long. Chùa xây từ thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470-1497). Thời ấy, vua cho xây viện châu lâm và chùa, để dành riêng cho người Chiêm Thành cúng lễ, thờ phuợng, đó là chùa bà Đanh, nằm ven hồ Tây

– Cách đó không xa có chùa Trấn Quốc, ngôi chùa nổi tiếng qua nhiều thế kỷ.

– Năm1893, tại khu vực này, Pháp cho xây nhà in Snây-đe (Schneidere)

– Năm 1907, các nhà ái quốc Đông Kinh nghĩa thục, tổ chức tập hợp lên tiếng về việc dân đòi quyền đuợc học, và nguời Pháp chuyển nhà in đi chỗ khác và xây truờng trung học bảo hộ – Truờng Buởi :

Đông Kinh Nghĩa Thục và trường Buởi
Đã hiện tiền từ giây phút đầu tiên
Pháp trào bảo hộ liên miên
Nuớc Nam vẫn nảy sinh hiền dài lâu
Nhân tài không truớc thì sau
Giang sơn một gánh cùng nhau giữ gìn.

Trên 500 năm tồn tại, chùa bà Đanh khá gian truân từ việc dân dời tuợng phật tới chùa Phúc Châu. 2 chùa nhập một, và gọi tên là Phúc Châu, một ngôi chùa lớn, rộng năm mẫu. Đất do dân cúng vào.

Nhưng đất không yên: bốn mẫu bị xung vào hợp tác xã. Sau mất thêm 600m vuông cho phuờng. Chùa chỉ còn một cái sân nhỏ và một cái ao.

Đất cúng hết, chùa thiếu đất, phải chuyển đất từ sông Tô Lịch về lấp ao hầu có đất cúng phật. Đó là gian truân của chùa bà Đanh.

Nhưng số phận bà Đanh chưa yên. Tuy nhiên chùa cháy, những pho tuợng quý không bị cháy.

Số phận chùa tuy lênh đênh, nhưng chùa vẫn chăm sóc những pho tuợng quý như: Tuợng Tam Thế, A Di Đà, Di Lặc, Cửu Long, Tuyết Sơn, Hộ Pháp, Thập Điện..vv. Và không gian điện thờ vẫn trang nghiêm, huơng khói. Kinh vẫn tụng đều, sân chùa vẫn sạch sẽ và chiếu thiền vẫn tưom tất ngay ngắn … nhưng chùa trở nên vắng. Vắng đến nỗi những vùng lân cận không hề biết có chùa bà Đanh. Họ coi đây chỉ là chùa Châu Lâm, Thuỵ Khê

Chùa bà Đanh và núi Ngọc, nằm về phía đông nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt nơi đây có sông Đáy bao quanh. Truóc tháng 8/1945, khu vực chùa bà Đanh nằm tách xa khu dân cư. Nơi đây cây cối um tùm, vắng nguời qua lại. Mỗi khi dân làng có việc lên chùa vào buổi tối, phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Vì vậy dân gian truyền miệng câu “Vắng như chùa bà Đanh” là vậy.

Núi Ngọc là quả núi đá vôi trong hệ thống núi đá, kéo dài từ Hoà Bình theo huớng tây bắc Đông nam qua xã Tượng Lĩnh Khả Phong Liên sơn của huyện Kim Bảng. Núi đuợc tách riêng ngăn cách bên kia bằng con sông Đáy.

Núi Ngọc không cao lắm. Cây cối cành ngang cành dọc xum xuê. Trên núi có cây si cổ thụ, tuơng truyền cây này sống cả trăm tuổi.

Đứng trên ngọn núi, có cảm giác đang tách biệt khỏi sự sống ồn ào bên duới, để du hồn vào sự tĩnh mịch thuần khiết của sông núi cây cối thiên nhiên.

Nối gữa núi Ngọc và chùa bà Đanh, là bãi rộng trồng cây lưu niên. Chủ yếu là vải thiều, nhãn, có mùa có cả ngô lúa, tuỳ thời vụ… hoàn toàn biệt lập với khu dân cư . Một khung cảnh tuyệt vời, xứng đáng đuợc xem là thắng cảnh của đất Kim Bảng, và là địa điểm khá hấp dẫn du khách.

Ẩn núp thâm sơn một bóng chùa
Chùa này u tịch chẳng se sua
Lâm sơn cùng cốc rừng hoang dại
Vắng khách thập phuơng gió thổi đùa.

