Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những phát minh làm thay đổi thế giới của người Mỹ

Nhờ công nghệ, cuộc sống ngày nay của chúng ta khác rất nhiều so với thế kỷ trước. Dưới đây là những công nghệ của người Mỹ đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người.

Module tàu đổ bộ Mặt Trăng

Module tàu đổ bộ mặt trăng
Neil Armstrong và Buzz Aldrin là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. (Ảnh: NASA).

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng, vì thế đây cũng là quốc gia sở hữu tàu đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên trên thế giới. Năm 1969, đúng 50 năm trước, Neil Armstrong đã trở thành người đầu tiên đi bộ trên một thiên thể bên ngoài Trái Đất.

Khi tàu vũ trụ đến quỹ đạo của Mặt Trăng, một module nhỏ hơn được tách ra từ tàu mẹ giúp các phi hành gia hạ cánh an toàn xuống bề mặt vật thể này. Kỹ sư Thomas Kelley người New York là cha đẻ của sáng tạo này, sau lưng ông còn có đội ngũ 7.000 kỹ sư và kỹ thuật viên cùng nhau xây dựng.

Điện trở (Transistor)

Điện trở
Ảnh: Lucent Technologies via Clinton White House Archives/Wikipedia.

Được phát minh vào năm 1947, Phòng thí nghiệm Bell đã tạo ra linh kiện bán dẫn đầu tiên trên thế giới với kích thước bằng một chiếc máy nghe nhạc iPod. Nếu không có điện trở và thiết bị bán dẫn, những thiết bị điện tử ngày nay sẽ không được tạo ra. Vì thế theo một cách nào đó, những kỹ sư ở Bell Labs cũng có thể được gọi là cha đẻ của tất cả thiết bị công nghệ.

Đèn giao thông


Đây là phát minh được tạo ra vào năm 1912 của người Mỹ.

Có lẽ không ai trong chúng ta thích cảm giác chờ đợi đèn đỏ, nhưng đây là một sáng chế đáng giá và góp phần thay đổi bộ mặt giao thông ở khắp nơi trên thế giới. Đây là phát minh được tạo ra vào năm 1912 của người Mỹ, giúp giảm thiểu được các vụ tai nạn giao thông cũng như nạn ùn tắc xe.

Lò vi sóng

Lò vi sóng là một thiết bị có mặt trong phần lớn các hộ gia đình ở góc bếp. Nhưng trớ trêu thay, đây là phát minh không được dùng cho nhà bếp từ thuở ban đầu nó được tạo ra.

Năm 1945, kỹ sư Percy Spencer đã chế tạo ra một thiết bị phát cao tần cho radar cho công ty Raytheon, nhằm giúp radar nhạy hơn qua các bước sóng khác nhau. Cuối cùng ông vô tình nhận ra thanh chocolate bị biến dạng và nấu chảy khi được đặt bên trong thứ mà sau này chúng ta gọi là lò.

Laser


Tia laser đầu tiên được tạo ra bởi Theodore H. Maiman vào năm 1960.

Tia laser xuất hiện phổ biến nhất trong công chúng là ở các buổi nhạc hội hay sự kiện giải trí. Hãy tưởng tượng những hoạt động ngoài trời này nhàm chán đến thế nào khi không có sự xuất hiện của những tia sáng rực rỡ màu sắc.

Tia laser đầu tiên được tạo ra bởi Theodore H. Maiman ở Phòng nghiên cứu Hughes tại Malibu, California vào năm 1960. Ngoài mục đích giải trí, laser còn được sử dụng cho các ngành công nghiệp khác như y tế, thiên văn học hay kỹ thuật, cơ khí…

Email hay Thư điện tử

Rõ ràng email đã thay thế cách chúng ta trao đổi thông tin đường dài và là nền tảng cơ bản cho các dịch vụ nhắn tin nhanh ngày nay. Phát minh này được tạo ra vào năm 1971 bởi lập trình viên Ray Tomlinson của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm giúp nhân viên trong cơ quan có một công cụ để trao đổi tin nhắn qua một mạng lưới liên kết.

Công nghệ in 3D


Một ngôi nhà in 3D. (Ảnh: Wired).

In 3D là xu hướng mới nổi và sẽ còn thống trị lâu dài trong hầu hết các ngành nghề từ kỹ thuật đến sản xuất. Được sáng chế bởi Chuck Hull – sáng lập công ty 3D Systems, công nghệ này đã, đang và sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống trong tương lai.

Hiện tại, công nghệ in 3D đã được áp dụng rộng rãi để tạo ra vật chất một cách nhanh chóng và gọn nhẹ trong các ngành như y tế, cơ khí, tạo ra phụ tùng của phương tiện cỡ lớn hay thậm chí là vũ khí, nhà cho phi hành gia trên Sao Hỏa,…

GPS

Được tạo ra bởi Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1973 và được dân sự hóa vào năm 1993 để bất cứ ai cũng có thể sử dụng. GPS giờ là một công cụ thiết yếu cho các hoạt động quân sự, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và an ninh trong nước. Về mặt dân sự, rõ ràng một công cụ giúp bạn xác định được chính xác vị trí của mình là một phát minh rất quan trọng và cần thiết.

Trần Nhật Duật: Danh tướng và vương tử tài hoa

Lịch sử Việt Nam đời Trần ghi đậm rõ nét của bao anh hùng tuấn kiệt như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật.....

Chợ Bến Thành xưa tên thiệt là gì?

Không một bưu ảnh, bưu thiếp xưa nào lẫn các văn bản xưa của người Pháp ghi tên chợ Bến Thành trên cả ngôi chợ hiện nay lẫn ngôi chợ...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Thế nào là âm dương, ngũ hành?

1. Thế nào là "Âm dương"? Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của...

Về ngôn ngữ “chát”

Trên báo Sài Gòn tiếp thị số 38 (11-4-2011), nhân chuyện Ban Biên tập của Oxford English Dictionary (OED) vừa thông báo đã bổ sung vào quyển từ điển một...

Hai di tích Chàm ở Thừa Thiên Huế

Bóng tà dừng ngựa đứng, Man mác nổi hưng vong. Ngô Thế Lân Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng...

Miếu Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn xưa

Miếu Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu. Là một trong các công trình cổ có kiến trúc đẹp mắt của người Hoa ở Sài Gòn...

Những góc khuất của phong trào Tây Sơn

Bài viết này không nhằm mục đích hạ bệ, hay đánh đổ vai trò lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn, ngược lại chúng tôi cho rằng phong...

Phong tục về sinh đẻ

Đàn bà Việt Nam ngày xưa hầu như ai cũng lo ngại chuyện mang nặng đẻ đau.Tại thôn quê, người đàn bà có chửa (có bầu, có mang) phải tự chăm...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Exit mobile version