Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hôn lễ của một gia đình quý tộc Trung Quốc thời nhà Thanh

Những khoảnh khắc hiếm hoi trong ngày trọng đại nhất cuộc đời của một tiểu thư quyền quý thời nhà Thanh đã được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia phương Tây.

Lễ thành hôn thời nhà Thanh (1644-1911) về cơ bản cũng giống như các cuộc hôn nhân truyền thống khác của người Trung Quốc cổ đại. Vào ngày cưới, tân nương (cô dâu) sẽ được một nữ tỳ hoặc nhũ nương (vú nuôi) trong nhà giúp vấn tóc và mặc trang phục cưới màu đỏ, còn được gọi là “giá y”, vì người Trung Quốc tin rằng màu đỏ tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn.

Gia đình tân lang (chú rể) sẽ đứng trước cửa chờ kiệu hoa đưa tân nương đến, sau đó rước nàng vào nhà. Tiếp theo, đôi vợ chồng mới cùng nhau thực hiện nghi thức bái đường và dâng trà lên cho các bậc phụ mẫu của họ. Cũng như thời nay, sau khi làm lễ cả gia đình cùng họ hàng thân thích, người quen sẽ cùng tham dự một bữa yến tiệc thịnh soạn trong tiếng kèn, pháo nổ linh đình.

Tiếp theo đây, hãy cùng quay ngược thời gian về thời cổ đại, thông qua những bức ảnh hiếm hoi ghi lại toàn bộ quá trình tổ chức lễ cưới của một tiểu thư trong gia đình quý tộc Trung Quốc dưới thời nhà Thanh qua ống kính của nhiếp ảnh gia phương Tây.

Ảnh hiếm về cách tổ chức hôn lễ của một gia đình quý tộc Trung Quốc thời nhà Thanh - Ảnh 1.

Người tỳ nữ già đang tỉa gọn tóc cho tân nương bằng sợi tơ mảnh

Những người hầu trong nhà được phân công búi tóc và mặc trang phục thành hôn cho tân nương. Qua tạo hình của tân nương trong hình, nhiều ý kiến đánh giá rằng đây là một tiểu thư xuất thân từ gia đình quyền quý. Vì ở thời nhà Thanh, thông thường chỉ có giới quý tộc và nữ nhân trong cung cấm mới được đội trên đầu chiếc mũ lớn (Điền tử) như trong ảnh.

Kiệu hoa đón cô dâu và sính lễ của các khách mời đến tham dự lễ thành hôn

Tân lang – Tân nương hành lễ…

Tân lang và tân nương ngại ngùng ngồi bên nhau trên sập gỗ. Ở thời cổ đại, đôi khi đến tận ngày cưới, tân lang và tân nương mới được gặp nhau lần đầu tiên

Người hầu chuẩn bị đồ ăn cho đôi vợ chồng mới

Theo phong tục, người hầu sẽ gắp thức ăn đưa lên miệng cho tân lang – tân nương

Các tỳ nữ đang giúp tân nương dọn dẹp sau khi dùng bữa. Vào buổi sáng đầu tiên sau ngày cưới, tân nương sẽ phải dậy sớm để thỉnh an và dâng trà cho cha mẹ chồng

Sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức truyền thống, gia đình cùng họ hàng thân thích, người quen sẽ cùng tham dự một bữa yến tiệc thịnh soạn trong tiếng kèn, pháo nổ linh đình.

Bên cạnh đó, còn một số hình ảnh trong một đám cưới khác ở thời nhà Thanh. Khác với tiểu thư gia đình quý tộc ở trên, tân nương trong những bức ảnh dưới đây phải đội trên đầu một tấm màn che truyền thống và phải do chính tay tân lang gỡ xuống lúc vào động phòng.

Một cô dâu khác với trang phục cầu kì cùng màn che và được người hầu đưa vào lễ đường

Những người hầu gái sẽ ở bên cạnh đỡ tân nương cho đến khi đưa vào động phòng

(Theo Xinhua, Sohu)

Không phải Nga và Mỹ, đỉnh cao chế tạo xe tăng là Israel

Mặc dù không phải là mẫu xe tăng được xuất khẩu rộng rãi và có tính phổ biến, nhưng Merkava là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực gần như...

Nghề Cổ Đất Việt – Khảm Xà Cừ

Từ vỏ con trai con ốc sống ở ao hồ, cửa sông, bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã tạo nên vô vàn sản phẩm khảm xà cừ...

Rạp phim Sài Gòn – ký ức nhớ thương

Có một bộ phim Ý nổi tiếng - Cinema Paradiso (Rạp chiếu bóng Thiên đường) - mà tôi xem vào năm 1990 xa lắc lơ. Đó là câu chuyện một...

Yến lão

"Yến" là tiệc rượu. Nhiều làng có tục yến lão, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là...

Kỳ tích mở cõi của chúa Nguyễn

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc...

Thời Minh Mạng, người vận chuyển thuốc phiện 1 cân trở lên bị xử chém ngay

Trong lich sử, ít ai biết, dưới thời Vua Minh Mạng, người tàng trữ và nấu bán thuốc phiện 1 cân trở lên bị xử treo cổ, người vận chuyển...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Công Chúa Suzy Vĩnh San, Trưởng Nữ Của Vua Duy Tân

Một ngày đầu thu, lá vàng bắt đầu rơi, dọc đường các rặng cây đổi màu từ xanh sang muôn sắc lả úa vàng cho đến đỏ thẫm, tiết trời...

Tản mạn về Xí Quách

Xí quách là gì?  Đơn giản xí quách là trư cốt, là xương heo đọc theo âm Quảng Đông. Hồi đầu mới du nhập Việt Nam, xí quách chỉ là...

Những thiếu sót và bất hợp lý trong sử sách về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc

Nhận thức phổ biến ngày nay về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc dựa chủ yếu vào các bộ sử dưới thời Lê Trung hưng, trên cả phương diện dữ...

Phút cuối – Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…

… Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…(1) Âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc của con người là chuyện thường, nhưng cảm xúc đến độ rơi nước mắt...

Sở, Ngô, Việt có phải tộc Việt không?

Các quốc gia Sở, Ngô, Việt, là các quốc gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, cũng đã có những giả thuyết cho rằng các quốc gia Sở, Ngô,...

Exit mobile version