Xã Ngọc Sơn thành lập tháng 3 năm 1976, gồm bốn thôn: Mã Não, Phuơng Khê, Đanh Xá và Thụy Xuyên. Truớc tháng 8/1945, mỗi thôn là 1 đơn vị hành chánh xã, thuộc tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tháng 4/1986, thị trấn Quế, đuợc thành lập. Một số thôn xóm của Ngọc Sơn đuợc nhập vào thị trấn. Hiện nay Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm của huyện lị. Xã nằm trên trục đuờng giao thông 22 nối quốc lộ 1A, từ Ba Đa lên chợ Dầu, nguợc huớng HàTây (cũ). Đây là đầu mối giao thông của huyện đi các nơi. Phía nam của xã giáp con sông Đáy. Từ đây có thể đi nguợc lên mạn Hoà Bình, hoặc đi Ninh Bình Thanh Hoá.

– Khách thập phương có thể đi bằng nhiều tuyến đuờng để đến khu di tích chùa như: Từ thành phố Nam Định lên Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú đi men theo đường lộ khoảng 10km là đến nơi. Còn từ Phủ Lý, đi đò nguợc con sông Đáy khoảng 7km, là đến truớc cửa chùa Bà Đanh.

Về kiến trúc của chùa bà Đanh thì: Truớc hết, phía ngoài tuờng 2 bên, là 2 cột đồng trụ, đuợc xây nhô hẳn ra ngoài.

Trên nóc tam quan, đôi rồng châu đầu vào nhau. Đối diện cổng, chính giữa về phía phải, là 2 cửa nhỏ 8 mái, cửa cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào đi bằng 2 cửa nhỏ này. Chỉ khi nào có đại lễ, cổng chính giữa mới đuợc mở.

Lễ hội hàng năm có một lần
Cổng chùa lớn nhỏ cánh phù vân
Mở ra, khép lại, chiều bay bổng
Thanh vắng cảnh sân dạ tần ngần.

Qua cổng tam quan là khu vuờn hoa. Bóng mấy cây cau khẳng khiu gầy guộc vuơn cao trên nền trời. Mấy gốc cây đại thụ sần sùi ẩn ở góc vuờn. Vài thân cây quên thuộc như Mộc, Nhài, Mẫu đơn, làm tăng nét cổ kính cho ngôi chùa.

Truớc nhà bái đuờng là sân lát gạch. Nhà bái đuờng có 5 gian, 2 đầu bít nóc. Lợp ngói nam, trên bờ nóc có đôi rồng chầu nguyệt. Hai dãy hành lang 2 bên, mỗi dãy có 3 gian. Khung gỗ lim lợp ngói lam, tuờng bao quanh phía sau và 2 bên đầu hồi.

Tất cả các kèo đều chạm khắc 2 mặt. Các vì kèo đuợc tính từ đông sang tây công phu tỉ mỉ như sau: Tinh hoa nằm trên 6 cây kèo, và 6 kèo này là cấu trúc quan trọng mang nét đặc thù duy nhất, không nơi nào có.

*Kèo 1: 1 mặt áp và tuờng dốc, mặt hổ phù, thông hóa long, trúc hóa long. Trên xà trạm quả đào, mai, trúc, nho, và lựu..

* Kèo 2: Mặt hổ phù và nghê chầu 2 bên, mai hóa. Trên xà ngang chạm qủa đào, quả phật thủ, quả lưụ, hoa hồng, cuốn thư và con đơi.

* Kèo 3: Mặt truớc, tứ linh, phía trên là luỡng long chầu nguyệt. Xà ngang chạm hoa hồng, cây thông, cuốn thư, kim tiền, đàn sáo. Mặt sau, ở trên tạc tứ linh, xà ngang trạm trúc, mai, hồng, cuốn thư.

* Kèo 4: Mặt truớc, phía trên chạm tứ linh, tùng, mã, mai, điều. Xà ngang trạm đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, phách. Mặt sau chạm tứ linh, bầu ruợu, cuốn thư.

* Kèo 5: Mặt truớc chạm ngũ phúc, hoa mai, hoa hồng, đàn tranh, bút lông, cái quạt và bầu ruợu. Mặt sau chạm ngũ long tranh châu, hoa hồng, hoa lan, mai đá.

* Kèo 6: một mặt áp vào tuờng dốc. Mặt kia khắc hổ phù, trúc hóa, hoa hồng, quả đào, quả lựu.

Chỉ sáu cái kèo thôi cũng quá trời
Ngũ long chầu nguyệt, tứ linh đôi
Nào mai, tùng, lựu, đàn tranh, sáo
Kèo cọt xem ra cũng đã đời.
Đức tin thời cổ nơi đình miếu
Dấu tích đến nay vẫn để đời
Đông phuơng: rùa, hạc, long, phụng, hổ
Linh vật bao năm vẫn tuyệt vời.

