Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Rưng rưng tháng Chạp

Không có khoảng thời gian nào của năm được tính từng ngày, từng giờ như tháng Chạp. Bận rộn, tất bật và thảng thốt: “Mới thôi mà đã một ngày!”

1. Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” (Trần Hoàn) đưa tôi trôi về miền thơ ấu. Hồi ấy, ở làng tôi, chiếc radio là cả mênh mông thế giới. Chương trình của các đài Tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh QN-ĐN, anh em nhà tôi đều thuộc làu, nghe hết, nghe đến cả bản tin đọc chậm của chương trình Quân đội nhân dân. Dịp gần Tết này, chỉ cần nghe tiếng rọt rẹt của volume bị chạm, tiếng rò rò của chương trình sắp phát sóng, là đã xôn xao. Và mỗi sớm, giai điệu “mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc…” của NSƯT Thúy Lan vang lên sau câu intro quen thuộc là nghe mùa xuân đang tới, thật gần. Cảm thức mùa xuân cứ dạt dào theo từng câu hát, từng nốt nhạc: “ mùa xuân, mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ…”. Như một thói quen, ba tôi thường đánh thức con dậy đi học bằng những thanh âm đáng yêu như thế, khiến tôi dù muốn ngủ nướng cũng phải…tỉnh người trong cái rét căm căm. Ca từ ấy, giai điệu ấy nó mãi ngân nga cùng năm tháng. Tôi chưa từng nghe ai hát hay hơn NS Thúy Lan bao giờ. Mà bạn phải nghe radio, để rung cảm cùng những bài hát được phát một cách ngẫu nhiên, trong nỗi mong chờ, háo hức, thú vị và cả tiếc nuối vì những nốt nhạc cuối cùng nhỏ dần, nhường thời lượng cho chương trình kế tiếp. Mà có lẽ, những bài hát về mùa xuân chỉ hay nhất vào những ngày giáp tết mà thôi. Ôi, đã bao mùa xuân trong veo và rộn rã trôi qua đời người rồi ấy nhỉ?

2. Tháng Chạp là tháng của những mong chờ. Niềm trông mong đều đặn nhất của gia đình tôi là chú Sáu. Chừng hai lăm tết, nghe tiếng huýt sáo vang lên từ đám cây Dâu, là cả nhà tôi ùa ra đón chú. Chú ở tận Tây nguyên, miền đại ngàn ấy chỉ là tưởng tượng với tôi trên vết dấu của đôi giày vương màu bụi đỏ của chú. Nhà nội tôi chỉ còn ba với chú, nên tình yêu của gia đình tôi với chú cũng rất đặc biệt. Chú về, chúng tôi có nhiều quà tết và sản vật vùng đất đỏ bazan. Nhớ nhất là cái tết chú đem về cái tivi 14inches đen trắng cùng chiếc bình accu 12vol, một cây ăng ten như cái cuốc chỉa mười mấy cái răng khổng lồ. Chỉ có 1 đài truyền hình Đà Nẵng, phát sóng với thời lượng thật ít ỏi, mà chúng tôi như đã thấy cả… hệ mặt trời. Cả xóm tôi thay phiên nhau khiêng bình đi sạc, để mỗi tối, nhà tôi thành…rạp chiếu phim miễn phí. Khó có thể diễn tả hết nỗi hoan hỉ và niềm kiêu hãnh thầm kín của mấy đứa con trong nhà có tivi! Niềm khao khát tivi khiến cho những khán giả nhà quê háo hức xem từ “hạt mè-ca rô đến carô-hạt mè”, là cách nói vui với ai xem từ khi sắp có mãi đến khi hết hẳn các chương trình. Ngày xưa rất nghèo, tâm hồn anh em nhà tôi được khai sáng nhờ người chiếc tivi đầy kỷ niệm ấy.

