Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm khắc gỗ mang phong cách Việt Nam thế kỷ 19.

Tọa lạc tại số 380 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP HCM, đình Minh Hương Gia Thạnh là một công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét đặc sắc của vùng đất Chợ Lớn xưa.

Đình được xây dựng năm 1797, là nhà việc của xã Minh Hương, một xã được thành lập vào năm 1698, tập hợp con cháu người Hoa ở dinh Phiên Trấn. Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên “Gia Thạnh đường” nên đình còn có tên Minh Hương Gia Thạnh.

Năm 1867, chính quyền thuộc địa thay đổi cơ cấu hành chính, đình không còn là nhà việc của xã và trở thành hội quán của hội Minh Hương Gia Thạnh. Công trình được trùng tu vào các năm 1839, 1901 và 1962. Lần trùng tu cuối sử dụng một số vật liệu hiện đại và xây thêm tầng lầu trên chính điện.

Kiến trúc đình theo kiểu nhà năm gian, vì kèo gỗ, mái lợp ngói ống, tường gạch. Nội thất đình bao gồm võ ca, chính điện và hậu điện. Bên phải võ ca có miếu Ngũ Hành.

Bộ khung gỗ kết cấu kiểu kẻ chuyền và các cột gỗ kê trên chân đế bằng đá tạo cho đình thêm nét cổ kính. Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu đối, phần lớn được làm từ đầu và giữa thế kỷ 19.

Chính điện của đình xây trên nền cao, phía trước trang trí ba bao lam chạm lộng các đề tài tùng – hạc, mai – điểu, liên – áp, giỏ cua, giỏ trái cây …

Cuối chính điện là ba khám thờ lớn bằng gỗ đặt trên bệ gạch, được chạm viền chung quanh lưỡng long tranh châu, lân, phụng, dây hoa …

Khám thờ thần đặt ở giữa với bài vị: Ngũ thổ tôn thần – Ngũ cốc tôn thần- Đông trù tư mệnh – Bốn cảnh thành hoàng.

Trước khám thờ có một lư trầm bằng đá và hai tượng của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh, hai người Minh Hương làm quan đến chức Thượng thư, cùng với Lê Quang Định hợp thành “Gia Định tam gia”, một nhóm nổi tiếng về văn học và sử học.

Khám bên trái thờ Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh và Đô đốc tướng quân Trần Thắng Tài. Khám bên phải thờ Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh. Các khu vực thờ tự khác của đình là hậu điện, nơi thờ các bậc tiền hiền, hương chức, viên chức có công và phu nhân; miếu Ngũ Hành thờ Ngũ Hành Nương Nương và Chúa Sinh Nương Nương; các khám thờ Phúc đức chính thần và Bạch Mã Thái giám…

Đình có tất cả 38 hoành phi và 22 câu đối. Đặc biệt nhất là các đôi câu đối làm cong theo thân cột, chạm nổi long, lân, qui, phụng… với đầu rồng được chạm cao hơn bề mặt câu đối gần một tấc, hai đỉnh gang làm năm 1842.

Trong đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hai quả chuông đồng, một quả đúc năm 1823, một quả đúc năm 1849, bộ ghế chạm rồng, phượng, bộ thập bát binh khí…

Trên mái đình các trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật bà Nguyệt, phù điêu trích tuồng tích của Trung Quốc … do lò gốm Đồng Hòa sản xuất năm Tân Sửu 1901.

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình còn có giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm khắc gỗ mang phong cách Việt Nam thế kỷ 19.

Năm 1993, đình Minh Hương Gia Thạnh đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia của Việt Nam.

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước Ngày...

Họ của người Việt trong dòng lịch sử

Bắt nguồn từ chữ Hán “bách tính” được nói trại là “bá tánh”, nhiều người nghĩ rằng ở nước ta xưa nay chắc phải có đủ 100 họ! Thực ra...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Vì sao người Hoa được gọi là Ba Tàu?

Thông thường, người Hoa ở Việt Nam được gọi là người Việt gốc Hoa để tránh trường hợp gây tranh cãi về thuật ngữ và thái độ kỳ thị. Người...

Sài Gòn năm 1970 qua ảnh quý của cựu binh Mỹ

Những hình ảnh quý giá về Sài Gòn năm 1970 – 1971 do cựu nhân viên quân sự Mỹ John Hettish thực hiện. Đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ),...

Xử dụng hay Sử dụng ?

Xử dụng hay Sử dụng ? Gần đây trên diễn đàn có nhắc đến hai chữ sử dụng và xử dụng. Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Ý nghĩa thật sự của nghi thức uống rượu giao bôi trong hôn lễ

Nhắc tới “rượu giao bôi”, mọi người thường sẽ nghĩ tới nghi thức trong hôn lễ, tân lang và tân nương mỗi người nâng một ly rượu, bắt chéo tay...

Những ngôi đình cổ giữa lòng Hà Nội

Trong khu phố cổ Hà Nội vẫn còn hàng chục ngôi đình xưa cũ, có những nét kiến trúc đặc trưng riêng, phản ánh rõ nét quá trình hình thành...

Quán của một thời và những ký ức vui buồn

Quán của một thời, không chỉ là quán, mà là một góc nhân gian Sài Gòn, quay mặt ra phố hứng lấy sóng gió thời cuộc để phân vân, trăn...

Ảnh hiếm về Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975 đã được nhiều phó nháy người Mỹ ghi lại… Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Exit mobile version