Tất cả những chạm khắc vừa kể, tuyệt nhiên không thấy hình bóng con nguòi. Chỉ toàn là động vật, thực vật, kết hợp nhau thành các đề tài, và thành khuôn mẫu khá hoàn chỉnh.

Ngoài rồng là con vật đuợc sáng tạo bằng tuởng tuợng. Các đồ vật, động vật, thực vật khác, là có thực trong cuộc sồng, và đuợc lấy từ đời sống thực tế đưa vào nghệ thuật.

Với kết hợp công phu tỉ mỉ và tài tình, từ cây trúc, cây mai. Các nhà nghệ thuật thời ấy, đã tạo ra các con giống rất sinh động, trú ngụ trên các xà nhà của ngôi đền chùa cổ kính này.

Bản thân mỗi trái cây, mỗi cánh hoa, mỗi con vật, không đứng riêng lẻ, mà kếp hợp để thành đề tài chung. Nghĩa là những đơn thể hình thành đa thể. Trong cái chung vẫn có cái riêng. Đó chính là sự hòa nhập của trời đất, của thiên nhiên chan hòa với cuộc sống, tạo thành sự hoà hợp đồng nhất thể.

Thiên nhiên hoà hợp với con nguời
Đồng tâm nhất thể ánh chiều rơi
Không không sắc sắc, đời hư ảo
Quẳng gánh lo đi, đuợc mấy nguời.

Động vật thì có tứ linh (long ly quy phuợng). Ngũ phúc (5 con dơi). Luỡng long chầu nguyệt (2 rồng chầu mặt trăng mặt trời). Thực vật có tứ bình (mai lan cúc trúc). Bát quả (đào, lựu, nho, phật thủ, na). Động vật thực vật kết hợp có Mai Điểu (chim và hoa mai). Có Tùng Mã ( cây tùng và con ngựa).

Ngoài ra các đề tài trang trí thì có nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn tranh, đàn nhụy, sáo, phách, ống tiêu hay các đồ vật như quạt, tháp bút, bút lông, cái khánh, bầu đựng rượu… tạo thành 8 vật quí gọi là bát bảo hay bát bửu.

Long ly quy phụng, tứ bình
Luỡng long chầu nguyệt tựa tuơng sinh
Bát bửu bát tiên và phật thủ
Nậm ruợu đàn tranh thật hữu tình.

Đó là câu chuyện khá chi tiết về sáu cái kéo của khu bái đuờng này. Và chính đó là nét riêng biệt độc đáo duy nhất của chùa Bà Đanh, không nơi nào có.

Trên 6 hệ thống vì kèo nhà bái đuờng, ngoài 2 kèo đầu hồi, mặt trong đặt sát đầu tuờng dốc, nên chỉ chạm khắc 1 bên. Bốn cột kèo phía trong đuợc khắc cả 2 mặt. Các mảnh chạm khắc đuợc các tay khắc nghệ thuật dân gian kết hợp 2 phuơng pháp: khắc chìm và chạm nổi… Các đuờng nét khắc và chạm trổ mềm mại uyển chuyển, cân đối và kỹ thuật vững vàng hợp lý. Mọi đuờng nét linh hoạt, có hồn. Tất cả các mảng chạm ở các kèo làm tăng giá trị cho khu nhà bái đuờng.

Nhà trung đuờng nằm nối dài với nhà bái đuờng, có 5 gian. Hai gian đầu bít đốc, cũng lợp ngói nam. Đằng truớc là hệ thống cửa cuả bức màn, chấn song đuợc tiện khá dày dặn và chắc chắn. Toàn bộ hệ thống các vì kèo ở đây thuộc dạng biến thể của loại kèo giả dạng, các trụ, ruờng cả thảy đều đơn giản, chủ yếu là vuông cạnh, không chạm khắc tỉ mỉ như nơi nhà bái đuờng, nhưng sự sắp xếp khá chu đáo tạo thành một bộ khung chắc và khỏe.

Buớc qua nhà thuợng điện, có ba gian, hai bên xây tuờng, phía truớc là hệ thống cửa gỗ lim. Chu vi thuợng điện hẹp hơn trung đuờng và bái đuờng nhưng đuợc xây cao vuợt lên. Có lẽ vì vậy gọi là Thuợng điện.

– Khu thuợng đuờng của chùa bà Đanh, có nhiều tuợng thờ: tuợng Tam thế, tuợng Ngọc Hoàng, thái thuợng lão quân và tuợng chúa bà Đanh.

– Có thể coi pho tuợng bà Đanh là trung tâm của chùa. Tuợng tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải tòa sen). Khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết chứ không mang nét siêu thoát, hay thần bí như những tuợng khác. Nhất là sự hài hòa giữa khuôn mặt và cái ngai, tạo nên nét hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc cho ngôi chùa bà Đanh.

