Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khách sạn nổi 5 sao Việt Nam bị bỏ hoang ở Bắc Triều Tiên

Vào cuối những năm 1980, một khách sạn nổi 5 sao, cao 7 tầng lướt qua Rạn san hô John Brewer, cách bãi biển Townsville thuộc Queensland nước Úc 70 km. Nó có 200 phòng, sàn disco, quán bar, phòng tập thể hình, phòng xông hơi, và 2 nhà hàng xuất sắc chuyên về hải sản. Bên ngoài khách sạn là một sân tennis nổi. Nó quả thực là một hình thức kinh doanh khách sạn mới lạ mà rất nhiều cư dân Townsville thời bấy giờ vẫn còn lưu giữ những ký ức tốt đẹp về nó cho đến tận ngày nay.

                                                                        Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Barrier Reef Resort

Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Barrier Reef Resort là sản phẩm trí tuệ của nhà phát triển Doug Tarca tại Townsville, ông muốn đặt khách sạn này tại Rạn san hô Great Barrier để du khách có thể nhanh chóng đặt chân đến đây. Kế hoạch ban đầu là neo đậu vĩnh viễn 3 tàu du lịch quanh rạn san hô, tuy nhiên điều này bị coi là không thực tế. Một cơ hội gặp gỡ với công ty Thụy Điển chuyên lắp đặt phòng ở nổi cho giàn khoan dầu đã khiến ý tưởng này chuyển sang thành một khu nghỉ dưỡng nổi trên nước.

                                                                     Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Barrier Reef Resort

Khách sạn được đóng tại Singapore, và bởi vì neo đậu tại khu vực khá nhạy cảm với môi trường thiên nhiên, nó phải được xây dựng với nhiều đặc tính được quy định khắt khe bởi tiêu chuẩn của Công viên Hàng hải Rạn san hô Great Barrier. Thân tàu được sơn bằng loại sơn không độc hại. Không được thải chất thải ra vùng biển xung quanh. Rác và mọi loại nước thải phải được phân loại, lọc và tiệt trùng sau đó đem đi đổ tại khu vực cách rạn san hô vài dặm. Rác thải sau khi đốt sẽ được đem vào đất liền.

                                                                     Khách sạn nổi 5 sao (Nguyen Ngoc Chinh- Flickr)
                                                             Khách sạn nổi 5 sao (Nguyen Ngoc Chinh- Flickr)

Khách sạn được hoàn thiện vào năm 1987 với chi phí xây dựng là 40 triệu đô-la Mỹ. Nhưng do một số mâu thuẫn trong hợp đồng nên phía nhà thầu Singapore đã trì hoãn việc bàn giao con tàu cho đến tận tháng Một của năm tiếp theo. Sau đó nó bị tấn công bởi một cơn bão, và việc khai trương khách sạn lại phải dời lại thêm hai tháng. Cuối cùng khách sạn được mở cửa đón khách vào tháng Ba, nhưng nó đã để lỡ mất mùa du lịch nghỉ đông Bắc bán cầu béo bở. Sự chậm trễ này đã gây tổn thất hàng triệu đô-la.

                                                                                  Khách sạn nổi 5 sao có sân tennis

Điều khó khăn nhất cho khách du lịch chính là việc phải dùng phương tiện đường thủy đi tận 70km mới đến được khách sạn ngoài khơi này. Thời tiết khắc nghiệt luôn gây gián đoạn giao thông với đất liền, và khi du khách đến được tới nơi thì họ cũng thường xuyên bị say sóng. Sau đó còn xảy ra vụ việc một trong con thuyền dùng để vận chuyển khách và đồ tiếp tế bị bốc cháy. Mặc dù không có thương vong, nhưng nó gây ảnh hưởng tiêu cực lên hình ảnh khách sạn trong mắt công chúng. Thêm vào đó, công tác marketing và quản lý không tốt khiến lượng đặt phòng bắt đầu giảm dần. Cuối cùng, việc vận hành khách sạn cũng trở nên quá tốn kém.

                 Khách sạn nổi

Chỉ hơn một năm sau khi mở cửa, khách sạn nổi này đã được bán cho một công ty tại Việt Nam. Vào năm 1989, nó được kéo về Sài Gòn qua quãng đường 5.000km, và neo đậu tại sông Sài Gòn, sau đó khai trương với tên mới là Khách sạn Nổi Sài Gòn.

                      Khách sạn nổi Sài Gòn đã neo đậu bên bờ sông Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam từ 1989 đến 1997.

Việt Nam đi vào thời kỳ bùng nổ du lịch sau khi chiến tranh kết thúc và nhu cầu chỗ nghỉ cao cấp cũng tăng cao. Khách sạn nổi có lẽ là một giải pháp tuyệt vời và nó đã thành công. Khách sạn trở nên vô cùng nổi tiếng tại thành phố này, nó còn được gọi âu yếm với cái tên là “Khách sạn Nổi” hay “Nhà hàng Nổi 5 sao”. Nhưng một lần nữa tình hình tài chính lại khiến chủ nhân của nó phải đóng cửa việc kinh doanh.

