Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làng làm giấy thủ công hơn 1.300 năm ở Trung Quốc

Người dân làng Taolin sản xuất giấy từ cây tre, các công đoạn vẫn dựa hoàn toàn vào sức người như những năm 600.

 

Làng Taolin ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là nơi lưu truyền nghề làm giấy thủ công từ cây tre đã hơn 1.300 năm. Một thời làng từng là trung tâm sản xuất giấy nổi tiếng ở miền trung và nam Trung Quốc trước khi bị cạnh tranh bởi những loại giấy sản xuất công nghiệp.

 

Những rừng tre mọc bên ngoài làng Taolin là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Khi khai thác, họ chọn tre non với phần thân còn tương đối mềm, chẻ ra và gom thành từng bó. Li Qiugui (ảnh), 35 tuổi là người đang học nghề làm giấy lâu đời của gia đình từ năm 2015 đến nay.

 

Sau khi vận chuyển về làng, những bó tre được ngâm trong hố nước vôi để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Công đoạn này mất khoảng vài ngày, giúp những thân cây mềm ra.

Khi đã ngâm đủ ngày, Li nghiền nát tre thành bột tại xưởng của gia đình. Những bó tre đem lên từ hố ngâm còn phải trải qua công đoạn rửa, luộc trước khi nghiền để chúng trở nên mềm hơn nữa.

Hỗn hợp thu được sau khi nghiền nát tre chính là bột giấy. Người thợ lúc này pha loãng bột trong bể nước rồi dùng một dụng cụ như “liềm xeo”, làm bằng tre để tạo nên những tờ giấy.

Trong ảnh, Li Qiugui xeo giấy dưới sự hướng dẫn của cha. Chiếc liềm xeo được sàng qua lại trong dung dịch sao cho chỉ có bột giấy đọng lại trên liềm. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, đều tay để tờ giấy đạt độ mỏng theo ý muốn.

Khi nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy dần hiện ra trên liềm. Li Zhijun, cha của Li Qiugui đang đặt các lớp giấy ướt lên nhau thành từng chồng. Dung dịch bột giấy được pha cùng một số chất chiết xuất từ thực vật có độ trơn, để đảm bảo các tờ giấy không bị dính vào nhau ở công đoạn này.

Chồng giấy ướt tiếp tục được chuyển qua công đoạn ép. Li Zhijun đặt chồng giấy dưới những thanh gỗ rồi dùng một hệ thống đòn bẩy để vắt nước.

Li Qiugui dùng chiếc nhíp bằng tre, bóc rời từng tờ giấy.

Công đoạn cuối cùng, người thợ dán những tờ giấy lên tường và cán cho thật phẳng là hoàn thành.

Bức tường để cán giấy còn tỏa ra sức nóng nhờ lò đốt phía sau. Việc này giúp giấy khô hoàn toàn và dễ can phẳng hơn.

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Sở, Ngô, Việt có phải tộc Việt không?

Các quốc gia Sở, Ngô, Việt, là các quốc gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, cũng đã có những giả thuyết cho rằng các quốc gia Sở, Ngô,...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P4, 5, 6)

CHƯƠNG IV: ĐI TÌM DẤU VẾT MỘT THỜI ĐẠI TRÊN NHỮNG DI TÍCH KHẢO CỔ Như thế là, bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt...

“Có học phải có Hạnh”  – Hãy Trả Lại Dấu Nặng Cho Câu Tục Ngữ Ấy

“Có học phải có Hạnh” và “Có học phải có Hành”, câu nào đúng? Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại: – Ở...

Báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của...

Cái chết và câu chuyện của Ngũ tổ Thiền Tông

“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật của sinh mệnh con người. So với “lão, bệnh” thì “sinh” và “tử” có lẽ vẫn là điều vô cùng thần bí mà...

Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách ở nhà Khai Trí xưa để học

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt...

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Bảo Ân – Con trai út của vua Bảo Đại

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Đặc trưng nội dung truyện truyền kỳ Việt Nam qua hai tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo”

Truyện truyền kỳ Việt Nam dù được vay mượn đề tài, thi pháp... từ Trung Quốc, đặc biệt là các tác giả trong văn học trung đại, nhưng đã sáng...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Exit mobile version