– Các dãy hành lang truớc chùa đi từ khu bái đuờng qua khu thuợng điện, tất cả là khung gỗ lim và lợp ngói nam, ngói nam là một loại ngói quí và tốt. Các cầu nối nhau, có mái như nhà nên khi trời mưa gió, khách hành huơng không bị uớt. Và nguời trong chùa cũng thuận lợi làm việc công quả hay trong sinh hoạt:

Một ngôi chùa cổ nguy nga
Trong bốn chùa bà và gọi bà Đanh
Bà Đanh, bà Đá, bà Ngộ, Bà Nành
Chung quanh dầy lá mà thành tôn nghiêm.

– Chùa bà Đanh, một tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian (không kể hệ thống nhà cầu), xen kẽ đan nhau, hỗ trợ nhau. Theo dân địa phuơng thì ngôi chùa có từ lâu đời và đã đuợc tu sửa nhiều lần. Các công trình hôm nay đều đuợc dựng nên từ thế kỷ 19 trở lại đây.

– Các kiến trúc từ tam quan, hành lang, nhà bái duờng, thuợng điện… đều đuợc xây theo lối đăng đối nhau qua một trục chính và độ cao nâng dần dần từ ngoài vào trong, nghĩa là ngoài thấp, trong cao dần. Và chạm khắc mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền hoàn toàn mang sắc thái dân tộc.

– Con đuờng từ Phủ Lý về huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) chưa đầy 15 cây số. Vuợt qua cầu treo Cấm Sơn. Lữ khách như lạc vào không gian khác hẳn: Bên kia sông là chóp mái nhà thờ cao vút với phố thị ồn ào đông đúc. Bên này là ngôi chùa u tịch, nép mình ngay cái khúc uốn luợn quanh co của dòng sông Đáy trong khung cảnh làng quê thanh bình êm ả.

U tịch phong quang vẫn trữ tình
Trữ tình nghĩa là đẹp lung linh
Bên kia thị tứ, bên này vắng
Quạnh quẽ lửng lơ càng thêm xinh
Mênh mang thả giấc hồn bay bống
Lạc chốn hoang sơ dạ phiêu bồn/.

Ngay ngoài là bảng hiệu Bảo Sơn Tự, Bảo Sơn Tự là tên chữ của chùa bà Đanh. Khung cảnh vắng lặng đến mức nghe đuợc tiếng động của chiếc lá khô rơi truớc sân chùa. Nghe cả tiếng thở của côn trùng… Bên trong chánh điện tiếng phật tử lâm râm tụng niệm. Họ là những nguời dân của làng Đanh Xá. Mỗi chiều, sau việc đồng áng, họ đến chùa tụng kinh niệm Phật. Cách tụng niệm ở đây cũng thì thầm nho nhỏ, khe khẽ như muốn giữ đúng cái tên hiệu của chốn thiền môn này.

Lạc buớc vào đây thấy nhẹ lòng
Một chút rời xa cảnh long đong
Lá rơi cửa phật trong chiều vắng
Vất vuởng lìa xa chốn bụi hồng.

Sau buổi kinh chiều, cùng phật tử làng Đanh Xá. Sư bà trụ trì Thích Đàm Đam mời khách đuờng xa ăn trầu uống nuớc và mở lời: “Tôi tu chùa này trên 30 năm. Truớc còn sư thầy Thích Đàm Nê. Năm 1987 sư thầy viên tịch. – Từ nhiều đời qua, chùa lúc nào cũng chỉ 1 nguời trụ trì, lại ở giữa khu rừng hoang vắng. Có lẽ đó là 1 trong những lý do để có câu “Vắng như chùa bà đanh”.

Có nguời làng Đanh Xá, gần như ngày nào cũng đến chùa làm công quả và giúp sư bà huơng khói, nguời này cho biết thêm: “Ông nội tôi kể rằng ngày xưa nơi đây toàn là từng rậm. Ba mặt tiếp giáp sông, bên kia là ngọn núi Ngọc linh thiêng. Rừng có nhiều thú dữ. Đêm đêm cọp về tận cổng chùa cào cửa. Có lẽ vì thế ít ai dám lui tới cổng chùa.

– Nhưng vì thuơng sư thầy ở 1 mình giữa rừng, nên dân làng Đanh vẫn đốt đuốc rủ nhau tới viếng chùa. Giúp chùa tu bổ và chống thú dữ.

Tiếp giáp cây rừng với cọp beo
Hoang sơ vắng vẻ lại tiêu điều
Trăm năm phù thế là huyễn mộng
Thăm thẳm đuờng xa khách vắng teo
Cũng chẳng bon chen làm chi nữa
Một kiếp phù du gió vẫn reo.