Mà mấy ngày tết, thời gian co lại vì khí trời rét lạnh thì phải? Chú về, niềm vui chưa trọn, đã phải chia xa. Nhìn theo bóng chú khuất sau rặng tre đầu xóm, lòng non nớt của tôi đã bao lần rưng rưng…
Giờ đây, tôi thèm biết bao cái cảm giác nôn nao mong chờ, cảm giác rộn ràng vui hội ngộ, và cả những hụt hẫng nhớ thương ấy.

Chú tôi, giờ không thể về quê mỗi mùa chim én bay…

3. Tháng Chạp, nhớ gian hàng rau của thím Tám Sơn.

Thím làm nghề may. Nhưng tháng Chạp là thím kiêm thêm chủ hàng rau củ. Mặt hàng này thím về quê Điện Bàn chở vào bán. Rau Điện Bàn vừa ngon vừa rẻ, nhờ phù sa màu mỡ bạt ngàn của sông Thu Bồn, sông Vĩnh Điện…Nhớ đống rau sống cao ngất với đủ loại xanh mướt và thơm làm sao. Xà lách là chủ yếu, trộn lẫn cùng hành ngò, húng quế, bạc hà… Chỉ cần thấy bàn tay thím Tám thoăn thoắt gói rau trong miếng lá chuối to, ai cũng ước thêm một chén nước cá hoặc thịt kho để cuốn với bánh tráng, hoặc ăn với cơm cũng tuyệt hảo. Thích nhất là mỗi lần mua rau, được thím thêm bó hành lá, cột bằng sợi lá chuối tước nhỏ. Thơm lừng. Bên cạnh hàng rau là ớt, su hào, sắn dây, bắp su, bầu bí. Tất cả được sắp rất gọn ghẽ, thích nhìn. Một góc đường đầu làng tôi bỗng xôn xao, tấp nập hẳn lên. Những ngày sắp Tết, dù nghèo, nhưng ai ai cũng dành tiền để mua thật nhiều rau củ về sắm cúng ông bà, và dự trữ trong mấy ngày nghỉ chợ. Đến bây giờ, tôi vẫn không thể quên mùi hành lá hòa quyện cũng các loại rau thơm nồng mùi Tết của thím Tám Sơn, dù hình đó chỉ còn là một đốm lửa nhỏ của ký ức được thắp lên trong muôn vàn sắc màu kỷ niệm. Hương xuân nồng nàn cứ thế mà len về khắp ngõ.

Giọt sương long lanh trên cánh mai vừa khe khẽ nở. Tháng Chạp rưng rưng nhớ. Tháng Chạp xôn xao…

Nói lại cho đúng một số vấn đề lịch sử trong quyển Hình Ảnh Bảo Đại

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Thầy bói Sài Gòn xưa

Mỗi năm, hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua Năm nay đào lại nở Chẳng thấy ông đồ xưa...

Nghề bán báo năm xưa

Khi nhận đủ báo trong ngày, cha tôi dồn tất cả vào hai túi đệm lác to treo hai bên tay cầm xe đạp. Phần còn lại dồn vào hai...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Nghệ thuật phê bình người khác

Chúng ta đều mong muốn xã hội này tốt đẹp lên, đó là một điều chắc chắn. Vậy chúng ta có nên cư xử với nhau như những kẻ thù...

Huế xưa

Cùng nhìn ngắm một số hình ảnh yên bình của xứ Huế năm xưa Nhà sách Phú Xuân thời xưa – Ảnh : Nhan’s Blog Khách sạn Morin nhìn từ...

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của Tộc Việt

Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của dòng Bách Việt theo truyền thuyết như sau: HỌ HỒNG BÀNG. Cứ theo tục truyền thì vua Ðế Minh, cháu ba đời...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

Thế nào là sự trong sáng của ngôn ngữ?

Thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện bài than phiền ngôn ngữ VN xuống cấp, yêu cầu phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Thật tình người viết không...

Vì sao quý tộc Nam Kỳ hay đắp núm mả hình trâu nằm?

Núm mộ hình Ngưu miên tức là trâu ngủ.Trong phong thuỷ đất huyệt ngưu miên nghĩa là đất trâu ngủ, là nơi đất làm mồ mả rất tốt. Ông bà...

Exit mobile version