Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công cụ để biểu lộ suy nghĩ, thế nhưng nó cũng có thể tạo ra những lời nói không phù hợp, vô nghĩa hoặc không cần thiết, dẫn đến phiền não không đáng có.

Có thể nắm rõ những kỹ năng khi nói chuyện, vào những lúc thích hợp, bạn sẽ có thể biến nỗi buồn thành niềm vui, hoá thối nát thành thần kỳ. (Ảnh: Internet)
Có thể nắm rõ những kỹ năng khi nói chuyện, vào những lúc thích hợp, bạn sẽ có thể biến nỗi buồn thành niềm vui, hoá thối nát thành thần kỳ. (Ảnh: Internet)

Vương Dương Minh là một nhà tư tưởng học nổi tiếng vào thời Minh. Trong một lần cùng với các đệ tử ra ngoài dạo chơi, ông thấy trên đường có hai người đang cãi nhau, một người nói: “Ngươi thật không có đạo lý”; người kia phản bác: “Ngươi thì không có lương tâm!”

Một vị đệ tử liền quay ra nói với thầy rằng: “Thầy nghe xem, bọn họ đang giảng đạo”.

Vương Dương Minh nói: “Không phải, họ đang mạ lỵ người khác”. 

Dùng thiên lý, lương tâm yêu cầu chính bản thân thì là giảng đạo, còn áp đặt yêu cầu lên người khác thì chính là đang mạ lỵ người ta. Khi giao tiếp với mọi người, lời chúng ta nói ra chính là một cách tu hành thâm nhập thực tế, những lời nói tốt đẹp chính là hành động thiện lành nhất. Vì thế người nói, người nghe hay người ngoài cuộc mà vô tâm khiêu khích cũng sẽ tạo ra một sự ác ý tuần hoàn. Vì vậy, có thể nói tin đồn sẽ dừng ở người khôn ngoan. Khi mọi người ở cùng với nhau, không nên vì những lời nói tức thời bộc phát mà làm mất đi thiện duyên khó có được này.

Ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công cụ để biểu lộ suy nghĩ, thế nhưng nó cũng có thể tạo ra những lời nói không phù hợp, vô nghĩa hoặc không cần thiết, dẫn đến phiền não không đáng có.

Socrates – một triết học gia người Hy Lạp cổ rất giỏi về diễn thuyết, ông thường hay dạy mọi người cách làm thế nào để trò chuyện. Một hôm, có một thanh niên đến và nhờ ông dạy những kỹ năng diễn thuyết, bàn về tính trọng yếu của diễn thuyết như thế nào.

Sau một thời gian dài chờ đợi chàng thanh niên nói xong, Socrates tỏ ý muốn thu tiền học phí của anh gấp đôi, anh ta hỏi nguyên nhân tại sao. Socrates trả lời:

“Bởi vì, ngoài việc dạy anh diễn thuyết, tôi còn phải dạy thêm anh cách để ngừng nói”.

Cổ nhân xưa có câu: “Nhất ngôn chiết tận bình sinh phúc” – Cẩn trọng khi nói chính là điểm mấu chốt của tu thân.

Mục đích của lời nói là để diễn đạt những lời yêu thương dễ nghe cho nhau. Thế nhưng, trong những cuộc nói chuyện hàng ngày, có rất nhiều từ ngữ chúng ta cần thực sự phải chú ý, ví dụ:

“Là tôi bảo anh ta đến” – tại sao lại không nói: “Là tôi mời anh ta đến”?

“Hãy nghe tôi đi” – tại sao lại không nói là: “Chúng ta cùng bàn bạc nhé”.

“Bạn đừng có hối hận đấy” – tại sao lại không nói là: “Bạn có muốn suy nghĩ thêm không?”

“Bạn hãy cẩn thận cho tôi” – tại sao lại không nói là: “Có lẽ vẫn cứ nên cẩn thận một chút thì tốt hơn”…

Cùng là một hàm nghĩa nhưng tại sao cứ phải thêm vào những lời khó nghe? Như vậy, không những khiến cho đối phương cảm thấy không vui, mà còn dễ dẫn đến hiểu lầm, quả thực là không xứng với nét đẹp của những người có văn hóa.

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm khi đăng ngôi Hoàng đế, muốn coi bói quẻ xem ngôi Hoàng đế này sẽ được truyền đến bao đời, kết quả là chỉ có một chữ “Nhất” (một). Vũ Đế rất không vui, quần thần đều sợ hãi mặt tái xanh, không ai dám nói câu gì. Đúng lúc đó, thị trung Bùi Khai đã tiến lên trước và nói: “Vi thần nghe nói, trời có một sẽ thanh minh, đất có một sẽ an bình, hầu vương có một sẽ có được sự ủng hộ trung thành của quần dân”. Chỉ một câu nói ngắn gọn như vậy đã khiến Vũ Đế từ lo lắng chuyển sang vui mừng, quần thần từ đáy lòng đều cảm phục Bùi Khai.

Bất cứ việc gì bạn nhìn thấy cũng có thể chỉ là vẻ bề ngoài chứ chưa phải là thực chất, không nhất định là đúng. Có thể nắm rõ những kỹ năng khi nói chuyện, vào những lúc thích hợp, bạn sẽ có thể biến nỗi buồn thành niềm vui, hoá thối nát thành thần kỳ.