Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ

Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.

Nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) lăng mộ vua Lê Thái Tổ (còn gọi là Vĩnh Lăng) là nơi an nghỉ ngàn thu của vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi, 1385-1433) – người đã đánh bại quân Minh, giành lại độc lập cho người Việt và lập ra nhà Lê sơ.

Lăng được xây dựng phía sau cung điện Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo giống như hình mai rùa, phía trước có núi Chúa, phía sau có núi Dầu, hai bên đều có núi, đối diện có sông. Khuôn viên khu lăng hình vuông, khu vực cổng vào có 4 trụ biểu.

Trung tâm khu lăng mộ mà mộ phần vua Lê Thái Tổ. Công trình có hình vuông, mỗi cạnh là 4,43m x 4,46m, cao 1m, xây bằng gạch vồn xếp khít mạch và không trát. Mặt trên mộ để cỏ mọc chứ không lợp thành mái. Trong đợt trùng tu năm 1995, mộ được ốp thêm đá bên ngoài.

Phía trước của lăng, nằm đối xứng hai bên có tượng quan hầu và bốn đôi tượng giống đối nhau. Theo thứ tự tính từ mộ ra, bên trái là quan văn, bên phải là quan võ, đến tượng nghê, ngựa, tê giác và hổ.

Về hình thức, các bức tượng đều bằng đá và được chạm khắc mềm mại, đơn giản.

Đặc biệt, sự xuất hiện của tượng tê giác có thể nói là điều hy hữu, vì hình tượng loài vật này hầu như không được ghi nhận tại các công trình lăng mộ cổ khác ở Việt Nam.

Vào năm 1933, nhân dân địa phương cung tiến thêm hai cặp voi chầu đắp bằng gạch và vôi vữa.

Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.

Xung quanh lăng mộ có rất nhiều cây xanh như sưa, đa, lim, đại, bồ đề, ổi…, trong đó có nhiều cây tuổi đời lên đến hàng trăm năm.

Vào năm 1962, quần thể Di tích Lam Kinh, trong đó có lăng vua Lê Thái Tổ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích này tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 5)

Phần 5: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau.Theo cách hiểu thông thường, người...

Ca-ve là gì?

Ca-ve là gì? ca-ve phiên âm của tiếng lóng cavert mà học sinh nam trường Pháp, ở Việt Nam những năm 50 của thế kỷ 20. Dùng để chỉ một...

Ảnh hiếm về Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975 đã được nhiều phó nháy người Mỹ ghi lại… Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Văn Hóa Ngọng

Lời giới thiệu: Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về...

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

Để đánh giá một cách khách quan di sản của Castro, sự phát triển của Cuba và những cải cách ngày nay, chúng ta không thể vờ như sự phong...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Học cách đây hơn...

Nhớ còi tàu tuyến xe lửa Đà Lạt Tháp Chàm

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,/ Đón chuyến tầu đi, đến những ga./ Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,/ Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Đó là...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Giao thông của người Việt Nam xưa

Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội...

Exit mobile version