Do cảnh chùa u tịch quanh năm quạnh quẽ, nên nguời làng đến viếng chùa cũng không ồn ào. Họ nói năng nhẹ nhàng, càng tạo sự lặng lẽ. Gần đây, có khá nhiều phật tử tìm đến vãn cảnh chùa trong những ngày lễ lớn, nhưng hầu như mọi nguời rất tôn trọng không khí trầm lặng nơi này.

Sư bà Thích Đàm Đam cho biết, thật ra chùa còn gọi là đền – Chánh điện thờ phật, phía sau lúc nào cũng cửa đóng then cài, phù thờ đạo mẫu và tứ pháp

Đó là tín nguỡng dân gian phổ biến nơi vùng đồng bắng Bắc bộ từ thế kỷ thứ 7. Trong phủ thờ có tuợng bà chúa Đanh, tuơng truyền bà chúa Đanh là nữ thần trông coi việc điều mưa khiển gió. Nhờ bà mà vùng đất không bị thiên tai, mất mùa, đời sống người dân ở đây sung túc ấm no.

Truớc là đền sau là chùa
Chúa đền điều khiển gió cùng mưa
Nhân gian tín ngưỡng thì khó kể
Cầu khẩn cho đời thuận gió mưa.

Tuợng bà chúa Đanh có từ đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), do dân làng làm từ thân gỗ mít ngàn năm tuổi, rồi lập đền thờ gọi là đền bà Đanh. Về sau dân làng thỉnh tuợng Phật về thờ – Dần dà đền trở thành chùa bà Đanh – Chùa đuợc công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994. Qua 2008, tỉnh Hà Nam đầu tư 28 tỉ đồng VN để tu bổ chùa và làm con đuờng băng xuyên qua rừng cây đại, cây hoàng lan cổ thụ, vào tận cổng chùa.

– Sư bà Thích Đàm Đam cho biết “Cứ 10 nguời đến vãn cảnh, thì 9 người hỏi đúng chỉ 1 câu “Vì sao lại vắng như chùa bà Đanh?”. Dù cũng có lúc chùa bà Đanh đông nghẹt nguời. Nhưng “Vắng như chùa bà Đanh” đã trở thành một thành ngữ mất rồi. Ai thấy chỗ nào vắng cũng nói ngay “Vắng như chùa bà Đanh”. Câu cửa miệng của cả ba miền.

Trong tuơng lai, biết đâu có lúc nguời ta sẽ đổi thành “Đông như chùa bà Đanh” thì sao. Chuyện đời không biết đuọc – Vị sư bà trụ trì cho biết, nay tuổi đã cao, bà vẫn chưa tìm đuợc ai nối tiếp việc nhang khói, chăm sóc chùa mai sau. Có khi đó là số phận đã tạo nên sự nổi tiếng cho ngôi chùa to lớn, đẹp đẽ nhưng cũng đầy gian truân lênh đênh lận đận. Nhất là nét đẹp ở đây, do từ các pho tuợng rất mỹ thuật và nghệ thuật tạo nên.

Dù chùa vắng, nhưng giữ đuợc giá trị qua thiện cảm của thiện nam tín nữ đến lễ chùa – Âu đó cũng là cái lênh đênh ba chìm bảy nổi cùa bà Đanh mà ra như thế.

Vì vắng vẻ mà thành nổi tiếng
Chỉ vì chùa nằm v(a)́ng vẻ hoang vu
Bà Đanh suơng khói mịt mù
Thập phuơng tìm đến tịnh tu cuối trời.

* Chùa bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền bắc VN. Trên điện thờ, phong phú với nhiều tuợng phật và tuợng bồ tát. Đây là nét tiêu biểu cho các chùa theo phái đại thừa. Trong chùa không chỉ có tuợng Phật, mà còn có tuợng của đạo giáo như: Thái thuợng Lão quân, Nam tao Bắc đẩu, và các tuợng Tam phủ, Tứ phủ của tín nguỡng dân gian. -Thờ tứ pháp tại chùa bà Đanh, là sản phẩm tôn giáo hoàn toàn mang tính chất địa phương. Căn cứ vào ngọc phả và truyền thuyết vẫn truyền tụng trong dân gian, thì tiểu sử nhân vật đuợc thờ như thế này

Truyền tụng dân gian ấy chỉ là
Thăng hoa sự việc mà người ta muốn bàn.

