Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khởi đầu của các công ty công nghệ nổi tiếng

Có một sự thật khá ngộ nghĩnh rằng trước khi bán điện thoại, một số hãng công nghệ từng khởi đầu với một số ngành hàng chẳng liên quan gì đến công nghệ. Mấy ai ngờ rằng chính những công ty này lại từng bán cá khô, sản xuất giấy hay thậm chí là bán cả kem làm trắng da, nhỉ?

1.Nokia

Cái tên Nokia được nhiều người biết đến như là một nhà sản xuất điện thoại nổi tiếng. Tuy nhiên trước khi sản xuất điện thoại, công ty Phần Lan này lại xuất thân từ nhà máy bột giấy. Những ngày đầu thành lập, Nokia là một công ty đa ngành, đa lĩnh vực. Năm 1898, Eduard Polón sáng lập nên công ty Sản phẩm Cao Su Phần Lan, sản xuất nhiều loại sản phẩm từ giày cao su đến lốp xe.

Nokia khởi nguồn từ nhà máy bột giấy.

Đến năm 1912, Arvid Wickström thành lập công ty Sản phẩm Cáp Phần Lan, đặt nền móng cho mảng kinh doanh cáp và đồ điện tử cho Nokia về sau. Trải qua quá trình hoạt động đến 1967, ba công ty gồm Nokia Ab, Công ty Sản phẩm Cáp Phần Lan, Công ty Cao su Phần Lan, chính thức sáp nhập.

Năm 1979, công ty điện thoại vô tuyến Mobira Oy được thành lập, sau đó thống nhất tên gọi là Nokia và kinh doanh điện thoại di động.

2. Samsung

Năm 1938, Lee Byung-Chul, con trai của một địa chủ giàu có, thành lập một công ty chuyên xuất khẩu rau quả và làm mì tôm. Trong số các mặt hàng Samsung Sanghoe kinh doanh có cả cá khô.

Samsung thì lại kinh doanh cá khô.

10 năm sau đó, Samsung Corp chính thức ra đời, rồi mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực dệt may, tinh luyện đường và vận tải. Chỉ sau 2 năm, Samsung tiếp tục nhân rộng lĩnh vực của họ sang trung tâm mua sắm, báo chí, đóng tàu, hóa chất và cả chứng khoán.

Mãi đến năm 1969, công ty điện tử Samsung Electronics được thành lập và đánh dấu cột mốc lớn trong lịch sử phát triển của họ. Sản phẩm ban đầu của họ là tivi đen trắng, sau đó là tủ lạnh, máy giặt và tivi màu.

3. LG

LG được viết tắt từ cụm từ Lucky-Goldstar. Vào thời điểm những năm 1940, công ty con Lucky của họ chuyên bán các loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, xà phòng, bột giặt… còn Goldstar lại chuyên kinh doanh hàng điện tử tiêu dùng.

Dòng kem dưỡng da của LG.

Bất ngờ hơn, sản phẩm nổi tiếng nhất thời điểm này của LG không phải bất kỳ sản phẩm điện tử nào, mà lại chính là… kem đánh răng hiệu Perioe và kem dưỡng da Lucky Cream.

4. Sony

Vào tháng 10/1945, Masaru Ibuka thành lập nên công ty tiền thân của Sony với tên gọi Tokyo Stushin Kenkyujo. Đây là thời điểm sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc và nước Nhật đang chịu phải cảnh tàn phá khủng khiếp. Người dân lúc này rất thiếu thốn về tin tức, họ không thể cập nhật được thông tin thế giới ra sao sau khi kết thúc chiến tranh.

Những chiếc radio công cộng lúc này đều bị hỏng do ảnh hưởng của bom đạn, còn radio của hộ dân thì lại không thể nghe được do quân đội đã cắt hết các tần số ngắn để tránh quân địch phát thông tin tuyên truyền. Lợi dụng thời cơ này, Ibuka đã biến công ty mình thành nơi nhận sửa radio, phát minh ra một loại thiết bị chuyển đổi tần số để người dân có thể sử dụng bình thường như trước kia.

Sản phẩm điện tử tiêu dùng đầu tiên của Sony.

Thời gian đầu, công ty nhận được rất nhiều gạo do nhiều hộ gia đình dùng đó để thay cho tiền trả dịch vụ, cũng từ đó Ibuka nghĩ ngay đến việc tạo ra nồi cơm điện và đây trở thành sản phẩm điện tử tiêu dùng đầu tiên của công ty này.

5. Sharp

Năm 1912, Tokuji Hayakawa thành lập một xưởng chế tác kim loại tại Tokyo, Nhật Bản. Một trong những phát minh ban đầu của ông chính là “Tokubijo” – một loại khóa kim loại dùng trên dây thắt lưng. Bên cạnh đó, Tokuji còn phát minh ra bút chì bấm mang tên Ever-Sharp vào năm 1915 và sau này ông đã dùng tên Sharp để đặt tên cho công ty của mình.

Bút chì bấm Ever-Sharp.

Tuy nhiên vào năm 1923, một trận động đất Kanto diễn ra đã khiến công việc kinh doanh bút chì bấm của Sharp bị ảnh hưởng nặng nề. Công ty lúc này buộc phải dời sang Osaka và chuyển sang thiết kế các dòng radio, đánh dấu bước khởi đầu trong việc tham gia thị trường điện tử tiêu dùng.

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ...

50 Cặp Lục Bát Hay Nhất Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Truyện Kiều là một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du, gồm 3.254 câu. Đây là một tuyệt tác kinh điển có một không hai của nền văn học...

Nhà Nguyễn và vụ án Mỹ Đường

Mỹ Đường tức Nguyễn Phúc Đán[1], tức Hoàng tôn Đán, là con trai trưởng của Đông cung Cảnh (Hoàng tử Cảnh), cháu đích tôn của vua Gia Long, người có...

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

Tháng 5 là lúc cái nắng hè oi ả xuất hiện, tiếng ve kêu râm ran, mùa hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Tháng 5 là lúc báo...

Bác sĩ sách cuối cùng ở Sài Gòn

Ông Võ Văn Rạng, 60 tuổi, làm nghề phục chế sách cũ hơn 40 năm nay và là người duy nhất ở Sài Gòn còn theo đuổi công việc này. Căn...

9 điểm đến ớn lạnh nhất Sài Gòn

Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người...

Trường Nữ sinh Đồng Khánh ở Hà Nội xưa

Thành lập năm 1917, trường nữ sinh Đồng Khánh là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Cùng xem những hình...

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Tại sao lại nói “(nói) nhát gừng” mà không phải là “nhát riềng”, “nhát tỏi”?

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng nhát gừng là “(cách nói) từng lời ngắn và rời rạc, tỏ ý...

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Exit mobile version