Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao quảng cáo trên TV cứ được phát đi phát lại nhiều lần?

Vì sao các doanh nghiệp phải liên tục quảng cáo, trong khi thông điệp truyền tải dường như chẳng “xi nhê” đối với phần lớn khán giả?

Lý do quảng cáo trên ti vi được phát lại nhiều lần

Bạn đã bao giờ thắc mắc xem vì sao các nhà quảng cáo có vẻ kiên trì lặp lại một mẩu quảng cáo, trong khi bảng giá cho một phút quảng cáo trên truyền hình không hề rẻ chút nào?

Hơn nữa, nhiều lúc bạn có cảm thấy rằng những thông điệp được nêu dường như không có chút gì thuyết phục để ta phải bỏ tiền mua sản phẩm? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

Lý do khiến các doanh nghiệp phải bỏ tiền để phát đi phát lại mẩu quảng cáo trên truyền hình là vì chúng… thực sự có “xi nhê” đối với người xem.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta sẽ không nhận ra điều này, vì đó chỉ là những tác động nhỏ, trong khi tâm lý chung của con người là hướng đến những sự khác biệt lớn, mang tầm vĩ mô.

Max Sutherland, nhà tâm lý học nổi tiếng người Canada đã đưa ra một dẫn chứng đơn giản về điều này trong cuốn sách Advertising and the Mind of the Consumer (Quảng cáo và tâm trí người tiêu dùng).


Những thông điệp được lặp đi lặp lại sẽ in sâu vào tiềm thức của chúng ta.

Đó là trong cuộc sống ta sẽ không nhận thấy được một đứa trẻ đang lớn lên hàng ngày. Nhưng sau một khoảng thời gian, chúng ta mới thấy sửng sốt nhận ra là đứa bé đã lớn.

Tác động của quảng cáo cũng giống như vậy, ta sẽ không thể nhận ra được tác động sau mỗi lần xem quảng cáo, dù chúng thực sự xảy ra. Những thay đổi này sẽ được tích tụ qua thời gian và đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang mua chính sản phẩm đang được quảng cáo trên TV.

Khi một sản phẩm được đầu tư phát đi phát lại quảng cáo, người xem dần sẽ có ấn tượng rằng sản phẩm này thực sự có tác dụng. Và từ đó, mỗi khi có nhu cầu mua sắm, họ sẽ có xu hướng cân nhắc lựa chọn loại sản phẩm đó.

Để giải thích cho điều này, chúng ta sẽ phải xét đến một hiện tượng mang tên “Hiệu ứng sự thật”the truth effect.

Đây là hiệu ứng được đưa ra từ năm 1977. Theo đó, những thông điệp, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, khi được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ mặc nhiên trở thành sự thật. Thậm chí, ngay cả khi nội dung là sai, chúng ta sẽ có xu hướng tin vào nó nếu thông điệp được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hiện tượng này được xem là bằng chứng cho sức mạnh của sự “lặp đi lặp lại” thông điệp. Chính vì thế, nó được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, như chính trị và truyền thông tại nhiều nước trên thế giới.

Quảng cáo cũng vậy. Dù chúng ta luôn tâm niệm “đừng tin những gì quảng cáo nói”, nhưng chúng ta sẽ dần dần tin vào đó mà không hề nhận ra và rồi chúng ta sẽ có xu hướng lựa chọn thương hiệu thường xuyên xuất hiện.

Mùa xuân, suy ngẫm về ‘Phúc, Lộc, Thọ’

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người ước nguyện cho nhau luôn được “Phúc, Lộc, Thọ”. Người nào được toại nguyện cả ba điều ước và mong muốn ấy...

Thiền Tộc Tự Thuật

Ban nhạc La Cigale hợp xướng bản Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân của Việt Nam một cách xuất sắc. Cả hội trường vỗ tay theo nhịp điệu của...

Tảo tần có nghĩa là gì?

Thực ra, câu thành ngữ chính xác phải là "buôn tảo bán tần" (Hoặc "buôn tần bán tảo").  Ca dao xưa có câu: "Cô Hai buôn tảo bán tần Cô...

Tục vẽ mắt cho thuyền – Nét văn hóa độc đáo của ngư dân

Nghề chài lưới đã xuất hiện từ rất lâu trong suốt chiều dài lịch sử và phát triển của dân tộc Việt Nam, được coi là một trong ba làng...

Thái bình Thiên quốc – cuộc nổi dậy vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc

Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người dân Trung Quốc chống lại sự cai trị của nhà...

Chùa Linh Mụ ở Huế có tên khác là Thiêng Mụ hay Thiên Mụ?

Theo như tục truyền thì chùa Linh Mụ ở Huế còn có tên khác là Thiêng Mụ. Tại sao người ta hay gọi là Thiên Mụ? Tục vẫn truyền và...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Quan lớn trộm kim ấn trong cung nhà Thanh

Lợi dụng chức vụ, viên quan lớn lén trộm kim ấn khiến Từ Hy Thái hậu giận dữ hạ chỉ treo cổ. Năm Đồng Trị thứ ba (tức năm 1864),...

Tục lệ cúng Ông Táo – nét văn hóa lâu đời của người Việt

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với các giá trị truyền thống lâu đời mà còn là vùng đất của lễ hội và lễ kỷ niệm. Bên cạnh Tết truyền...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Đạo thờ cúng Tổ Tiên của người Việt

Phan Kế Bính ở những năm đầu thế kỷ 20, theo xu hướng Duy tân của các nhà nho, nhất là Ðông Kinh Nghĩa Thục, đã nhận xét về tục...

Exit mobile version