Và câu chuyện nhân gian truyền tụng nhiều nguời biết như sau:

Vào thế kỷ thứ 2 ở Mãn Xá, huyện Siêu Loại, Thuận Thành, Bắc Ninh. Có gia đình ông Tu Định, hay làm việc thiện, nhưng khó khăn về đuờng con cái. Về sau, vì sự thành kính, chăm cúng lễ, nên hạ sinh đuợc nguời con gái, đặt tên là Man Nuơng. Man Nuơng là khuê nữ ôn hòa, không muốn lập gia đình, chỉ ưa thích hàng ngày niệm phật cầu kinh.

Năm 18 tuổi, khi nghe tin có vị cao tăng tên là Khâu Đà La, tu tại chùa Linh Quang, thuộc đất Tiên Du. Cô xin cha mẹ cho tới chùa học đạo. Khâu Đà La vốn tâm hiền, thâu nhận Man Nuơng. Gặp khi tiết hạ, các nơi tập trung về ăn chay, học pháp. Man Nuơng lo việc cơm nuớc sớm chiều.

Vào 1 đêm, sư phụ khó ở trong mình, gọi Man Nuơng đến lo thuốc thang. Vì cả ngày làm việc, Man Nuơng quá mệt, cô ngủ quên ngay truớc cửa phòng mà không biết. Duới ánh trăng, Khâu Đà La không thấy, vô tình buớc qua nguỡng cửa có Man Nuơng nằm ngủ quên ở đấy. Từ đó Man Nuơng có thai. Thơ rằng: “Vô tình mà hóa hữu tình/ Truyện xưa Vũ Mẫn phát sinh dị kỳ/ Chỉ e là phận nữ nhi/ Tránh sao cho khỏi thị phi miệng đời”. Man Nương xấu hổ bỏ về nhà. 14 tháng sau, sinh ra một khối đá. Lại thơ rằng: “Hóa cơ cũng khéo xoay vần/ Sinh ra khối đá sự trần thấy đâu/ Hào quang rực rỡ muôn màu/ Khí lành trùm khắp buồng sâu ngõ gần”.

Man Nuơng đem khối đá ấy đến chùa Linh Quang gửi nhà sư. Sư phụ không từ chối, cầm lấy khối đá đó rồi cho Man Nuơng trở về chùa Phúc Nghiêm tu như cũ – Một ngày kia, Khâu Đa La đem khối đá ấy đến 1 gốc cây đa lớn khấn rằng “Kẻ tu hành vốn vô tâm, sao lại chịu nỗi oan này”. Khâu Đà La vừa nói dứt, cây đa nứt ra 1 chỗ. Nhà sư bỏ khối đá vào vết nứt. Vết nứt biến mất.

Hơn 10 năm sau, tự nhiên có trận gió lớn đổ cây đa và dạt ra sông. Cây đa trôi tới đất Cổ Châu thì dừng. Thuyền bè qua lại vô ý đụng phải đều mang tai vạ. Các cao tăng, lực sỹ trong làng đuợc phái tới để kéo cây đi, nhưng không nổi. Man Nuơng đến tắm ở đoạn sông ấy. Thấy cây gỗ cứ rập rình như con nhìn thấy mẹ. Man Nuơng ném giải yếm, thân cây trôi vào ngay. Vì thế Man Nuơng đuợc phong làm hậu thần của chùa. Thơ rằng: “Nàng vừa tới đó một khi/ Giải luơng kéo thử cây thì lên ngay/ Trên ban ra chiếu vân mây/ Phong cho tín nữ chùa đây hậu thần”

Vào buổi trưa, sư thầy tụng kinh xong đi nghỉ. Đang mơ hồ, thì thấy 1 vị thiên thần, và 4 nguời, buớc đến truớc mặt lạy tạ nói rằng “Chúng tôi là Tứ pháp đã có 8 chữ son ở trong thân cây gỗ. Xin hãy đem tạc thành tuợng để thờ. Khâu Đà La, thoát khỏi lụy trần, 1 hôm cho gọi Man Nuơng đến, truyền cho câu thần chú cầu mưa, rất hiệu nghiệm.

Chú rằng: “Bảy muơi công đức mãn kỳ/Gặp khi sư phụ hạc qui gần ngày/ Sẵn xưa thần tích trong tay/ Với thần chú ấy trao ngay cho nàng.”

– Từ đó khi gặp khô hạn. Man Nuơng lễ phật niệm chú – Thì mưa thuận gió hoà. Lúa má tuơi tốt. Mùa màng bội thu – Man Nuơng mất tại chùa Phúc Nghiêm, thọ 80 tuổi. Từ đó, đến 8 tháng 4, dân Cổ Châu và các nơi tổ chức lễ bái tổ.

