Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá hình xăm truyền thống ở Nhật Bản

Một nghệ nhân xăm mình Nhật Bản đã dành cả đời để bảo quản và truyền bá văn hóa xăm truyền thống của đất nước qua những hình vẽ rồng, hiệp sĩ và samurai.

Khám phá thế giới hình xăm truyền thống ở Nhật Bản

Một phụ nữ Nhật Bản với hình xăm kín lưng. Dù xăm mình đã trở thành một loại hình nghệ thuật ở nhiều nước phương Tây, ý nghĩa của nó đang dần mai một ở Nhật Bản. Nhiều người Nhật Bản xem hình xăm là dấu hiệu của sự đe dọa, hoặc biểu hiện mối liên kết với xã hội đen. Thậm chí, Thị trưởng Toru Hashimoto của thành phố Osaka từng cấm công chức địa phương này xăm trổ từ năm 2012.

Khám phá thế giới hình xăm truyền thống ở Nhật Bản

Hình xăm từng là biểu tượng lịch sử của Nhật Bản. Một người có thể chọn xăm kín toàn thân hoặc trên một số bộ phận cơ thể nhất định. Vào thời Edo (1603 – 1868), xăm là một hình thức trừng phạt tù nhân trong các trại giam. Đến thế kỷ 18, phần lớn vũ nữ trong phố đèn đỏ đều xăm mình.

Khám phá thế giới hình xăm truyền thống ở Nhật Bản

Một buổi lễ của thành viên băng đảng yakuza Takahashi-gumi diễn ra ở Tokyo. Nghệ nhân xăm Alex Horikitsune Reinke cho biết: “Bạn không nên để người khác thấy hình xăm ở nơi công cộng, như phòng tắm tập thể. Họ sẽ cảm thấy sợ hãi vì trước đây chỉ có những phần tử xã hội đen mới xăm trổ”.

Nghệ nhân Horiyoshi đời thứ 3 đã dành phần lớn cuộc đời để bảo quản và lưu truyền giá trị nghệ thuật của truyền thống xăm mình tại Nhật Bản, với những hình vẽ rồng, hiệp sĩ và samurai. “Những hình chạm trổ đều phải gắn với bối cảnh lịch sử. Tuy nhiên, ý nghĩa này không còn nguyên vẹn trong thời hiện đại. Phần lớn mọi người chỉ thích những hình vẽ trông thật ‘ngầu’ hoặc dữ tợn, nhưng nó vô nghĩa”, ông Horiyoshi nói.

Anh Yasuyuki Kawashima đã xăm tại cơ sở của ông Horiyoshi suốt 6 năm qua. “Những hình xăm khiến tôi cảm thấy mạnh mẽ và tự tin. Đó là bí quyết của tôi”, Kawashima nói.

Nghệ nhân Horiyoshi III có hình xăm đầu tiên khi 12 tuổi. “Đó là hình Đức Phật trên vai”. Đến tuổi 21, ông gặp các sư phụ là Horiyoshi I và Horiyoshi II tại một hội nghị. Họ đã nhận ông làm đệ tử và truyền nghề cho ông để tiếp tục phát huy giá trị của hình xăm dưới cái tên chung. Ngày nay, Nhật Bản có chưa tới 100 nghệ nhân xăm truyền thống đang hoạt động.

Ở tuổi 69, ông Horiyoshi III đã trải qua hơn 40 năm sáng tạo các hình xăm nghệ thuật để phục vụ khách hàng, từ những thành viên yakuza đến ngôi sao nhạc rock. Những người muốn xăm tại cơ sở của ông phải đặt chỗ từ rất sớm. Ông không nhận học viên và luôn tự mình chạm trổ cho khách.

Người nghệ nhân kỳ cựu cũng thành lập một trung tâm lưu trữ vào năm 2000, bảo quản những hình ảnh, tài liệu liên quan đến hình xăm theo lịch sử.

Mặc dù mắc bệnh viêm gan, ông Horiyoshi III vẫn tích cực phục vụ khách hàng. “Xăm hình là một cách bảo tồn những giá trị văn hóa Nhật Bản thực sự, vốn rất phong phú và có bề dày theo lịch sử. Tuy nhiên, nhiều người đang lãng quên những giá trị này”, ông nói.

Huyền thoại về “nguồn gốc Trung Hoa” của người Việt!

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng...

Có một Hà Nội trầm lặng và cô đọng…

Có ai đó nói rằng, Hà Nội bây giờ xô bồ, ồn ào và náo nhiệt quá. Nhưng có lẽ, còn một Hà Nội rất khác, trầm lắng, cô đọng,...

Sài Gòn xưa qua những bức ảnh đời thường tuyệt đẹp

Sài Gòn xưa sẽ là sự tò mò đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Sài Gòn ( nay là Thành Phố Hồ Chí Minh ) vốn được mệnh danh...

10 lý do khiến giới trẻ ngày nay từ bỏ Thiên Chúa giáo

Trong giới truyền giáo, từ lâu người ta biết rằng trẻ em lớn lên trong gia đình Ki-tô giáo, khoảng chừng ba phần tư sẽ từ bỏ niềm tin sau...

Mưa Huế

Mỗi lần Hà Nội đổ mưa, chị lại nhớ về Huế. Mưa Hà Nội khác mưa Huế lắm. Mưa Huế là thứ mưa thất thường, mưa dầm dề, mưa không...

Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?

Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa...

Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra...

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

Lịch sử ra đời của nhà ống

Tại sao nhà ở Việt Nam quá hẹp? Đây dường như là một câu hỏi phổ biến của du khách khi đến Việt Nam, đặc biệt là ở các thành...

Mắm – Món ngon độc đáo của miền Nam

Mắm là món ăn truyền thống của người Miền Nam, nay rất quen thuộc với nhiều người nhưng cũng rất xa lạ với ai đó không quen ăn nó. Mắm...

Người Việt gắng viết đúng tiếng Việt – Luật Hỏi Ngã

Luật Hỏi Ngã Trong tiếng Việt chúng ta sử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc với dấu ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%)...

Trần Nhật Duật: Danh tướng và vương tử tài hoa

Lịch sử Việt Nam đời Trần ghi đậm rõ nét của bao anh hùng tuấn kiệt như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật.....

Exit mobile version