Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Công dụng của thủy đài

Thủy đài là bồn chứa nước đặt trên cao, với mục đích chính là trữ nước trong những thời gian ít sử dụng để dành cho giờ cao điểm, xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới.

Theo Live Science, tại nhiều nơi trên thế giới, sau khi được xử lý (lọc, khử trùng), nước sẽ được bơm theo các đường ống về phục vụ sinh hoạt hoặc bơm lên các thủy đài để dự trữ.


Thủy đài trên đường Tô Ký thuộc phường Trung Mỹ Tây (quận 12, Tp Hồ Chí Minh) được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 để cung cấp nước cho người dân trong khu vực nhưng ngưng sử dụng hơn 20 năm nay. (Ảnh: Duy Trần).

Nhiều thủy đài rất cao, trông giống như một cái kẹo mút khổng lồ. Nó cần có chiều cao như vậy để nước có dự trữ thế năng lớn sau khi được bơm lên. Năng lượng này sẽ được chuyển thành động năng của nước khi cần thiết, theo Enos Inniss, giáo sư trợ giảng kỹ thuật dân dụng, Đại học Missouri. Càng cao thì thế năng càng lớn.

Độ cao của một thủy đài phụ thuộc vào yêu cầu dùng nước của nơi mà nó cung cấp. Ví dụ, thủy đài giữ nước cho một khu nghĩa trang nhỏ gần đó, có thể đặt ngay trên mặt đất.

Nhưng nếu thủy đài để trữ nước cho một khu đô thị rộng lớn ở xa, nó sẽ phải rất cao và có một bồn chứa nước khổng lồ. Một thủy đài tiêu chuẩn có thể chứa một lượng nước gấp 50 lần lượng nước của một bể bơi thường, tức là vào khoảng 76.000 – 114.000 lít nước, theo How Science Works.

Ví dụ, thủy đài “Quả đào khổng lồ – The Giant Peach” ở Gaffney, Nam Carolina, một điểm đến khá thu hút du khách có chiều cao 46 mét, chứa được tới 3,8 triệu lít nước, theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ.

“Cao hơn cũng đồng nghĩa với áp lực lên hệ thống bên trong lớn hơn”, Inniss chia sẻ.

Thủy đài thường được bơm đầy vào những khi nhu cầu dùng nước xuống thấp, như vào ban đêm. Lúc này máy bơm từ các nhà máy nước thay vì tới nhà dân thì chuyển hướng tới thủy đài để dự trữ.

Sau đó, trong thời gian cao điểm vào buổi sáng, khi tất cả mọi người đều cần dùng nước cho các nhu cầu từ đánh răng rửa mặt tới pha cà phê, lượng nước dự trữ này cùng với nước từ các nhà máy xử lý nước sẽ đáp ứng đủ.


Thủy đài hình bắp ngô ở Rochester, Minnesota, Mỹ. (Ảnh: 10 Most Today).

Các thủy đài cũng có thể bảo đảm nguồn cung nước trong thời gian mất điện. Lúc này, các máy bơm ở các nhà máy nước có thể ngừng hoạt động nếu không dùng máy phát điện. Nước ở các thủy đài trên cao do có sẵn thế năng dự trữ nên không cần nhiều điện để chảy từ bể chứa ra ngoài.

Tại các thành phố lớn như New York, nhiều căn hộ và tòa nhà văn phòng có thủy đài đặt ngay trên mái nhà. Chúng không chỉ phục vụ cho nhu cầu trước mắt mà còn trở thành một biểu tượng của vài thành phố.

Nhiều thủy đài còn mang tính nghệ thuật như thủy đài hình chai nước sốt cà chua ở Collinsville, Illinois hay thủy đài hình bắp ngô ở Rochester, Minnesota.

Về một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Viện Viễn Đông Bác Cổ – EFEO và kho sách quý hiếm về Việt Nam

Ngay năm 1886, khi vừa được bổ nhiệm làm tổng công sứ Trung-Bắc Kỳ, Paul Bert đã có ý tưởng thành lập Bắc Kỳ Hàn Lâm Viện (Académie tonkinoise) nhằm...

Xứ Đông Dương năm 1944

Bãi biển Đồ Sơn nhìn từ máy bay, chùa Wat Xieng Thong ở Lào, các vũ công biểu diễn ở đền Angkor của Campuchia… là loạt ảnh quý về xứ...

Nghề Cổ Đất Việt – Khảm Xà Cừ

Từ vỏ con trai con ốc sống ở ao hồ, cửa sông, bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã tạo nên vô vàn sản phẩm khảm xà cừ...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

Sau người vợ đầu Julie, Duy Quang có nhiều bóng hồng khác trong đời mình nhưng ngày anh nằm ở bệnh viện Hoa Kỳ vì căn bệnh ung thư gan,...

Sài Gòn thập niên 1920 qua loạt ảnh phục chế màu

Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Đó là...

Chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288)

Đến nay nước sông vẫn chảy hoài  Mà nhục quân thù khôn rửa  TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên...

Vì sao chiếc áo cần có 5 cúc?

Ngày ấy, tôi là một thợ may nghèo, không có tay nghề nên chỉ dám mở một cửa hiệu nhỏ chủ yếu nhận đồ sửa chữa quần áo là chính....

Những điều cần biết về ngành thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm

Thiết kế công nghiệp là gì? Câu hỏi đó đã cũ nhưng luôn luôn là mới mẻ với những ai chưa một lần tiếp xúc với Thiết kế công nghiệp,...

Trang phục Miền Nam năm 1935

Các hình vẽ của chuyên khảo trang phục người An Nam ở Miền Nam năm 1935 (Monographie dessinée de Indochine Cochinchine (năm 1935) Tome 2) Bộ Chuyên khảo bằng tranh...

Nghề xe kéo

Xe kéo xuất hiện lần đầu tại Hà Nội năm 1883, do ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài...

Exit mobile version