Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhà Đốc Phủ Hải – Nét kiến trúc đặc sắc của Gò Công

Nhìn từ bên ngoài, nhà Đốc Phủ Hải là một dinh thự cổ nguy nga kiểu phương Tây. Khi vào bên trong, nhiều người không khỏi kinh ngạc trước những gì được chứng kiến…

Tọa lạc tại phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Nhà Đốc Phủ Hải được coi là một trong những ngôi nhà cổ đặc sắc nhất vùng đất Nam Bộ.

Có lịch sử bắt đầu từ năm 1860, qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chính ở phía trước…

…Hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau.

Tiền sảnh của nhà Đốc Phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.

Cận cảnh các họa tiết trang trí trên cổng chính.

Nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà Đốc Phủ Hải là tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây nhưng bên trong lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống.

Nhà chính là nhà ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý.

Nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu…

Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo.

Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung kính hình chữ nhật và hình vuông.

Cận cảnh một số tác phẩm đặt trong khung kính.

Nhà Đốc Phủ Hải còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18…

Giường Thất Bảo chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ.

Các tác phẩm đã thể hiện danh tiếng xưa nay của nghề chạm khảm xà cừ vùng Gò Công, xứng với câu khen ngợi dân gian: “Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé”.

Trong không gian Á Đông của ngôi nhà cũng xuất hiện khá nhiều vật dụng của phương Tây như những hộp đèn này.

Một chiếc tủ mang nhãn hiệu Pháp.

Đèn treo trần nhà kiểu châu Âu.

Nhà Đốc Phủ Hải được bà Trần Thị Sanh (vợ của Trương Định) cho xây dựng vào năm 1860, khi đó chỉ là nhà ba gian lợp lá. Năm 1864, bà Sanh giao quyền trông nom ngôi nhà cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình. Sau khi họ qua đời, ngôi nhà để lại cho con gái Huỳnh Thị Điệu và chồng là Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải.

Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm sửa thêm nhiều đồ vật quý cho ngôi nhà.

Ngày nay, nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ.

“Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao”. Tỷ lệ giữa vai và lưng như vậy có cân đối không?

Tả Từ Hải, Nguyễn Du đã viết: “Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao”. Tỷ lệ giữa vai và lưng như vậy có cân đối không? Mặc dù tiếng...

Lục căn thanh tịnh có nghĩa là gì?

(六根清淨) Cũng gọi Lục căn tịnh. Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô. Nói một cách gọn ghẽ: lục là...

Chùm mòi món ngon niềm nhớ

Sài Gòn trái cây ngoại nhập chẳng thiếu thứ gì, vậy mà thứ mình nhớ và ăn ngon lành lại là những cây trái từ miền núi rừng kia. Ngày...

Đà Lạt Hoàng Hôn – “Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ”

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương...

6 thói quen hàng triệu người đang làm sai mỗi ngày không hề nhận ra

Đây đều là những thói quen cực gần gũi mà bạn vẫn vô tình làm sai hàng ngày nhưng lại không hề biết chúng gây hại như thế nào. Trong...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương mười: Kết luận

Thời xưa, con đường chính của triều đình tìm người tài tuấn ra làm quan là Khoa cử, hỏi về thuật trị nước của Nho đạo, lấy Ðức làm trọng...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

9 điều không nên làm khi đi vệ sinh

Chuyện đi vệ sinh tưởng chừng như là nhu cầu cá nhân rất bình thường của con người, nhưng có những thói quen không tốt cho sức khỏe khiến bạn...

Petrus Ký: Người con của đất Vĩnh Long, Nhà văn hóa giáo dục lớn của người dân Việt

Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho dù có...

Nguồn gốc của cách nói ‘chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’

Cổ ngữ có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”, nguyên nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình...

Cuộc đời Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC – Bào huynh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm

Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN VĨNH LONG Đức Cha chào đời vào ngày 06-10-1897 tại Phủ Cam, Huế trong một...

Exit mobile version