Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá siêu nhà tù ‘chưa ai trốn thoát’

 

Trùm ma túy Mexico Joaquin “El Chapo” Guzman sẽ trải qua cả phần đời còn lại thụ án tại Supermax, bang Colorado – được mệnh danh là nhà tù canh gác nghiêm ngặt nhất Mỹ và chưa từng có tù nhân nào trốn thoát.

Tổ hợp nhà tù Supermax tại Florence, Colorado, Mỹ. Ảnh: Getty Images

Ngày 17/7, Tòa án Mỹ đã kết án tù chung thân cộng thêm 30 năm tù đối với trùm ma túy Mexico Joaquin “El Chapo” Guzman, với loạt tội dành gồm buôn bán cocain, ma túy, rửa tiền, sở hữu vũ khí trái phép và tham gia vào các tổ chức tội phạm, đồng thời đối tượng phải nộp phạt số tiền 12,6 tỷ USD thu được từ các hoạt động phạm pháp.

Joaquin “El Chapo” Guzman, 61 tuổi, từng điều hành băng nhóm Sinaloa được biết đến như một đế chế buôn bán ma túy toàn cầu. Năm 2017, El Chapo bị dẫn dộ sang Mỹ để xét xử vào sau khi bị bắt tại Mexico trước đó một năm. Sau khi bị bắt và dẫn độ từ Mexico sang Mỹ năm 2017, đối tượng bị biệt giam tại một nhà tù an ninh nghiêm ngặt ở Manhattan.

Biển báo được đặt quanh khu hàng rào thép gai kiên cố. Ảnh: Getty Images

Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), tay trùm tội phạm này sẽ dành cả phần đời còn lại thụ án tại nhà tù Supermax, bang Colorado – được mệnh danh là nhà tù canh gác nghiêm ngặt nhất nước Mỹ và chưa từng có tù nhân nào trốn thoát được.

Cơ sở này được thiết kế để trở thành nhà tù liên bang an toàn nhất Mỹ, nơi phần lớn tù nhân dành 22-23 tiếng đồng hồ một ngày trong phòng giam không có sự tiếp xúc với con người và chỉ được phép tiếp cận với ánh sáng Mặt trời xuyên qua khe ô cửa sổ vỏn vẹn 10 x 100 cm.

Buồng giam rộng 6m2. Ảnh: WSJ

Nhà tù trang bị cho phạm nhân một chiếc giường đổ bê tông gắn chặt với sàn, một chiếc bàn và ghế, thiết bị làm từ thép không gỉ có thể sử dụng như bồn rửa và bồn cầu

Tổ hợp nhà tù Supermax có thể giam giữ tới 490 tù nhân bị xếp loại theo sáu cấp độ an ninh và phân khu cũng như cô lập theo tính chất nghiêm trọng của tội danh.

Theo ghi chép về nhà tù từ Hội đồng Thông tin Hình phạt Quận Columbia, trong các khu vực dành cho tù nhân phạm tội nhẹ hơn, các đối tượng được phép ra khỏi phòng giam tối đa 2h/ngày trong tuần. Còn tại các khu vực hạn chế nhất, tù nhân ít tiếp xúc với con người và bị giới hạn tối đa 1 giờ bên ngoài phòng giam mỗi ngày.

Các buồng giam thiết kế dọc một bên của hành lang để ngăn tù nhân nhìn thấy nhau.

Trong buồng giam rộng 6m2, nhà tù trang bị cho phạm nhân một chiếc giường đổ bê tông gắn chặt với sàn, một chiếc bàn và ghế, thiết bị làm từ thép không gỉ có thể sử dụng như bồn rửa và bồn cầu, vòi hoa sen có chức năng tự động tắt và đôi khi là radio hoặc tivi. Các buồng giam được thiết kế dọc một bên của hành lang để ngăn tù nhân nhìn thấy nhau.

Một số tù nhân được phép làm đồ thủ công và có thể nhận giấy, bút chì, phấn màu, bút màu, cũng như móc sợi hay nhựa để đan móc.

Lồng giải trí trang bị ngoài sân chơi. Ảnh: WSJ

Phạm nhân liên lạc với khách đến thăm qua điện thoại bị ngăn cách bằng ô cửa kính.

Đến mùa tổ chức các giải thể thao, tù nhân cũng có thể gửi dự đoán người hoặc chiến thắng cho nhân viên quản lý trại giam. Giải thưởng có thể bao gồm gói đậu phộng, thanh dinh dưỡng hoặc một bức ảnh của tù nhân chụp trong “lồng giải trí” ở ngoài trời.

Thời điểm được ra ngoài trong 1-2 giờ mỗi ngày, tù nhân không được tự ý đi lại trong sân. Thay vào đó, tù nhân chỉ được phép hoạt động trong một lồng sắt riêng lẻ để ở ngoài và không được tiếp xúc với nhau.

Chỉ có một số ít tù nhân tham gia vào hoạt động nhóm ngoài phòng giam. Ngay cả khi có chương trình công tác xã hội, giáo dục hoặc nghệ thuật tổ chức trong nhà tù, các đối tượng chỉ có thể thưởng thức trong tình trạng bị xiềng xích và ở buồng ngăn.

Phạm nhân có thể nói chuyện với khách đến thăm qua điện thoại và bị ngăn cách bằng ô cửa kính. Gần như các thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài đều là qua thư.

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Những nơi có giá nước sạch đắt nhất thế giới

Tại Papua New Guinea, người nghèo phải bỏ ra hơn 50% thu thập để dùng nước sạch. Người dân ở một ngôi làng thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, đứng kín...

Đâu là “mẫu người lý tưởng” của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có...

Sự tích ngày Thần Tài

Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, mọi người lại làm lễ cúng Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, việc mua vàng trong ngày Thần...

Nghĩa của từ Lạc xoong?

Lạc xoong được hiểu là đồ đã cũ, đã xài qua và được bán theo giá có trừ tỉ lệ hao mòn do đã qua sử dụng. Đồ lạc xoong không hẳn...

Những Chiếc Xe Mì Của Quá Khứ

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của...

Đình làng Nam Bộ

Đình làng hay đình thần, là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Nhìn chung ở Nam Bộ (Việt Nam), sau khi...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 1/9 – Cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt

Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng...

Danh ca Chế Linh và câu chuyện một thời ở ẩn

Chế Linh là danh ca lừng lẫy của dòng nhạc vàng Việt Nam từ trước năm 1975. Đến nay, ông là “cột trụ” cuối cùng còn lại của “Tứ trụ”...

Hà Nội năm 1990 trong 50 bức ảnh của John Vink

Trẻ em nhảy tàu điện, đánh cờ bên bờ hồ Gươm, tiệm cắt tóc ven hồ… là những hình ảnh sẽ khiến nhiều người xúc động về Hà Nội năm...

Exit mobile version