Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi ở Sài Gòn

Nhà nguyện nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 được xem là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ.

Nằm nép mình bên những tòa nhà cao lớn nhưng ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn vẫn toát lên vẻ đẹp thuần khiết cho những ai có dịp ngang qua con phổ sầm uất cổ kính này. Cổng phụ của khuôn viên Tổng Giám mục được đặt trên đường Trần Quốc Thảo, lối vào để du khách được chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 200 năm.

Năm 1799, ngôi nhà được Nguyễn Ánh cho xây dựng làm nơi trú ngụ cho Giám mục Bá Đa Lộc, người dạy học cho hoàng tử Cảnh lúc bấy giờ. Địa điểm xây dựng trước đó của ngôi nhà là bên hữu ngạn rạch Thị Nghè (Thảo Cầm viên bây giờ).

Năm 1864, khu vực Thị Nghè có quyết định xây dựng thành Thảo Cầm viên nên ngôi nhà cổ được dời về khu đất các thừa sai (gần dinh Thống Nhất bây giờ). Năm 1911, khi Tòa Giám mục hiện nay được xây dựng hoàn thành, ngôi nhà được dời về đây và giữ gìn bảo quản đến ngày hôm nay.

Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ với các bộ khung liên kết, dính chặt khít với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng mà không dùng bất cứ cây đinh nào.

Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa, vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn.

Qua thời gian, ngôi nhà được tu sửa và nâng cấp nhằm tránh bị hư hại. Tuy được trùng tu nhưng ngôi nhà vẫn giữ nét nguyên bản vốn có.

Trước kia, qua những lần di dời, hệ thống cột gỗ ngôi nhà được đặt trực tiếp ngay dưới nền gây ẩm mốc và hư hỏng. Qua đợt trùng tu, hệ thống cột chính được đặt dưới những tảng đá chịu lực nhằm đỡ một phần tải trọng và thêm chắc chắn hơn như nguyên bản ban đầu của ngôi nhà.

Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với ba gian hai chái. Chính diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết các chi tiết bên trong đều được giữ nguyên bản từ hơn 200 năm trước.

Dàn rui lách, vì kèo và hệ thống vách được xếp đặt một cách tinh xảo, chưa có sự tác động nào từ xưa đến nay. Đó là nét độc đáo và giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa ngôi nhà.

Họa tiết trang trí được khắc họa tỉ mỉ, công phu đặt ngay cửa chính diện tạo sự cân đối và cổ kính, thể hiện nét sáng tạo độc đáo của người xưa. Mái ngói âm dương của ngôi nhà bị hư hỏng nặng gây dột, tuy nhiên nét cổ kính nơi đây hoàn toàn không bị thay đổi.

Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ Kitô giáo vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ. Các tín đồ có thể đến đây tĩnh tâm, cầu nguyện trong ngôi nhà cổ đầy nét độc đáo này.

Tại sao gọi là Cù Là ?

Những người sống ở Saigon trong những năm xưa ở thập niên 1960 đều có biết đến dầu cù la màu xanh hiệu “Mac Phsu”. Dầu bạc hà “Mac Phsu”,...

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực...

Quảng Nam từ 1801 – 1832

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương triều Nguyễn, xây dựng và củng cố quyền lực trên toàn cõi đất nước....

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Những món canh ngon mang cả tâm tình mùa hè Bắc Bộ

Ẩm thực là một khía cạnh văn hóa vô cùng gần gũi và cũng là nhu cầu thiết yếu của đời người. Mỗi vùng miền đều có bao nhiêu cao...

Chất giọng Huế có mấy sắc thái?

Tiếng nói - một trong những "mã khoá chính" - mở ra sắc thái văn hoá của cả một vùng đất quê hương. Đó là bằng chứng cho sự tồn...

Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc

ở mỗi dân tộc việc vận dụng mầu sắc có tập quán khác nhau. Thí dụ ở các nước phươgn Tây, mầu đen là mầu tang tóc, còn ở Việt...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Nửa hồn thương đau & bi kịch của một gia đình

Vào những năm của đầu thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có...

Về tên gọi Cochinchine/Cochinchina

Về tên gọi này, Wikipedia, bản tiếng Việt viết như sau: “Nguồn gốc tên gọi Cochinchine trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả...

Đọc lại sự tích Táo Quân một bà hai ông

Nhiều khi tôi lẩn thẩn tự hỏi, chuyện ngàn năm trước và ngàn năm sau có khác gì nhau không? Suy đi nghĩ lại thì thấy chuyện đời xưa có...

Mơ xa lại nghĩ gần, đời mấy kẻ tri âm

Làm thơ, đọc thơ tôi thường "hơi bị" chủ quan về đức tin lẫn đức tính thơ của mình. Càng đáng được ăn gậy của Tổ bởi tôi chưa thấm...

Exit mobile version