Tâm linh do ở con người
Nghĩ nhiều sẽ vận cuộc đời thôi
Oan khiên nghiệp báo đời vay trả
Ác báo làm sao thoát luới trời
Thiện tâm, đời sẽ nhiều vui vẻ
Lòng lành ơn phúc duợc thảnh thơi
Nhân sinh thôi cứ là như thế
Dầu nắng dù mưa cũng tại trời .

* Việc thờ thần ở chùa bà Đanh, còn gắn liền với 1 truyền thuyết gọi là truyền thuyết địa phuơng đuợc kể lại: Truớc đây vùng này luôn bị mưa to gió lớn, nên làm ăn sinh sống khó khăn, mùa màng thất thu, thiếu đói kéo dài. Vào 1 ngày, cả làng xôn xao chuyện thánh nhân báo mộng qua 1 cụ già. Cụ bảo: Có nguời con gái trẻ, xinh đẹp, dáng đoan trang, khuôn mặt phúc hậu với vầng trán và đôi mắt thông minh, cô truyền: “Ta đuợc thần cho về đây trông nom và chỉ bảo cho dân làng làm ăn sinh sống”.

– Dân làng họp bàn, và lập chùa thờ. Các bô lão, chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Đó là một vạt rừng rậm có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ nhô ra mặt nuớc. Trong rừng rộn rã tiếng chim, quang cảnh u nhã, tịch mịch thần tiên.

– Ngôi chùa lúc đầu đuợc dựng bằng tranh, tre nứa đơn sơ. Đến năm Vĩnh Trị đời Lê Hy Tông (1676-1680), khu rừng đuợc khai quang để xây chùa khang trang hơn. Khu vực này cấm dân làm nhà, nên cảnh chùa càng trang nghiêm vắng vẻ. Đuợc ít lâu, cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng bị gió to quật đổ, tróc gốc. Dân làng đẵn gỗ, tìm thợ giỏi về tạc tuợng thờ trong chùa.

– Một hôm, có khách thập phuơng tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tuợng và đuợc báo mộng đến nơi này.

– Nguời khách tả hình dáng và dung mạo nguời con gái báo mộng thì giống hệt như vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng. Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nuớc sông dâng cao. Khi tạc tuợng gần xong, duới bến nuớc truớc chuà có có 1 vật lạ nửa nổi nửa chìm, không chịu trôi theo dòng nuớc. Cứ đẩy ra nó lại trôi trở lại, mấy lần như vậy. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên, thì hóa ra trong bọc có cái ngai bằng gỗ. Bèn ruớc ngay vào chùa.

Cái ngai là một sự tình
Ba chìm bảy nổi chín linh đinh
Xô ra lại giạt vào truớc cửa
Hư thực sự tình thêm lung linh
Duyên kia là của trời và đất
Sắp xếp dệt nên chuyện hữu tình .

Thật lạ lùng, pho tuợng cùng lúc đuợc tạc xong. Nguời ta đem đặt pho tuợng vào thì vừa khít cái ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tiếng đồn thánh bà Bảo Sơn Linh linh ứng, truyền lan, khách thập phuơng kéo về lễ rất đông, những nguời làm nghề sông nuớc xuôi nguợc qua đoạn sông này gặp mùa lũ, đều lên chùa thắp huơng cầu mong yên ổn.

– Truyền thuyết bà Đanh, có vài nét gần gũi với truyền thuyết Man Nuơng. Một đằng là cây gỗ trôi sông. Một đàng là cái ngai trôi sông. Và cả hai vị thần hai bên đều là nữ thần nông nghiệp. Thêm vào đó trong truyền thuyết bà Đanh, là bóng dáng của tục thờ thần sông nuớc của dân vùng ven sông Đáy.

Địa phuơng gắn bó với con người
Văn chuơng truyền khẩu để mà soi
Duy tâm, tính thiện làm căn bản
Thờ cúng dân gian sống với đời.
Một mai từ giã về bên ấy
Chẳng hổ luơng tâm đuợc làm người.

Câu chuyện là gắn bó với vị thần đuợc thờ, của nguời địa phuơng. Và thực chất là muốn lấy thần nông nghiệp làm căn bản, lấy thiên nhiên tạo nên thời tiết thuận hoà, trợ giúp việc sản xuất cho nhà nông. Điều này nằm trong tứ pháp đuợc thờ ở các làng quê miền bắc. Hệ thống tứ pháp phù hợp với tư tửong cổ đại của nhà nông từ Thuận Thành, Bắc Ninh lan truyền đi nhiều nơi. Và những truyền thuyết cũng cho thấy dân Việt nặng tình với nông nghiệp, mà các hiện tuợng thần Phật, thánh thần là niềm tin phù trợ cho tâm linh đời sống con người. – Và cứ thế thành lệ bao đời không thay đổi.

