Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng 40 người, nên đã quyết định cử cha Phanxicô Xaviê Tam Assou (đọc theo tiếng Hán là Đàm Á Tô), là người Hoa biết đủ loại tiếng Trung Quốc, đang làm cha phó Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn kiêm chức giáo sư trường Tabert, vào Chợ Lớn với mong mỏi làm hồi sinh lại đời sống đạo của người Hoa.

Cha đã tìm mua được một khu đất rất đẹp, rộng chừng 3 mẫu ở ngay trung tâm Chợ Lớn và trên đó ngài khởi sự xây dựng một ngôi nhà thờ mới, tức là ngôi thánh đường mà chúng ta đang có hiện nay. Đức Cha Lucien Mossard (Mão, 1899-1920) đã cử hành Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê 03/12/1900 và Lễ Cung Hiến trọng thể vào ngày 10/01/1902, sau khi xây dựng nhà thờ, cha Tam còn xây thêm được một trường học, một nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà ở cho thuê.

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam.

Thời đó xét thấy ở khu vực thánh phố Chợ Lớn thuộc giáo xứ Chợ Quán, người Việt gốc Hoa theo đạo Công giáo không có nơi cầu nguyện, đô đốc Lagrandière lúc đó đang là Thống đốc Nam Kỳ, đã ra lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng tiền công, để xây dựng một ngôi nhà thờ, được sự hỗ trợ của chính quyền, Giám mục Dépierre đã cử linh mục Pierre d’ Assou có tên Hoa là Đàm Á Tố (Tam An Su), đọc sang âm Việt là Cha-Tam, đứng ra mua một khu đất rộng 3 hecta ở xóm Lò Rèn, mặt tiền đối diện đường Thủy Binh (Rue des Marins, nay là đường Trần Hưng Đạo), gần Lệ Châu hội quán (nhà thờ tổ nghề kim hoàn của Sài Gòn xưa), ngay trung tâm Chợ Lớn để xây dựng, ngày 3 tháng 12 năm 1900, nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Xavier), vị Giám mục địa phận Sài Gòn Mossard, đã đến làm phép đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường, và vì thế ngôi thánh đường được mang tên vị thánh này, hai năm sau, vào ngày 10 tháng 1 năm 1902, lễ cung hiến thánh đường được tiến hành một cách trọng thể.

Tuy nhiên, vì linh mục Pierre d’ Assou, người đứng ra xây dựng nhà thờ và cũng là vị cha sở đầu tiên, nên dân gian quen gọi là nhà thờ Cha Tam, sau đó, Cha Tam cũng đã cho xây dựng thêm ở khu vực nhà thờ một trường học, nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà dành để cho thuê, vào năm 1990, tháp chuông nhà thờ được tu sửa lại và cung thánh được tân trang.

======================
BÊN LỀ
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính quân sự nổ ra, anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và người em ruột là Cố vấn Ngô Đình Nhu đã phải tạm lánh đến ở một nhà người Việt gốc Hoa tên là Mã Tuyên ở khu vực Chợ Lớn, sáng hôm sau, tức ngày 2 tháng 11 năm 1963, hai ông đã đến nhà thờ Cha Tam này cầu nguyện trước khi bị phe đảo chính hạ sát ngay trên đường áp tải từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng tham mưu .

Nói lại cho đúng một số vấn đề lịch sử trong quyển Hình Ảnh Bảo Đại

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. Dấu hỏi ngã được căn cứ...

Hò Đối Đáp Miền Nam

Sơ Lược Về Hò Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian miền Nam Việt Nam, được du nhập bởi những đợt di dân từ đất ngũ...

Hà Nội 36 phố phường một thế kỷ trước

Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình, tạo nên 36 phố phường Hà Nội rất...

Xe kiệu thời Nguyễn

Vua chúa ngày xưa đi lại bằng gì? Đó là câu hỏi mà nhiều du khách thường đặt ra cho hướng dẫn viên du lịch khi họ đến thăm Huế,...

Ba làng người “Hoa gốc Việt” trong nội địa Trung Hoa

Ba làng người "Trung Hoa gốc Việt tộc" đang sinh sống phát triển trong nội địa nước Tầu hiện nay không phải là một điều bí mật hay rất ít người biết...

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Người xưa vô cùng coi trọng “nhân quả”

Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tư tưởng nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống, bao gồm...

Những nấc khung thời gian phố phường

“Mỗi cánh cửa đều chứa đựng cả một khoảng kí ức. Màu sắc, không gian và thời gian đã biến chúng thành một phần linh hồn nơi ngõ nhỏ. Ai biết...

Những màn ám sát lưu danh sử sách (Phần I)

Trong lịch sử Trung Hoa, các thích khách, sát thủ hiện lên như những trang nam nhi quả cảm và tuyệt đối trung thành. Họ là những người có thể...

Sài Gòn – Trăm nhớ nghìn thương

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với...

Exit mobile version