Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước
Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước

Ngày xưa, bố mẹ thường hay dọa con cái rằng, nếu như không ngoan sẽ bị ‘ông Kẹ’ bắt đi. Thời điểm đó, trẻ con nghe đến ‘ông Kẹ’ là đã sợ hãi, nhưng mấy ai biết được nhân vật này thật sự là ai.

Hơn 60 năm trước, tại Thái Lan có một người đàn ông đã trở thành một phần của văn hóa dân gian và được nhắc nhiều trong phim, sách ở nước này khi bị cho là thủ phạm giết chết hàng loạt trẻ em, và cũng là kẻ ăn thịt người ghê rợn, tên người đàn ông đó là Si Quey Sae-ung, hay còn gọi là Si Quey.

Si Quey sinh năm 1927, tên thật là Hoàng Lợi Huy, người gốc Quảng Đông, Trung Quốc.

Năm 19 tuổi, Si Quey một mình đến Thái Lan kiếm sống, và vào thời điểm đó không ai nghĩ rằng một người như vậy sẽ trở thành kẻ sát nhân khét tiếng ở Thái Lan trong hơn một thập kỷ.

Cũng từ đây là Si Quey có biệt danh “Ác quỷ giết người ăn thịt” hay còn được biết đến là “ông Kẹ” chuyên làm hại trẻ con.

Đối với người dân Thái Lan, ở một mức độ nào đó Si Quey đã trở thành biểu tượng của tội ác và gọi hắn là “ông Kẹ”.

Vì vậy, những gia đình có con nhỏ thường hay dọa trẻ rằng nếu như không nghe lời thì sẽ bị “ông Kẹ” Si Quey bắt đi.

Thế nhưng, thật sự Si Quey là người như thế nào? Tại sao hắn ta được xem là biểu tượng của tội ác?

Tội ác của “ông Kẹ”

Năm 1946, Si Quey đến Thái Lan sống một mình và tìm được một công việc làm vườn.

Trước khi đến đây, hắn ta tham gia chiến tranh chống Nhật. Sau khi Thế chiến II kết thúc, Si Quey sang Thái Lan bằng đường thủy trên một con tàu chở hàng và làm nhiều công việc chân tay.

Bằng cách này, Si Quey đã bắt đầu cuộc sống mới như một người dân bản địa thực thụ. Chẳng bao lâu, cuộc đời Si Quey đã rẽ sang một hướng khác.

Vào một buổi chiều năm 1958, một cậu bé 8 tuổi tên Somboon Boonyakan đã đến vườn cây tại tỉnh Rayong, miền Đông Thái Lan, nơi Si Quey đang làm việc để mua ít rau.

Không lâu sau, gia đình Somboon không thấy cậu bé trở về nên vô cùng lo lắng.

Bố Somboon đã đến vườn rau để tìm con trai thì bắt gặp Si Quey đang chuẩn bị đốt một đống cành cây và lá khô. Trong đống lá khô đó, người bố tá hỏa khi phát hiện xác của con trai mình.

Nhiều năm sau, bố mẹ Somboon vẫn tin rằng chính Si Quey là kẻ đã giết con mình, thậm chí hắn còn mổ bụng và ăn nội tạng của cậu bé.

Sau khi cảnh sát vào cuộc điều tra và truy tìm lại đã phát hiện những vụ việc tương tự xảy ra ở các khu vực khác trong vài năm trước.

Vì vậy, Si Quey đã bị bắt giam với cáo buộc bắt cóc và giết chết ít nhất 6 trẻ em tại một số tỉnh ở Thái Lan từ năm 1954, trong đó đứa trẻ nhỏ nhất 5 tuổi, đứa trẻ lớn nhất 11 tuổi.

Si Quey bị cảnh sát bắt và xử bắn vào tháng 9/1959. Trong cuộc thẩm vấn trước đó, Si Quey thừa nhận giết Somboon. Một số tài liệu cho rằng, trong các vụ án trước, Si Quey đã ăn thịt các nạn nhân.

Hắn ta thừa nhận hành động này và cho biết việc ăn thịt người có thể giúp hắn trẻ ra. Về việc nhắm vào đối tượng là những đứa trẻ, Si Quey nói rằng chúng dễ mắc bẫy và dễ bị giết hơn.

Trong một số tài liệu điều tra của Thái Lan cho biết, lần đầu tiên Si Quey ăn thịt người là khi chiến đấu với quân đội Nhật trong Thế chiến II. Khi bị lính Nhật bao vây và không có thức ăn, hắn đã ăn thi thể đồng đội tử trận để tránh đói.