Ngày nay, ra sống ở nuớc ngoài, trôi theo đời sống mới, ít quan tâm việc ngày xưa, không có nghĩa là những tục lệ xưa thay đổi. Các tục các lệ tuy có giảm đi, nhưng tư tuởng nguời xưa gần như vẫn thế.

Quan điểm nông gia của nuớc mình
Truyền đời nông nghiệp sáng lung linh
Bao năm gìn giữ nhành lúa mới
Ngọn luá tuơi xinh giấc mộng tình.

Để hàng năm, vào tháng 2 Âm lịch, lễ hội chuà bà Đanh, lại tổ chức tri ân thánh bà Pháp Vũ, một vị thần trong tứ pháp (phán vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện). Đấy là những thần phù trợ cho việc nông nghiệp đuợc tốt tươi, đời sống đuợc no đủ. Đồng thời cũng tôn vinh, cảm tạ ân đức các vị thần đã phù trợ cho dân trong vùng, mà nhà chùa đã chọn ngày lành, xin phép huyện Kim Bảng để hành lễ. Sau khi có phép, mới thông báo rộng rãi ra dân chúng – Lễ hội thuờng diễn ra trong ba ngày. Có năm thì lấy ngày mùng 9-10-11 tháng 2 Âm lịch. Có năm thì 15-16-17 tháng 2 âm lịch. Có năm thì 20,21,22 tháng 2 âm lịch, làm ngày lễ hội.

– Sau năm 1930, chính sự xoay chiều. Chùa bà Đanh cũng xoay theo dòng chính sự:

Chính sự xoay vần cuộc nổi trôi
Mênh mang ngơ ngẩn kiếp con nguời
Hôm nay thì vậy, mai thì khác
Trăm năm nối tiếp cuộc đời trôi.

Nhắc lại câu cửa miệng của dân gian “vắng như chùa bà Đanh”, để ít nhiều, chúng ta cảm nhận 1 điều: Khi câu nói hoặc suy nghĩ nào đó, đã trở thành thói quen hay trở thành ấn tuợng trong đầu, rất khó thay đổi đi, dù thực tế lúc đầu và lúc sau đã khác không còn như cũ. Đó chính là tính bảo thủ nói chung và bảo thủ rất VN, của người VN, dù sinh sống ở bất cứ nơi nào.

Nhân gian, ấn tuợng và phong kiến
Trải biết bao đời cứ vậy thôi
Thay đổi chi lắm lôi thôi
Hôm xưa đã vậy, nay thời… y nguyên.

Và một điều chẳng hiểu sao Việt Nam mình có rất nhiều địa danh mang tên các Bà.

– Xin tạm liệt kê, sẽ sưu tầm thêm và bổ túc vào địa danh mang tên các bà hầu phong phú và đủ hơn :

Bà Hom, bà Quẹo, Bà Chiểu, Bà Bầu (đuờng Da Bà bầu), Bà Chúa Xứ, Bà Thiên Hậu, Bà Tây Vuơng Mẫu, Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Đen, Bà Liễu Hạnh, Bà Rá, Bà Rịa, Bà Chằng, Bà Điểm, Bà Hạt, Bà Rằn, Bà Rí, Bà Nành, Bà Ngộ, Bà Đá, Bà Đanh. Tạm thời là 23 bà .

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Đại lược về quan chế – Tất cả danh hiệu và chức quan ngày trước

Đây là bải khảo cứu chi tiết về quan chế ngày trước, hy vọng rằng sẽ giúp ít nhiều cho quý vị có cái nhìn xuyên suốt và tận tường...

Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể “Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合”

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt Cầm Hảo...

Những bức ảnh ít người biết về Hà Nội năm 1905

Ấp Thái Hà của Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải, am Mỵ Châu trong thành Cổ Loa, cặp rồng đá phía sau điện Kính Thiên… là loạt ảnh tư liệu...

Chuyện ít biết về người Việt giàu nhất Đông Dương thời thuộc địa

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia...

Tây Ninh thơ mộng qua loạt ảnh năm 1965

Mảnh đất Tây Ninh năm 1965 hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen. Làng xóm ven...

Giả đò là gì?

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác. Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông....

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng...

Những chiến thuyền khuấy đảo châu Âu thời Trung Đại

Khi nhắc tới chiến trận châu Âu Trung Cổ, chúng ta thường nghĩ ngay tới những trận đánh trên bộ với những hiệp sĩ mặc áo giáp sáng lòa trên...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

Dấu tích ngôn ngữ Nam Việt trong cổ thư Trung Quốc

Sách Thông điển của Đỗ Hữu 杜佑(1) thời Đường (801) 通典卷第一百八十四 – 州郡十四, có ghi chép như sau: “Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách...

Exit mobile version