                                                                                         Hộp đêm trên khách sạn nổi 5 sao

Thời điểm này, khách sạn đã được bán cho Bắc Triều Tiên và được kéo đến Khu du lịch Núi Kumgang nằm ngay biên giới giữa Bắc và Nam Triều Tiên, sau đó được đi vào hoạt động năm 1998 cho du khách đến từ bờ bắc. Nó đã được đổi tên thành Khách sạn Biển Kumgang, hay Haegeumgang. Mười năm sau, khi một binh lính Bắc Triều Tiên lỡ bắn chết một người phụ nữ đến từ Nam Triều Tiên, các tour du lịch đến khu nghỉ dưỡng bị buộc phải hoàn lại.

                                                                         Khách sạn Biển Kumgang, hay Haegeumgang

Hiện khách sạn Haegeumgang vẫn đậu tại đây, nhưng bị đóng cửa suốt hơn 10 năm qua. Tin tức về khách sạn này một lần nữa lại nổi lên sau khi lãnh đạo của Bắc Triều Tiên đưa ra một số lời chê bai sau chuyến viếng thăm con tàu ốm yếu này. Ông Kim nói rằng bản thân không hài lòng khi nhìn thấy khu nghỉ dưỡng, cơ sở vật chất tại đây trông như một “căn lều tạm nằm trong khu vực vừa trải qua thảm họa” vậy.

Kim Jong-un đã yêu cầu loại bỏ toàn bộ các trang thiết bị và cơ sở vật chất “lạc hậu” và “tồi tàn” tại khu du lịch núi Kumgang, nhấn mạnh rằng khách sạn nổi 30 tuổi phải được xây dựng lại hoặc bỏ đi, hoặc bán cho một nhà đầu tư khác.

                                      Khách sạn nổi đang được kéo tới điểm đến. Trong 30 năm, nó đã di chuyển hơn 14.000km.

Trở lại với Townsville, mọi người vẫn còn vương vấn về khách sạn này.

Belinda O’Connor, một người từng làm taxi đường thủy từ bến phà đến khách sạn, vẫn còn nhớ lần đầu tiên bà nhìn thấy khách sạn.

Bà trả lời hãng thông tấn ABC rằng: “Nó là một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Tôi nhớ những ngày tháng còn trên tàu, các chuyến đi câu cá, buổi party cho nhân viên, buổi đi lặn dưới thân tàu, nhận pizza từ máy bay trực thăng.”

                                                                                                    Khách sạn nổi 5 sao

Một cựu nhân viên khác, Luke Stein, vui vẻ nhớ lại: “Nó đã từng và vẫn là công việc tuyệt vời nhất mà tôi từng làm trong cuộc đời mình. Tôi được trả lương cho việc đi dạo, bơi lội và tắm dưới ánh nắng. Tôi đã nhớ lại khoảng thời gian đó và nghỉ: “Điều này thực sự đã xảy ra sao? Mình có đang nằm mơ không?””

Bảo Tàng Đại dương Townsville hiện nay đang là nơi triển lãm rất nhiều hiện vật thu nhỏ của con tàu, thông tin và những kỷ vật.

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 22/25 – Trãi và Mã

Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi „Anh nói ta là Mã Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại...

Về Bạc Liêu nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”

Bài Dạ Cổ Hoài Lang tuy riêng mà chung và mở đầu cho lối ăn chơi hào phóng: đờn ca tài tử đầu thế kỷ 20 ở Nam Kỳ Lục...

Nước Là Thủy

Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy 水, thuộc dạng chữ Tượng Hình trong Chữ Nho... Dễ Học, được hình thành theo diễn...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Nhịp sống trên đường Catinat thời Pháp thuộc

Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong...

Biết rõ chữ nghĩa

Hoa Hâm(1) chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm...

Nghề Quay Ronéo nay còn đâu !

Kỹ thuật ronéo là một kỹ thuật in đã lâu Người ta lắp 1 tờ giấy Stencil vào máy đánh chữ (còn gọi là giấy sáp). Giấy này có 3...

Rau Muống

Rau muống là một thứ rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt. Rau muống là cây rau...

Búa trong “chợ búa” vẫn là bà con với “phố” [铺]

Chữ “búa” trong “chợ búa” đã giải thích trên “Chuyện Đông chuyện Tây” của Kiến thức ngày nay dạo nào, gần đây đã được chủ blog “PN-Hiệp” bàn lại trên...

Can gì mà phá đi

Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu. Nhiên Minh(1) bảo Tử Sản rằng: - Tôi định...

5 điều thú vị về hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới phải ghen tị

Coi trọng việc giáo dục nhân cách hơn kết quả học tập, bữa trưa được tiêu chuẩn hóa hay học sinh tự dọn dẹp lớp học mà không cần lao...

Exit mobile version