Sau cái chết của Si Quey, một trường y đã đề xuất sử dụng cơ thể của hắn để nghiên cứu khám nghiệm tử thi.

Tuy nhiên, sau đó chính quyền quyết định biến thi thể Si Quey thành xác ướp, bôi sáp cứng lên trên và trưng bày trong tủ kính của bảo tàng khoa học pháp y của bệnh viện Siriraj ở Bangkok.

Si Quey bị biến thành xác ướp trưng bày trong tủ kính của bảo tàng khoa học pháp y thuộc bệnh viện Siriraj ở Bangkok.

Câu hỏi về tội ác của “ông Kẹ” hơn 60 năm về trước

Sau này, nhiều người cố gắng tìm hiểu và phân tích lý do tại sao Si Quey lại trở thành một con quỷ như thế. Một số người nói rằng vì sinh ra trong thời chiến tranh đã khiến hắn ta trở thành tên khát máu.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho biết có thể tâm lý của Si Quey không được bình thường. Câu chuyện về “ông Kẹ” Si Quey cũng được dựng thành phim ảnh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người bày tỏ nghi ngờ về những tội ác mà Si Quey đã gây ra.

Những chi tiết ghê rợn được truyền tai nhau qua nhiều thập kỷ đã khiến người dân Thái vô cùng ghê rợn nhưng họ cũng tự đặt câu hỏi, liệu đó có phải sự thật không?

Một số thám tử nghiệp dư Thái Lan chỉ ra rằng, những báo cáo về các vụ án giết người năm xưa khá mơ hồ.

Thậm chí có những người tìm lại các bài báo năm xưa và xem xét các bằng chứng và bàn luận trên mạng xã hội.

Họ cho rằng, trong vụ bé Somboon, không có bằng chứng xác đáng chứng minh Si Quey ăn thịt cậu bé. Có khả năng, Si Quey được xem là “vật tế thần”, gánh thêm tội từ những vụ giết người bí ẩn ở nhiều nơi khác.

Có hơn 18.000 người đã ký vào bản kiến nghị, yêu cầu ngừng trưng bày xác ướp của Si Quey trong hơn 60 năm qua và cần cho hắn ta một sự tôn trọng khi mọi sự thật vẫn chưa được phơi bày.

Bên cạnh đó, những người này cũng kêu gọi công chúng ngưng lan truyền tin đồn ăn thịt người của Si Quey khi chưa có bằng chứng xác thực.

Đáp lại động thái này, phía bệnh viện Siriraj đã gỡ bỏ chữ “kẻ ăn thịt người” và chỉ còn giữ lại tên Si Quey.

Ngoài ra, họ cũng cho biết đang xem xét khả năng hỏa táng thi thể Si Quey sau khi thu thập các tài liệu quan trọng.

Hơn 60 năm về trước, Si Quey một mình đến Thái Lan, không người thân bạn bè, dân địa phương cũng không biết gì về hắn ta. Vì vậy, cuộc đời của “ông Kẹ” Si Quey mãi là một ẩn số.

Trí Thức Trẻ

Tuổi Sửu là tuổi con gì?

Trong 12 con giáp (Thập nhị chi) thì Sửu là con giáp đứng thứ hai, sau Tý trước Dần. Ở Việt Nam, người tuổi Sửu thường tự nhận là tuổi...

Gương vỡ lại lành – Phá kính trùng viên là gì

Thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, vị vua cuối cùng của nước Trần là Trần Hậu Chủ có một người em gái rất xinh đẹp là công chúa Lạc...

Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi

Tại sao kỳ quặc thế? Vì các bạn trẻ muốn hỏi nhưng ngại không đặt thành câu hỏi, hoặc không biết để mà hỏi vì những vấn đề này thời...

Cảm nghĩ về tình tự dân tộc

Những nhân vật lưu truyền trong dân gian phản ánh gần như trung thực tâm tư, nguyện vọng cũng như tính nết của người dân. Nhận xét đó của các...

Nguồn gốc âm dương và các hoa văn tộc Việt

Học thuyết âm dương là học thuyết nổi tiếng, cũng là học thuyết quan trọng bậc nhất trong kho tàng triết học của văn hóa Á Đông. Vấn đề nguồn...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Quốc Học 100 năm

Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

Ba Son – Cơ xưởng Hải quân quan trọng bậc nhất xứ Nam kỳ

Cơ xưởng hải quân Ba Son trực thuộc Bộ Hải quân Pháp, ra đời vào năm 1884, không chỉ nhằm mục đích sửa chữa tàu bè qua lại hoặc lưu...

Exit mobile version